Hà Nội cương quyết “cắt ngọn” nhà 8B Lê Trực
Sau Kết luận của Thủ tướng Chính phủ đến nay, UBND TP. Hà Nội đã có nhiều biện pháp cương quyết xử lý vụ việc vi phạm trật tự đô thị tại công trình số 8B Lê Trực.
Báo chí đặt câu hỏi: Kể từ thời điểm phát hiện sai phạm nghiêm trọng tại công trình xây dựng số 8B phố Lê Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) đến nay đã gần 10 tháng, nhưng việc phá dỡ phần xây dựng sai phép vẫn chưa hoàn thành, gây bức xúc trong dư luận, mặc dù vụ việc đã có sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Vậy trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc chậm trễ thi hành thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng sẽ được xem xét ra sao?
Trả lời báo chí, Người Phát ngôn của Chính phủ cho biết: Về việc xử lý phần xây dựng trái phép công trình 8B, phố Lê Trực (Hà Nội), UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan liên quan có nhiều biện pháp quyết liệt để thúc đẩy tiến độ phá dỡ như: Thay nhà thầu, thành lập Tổ công tác theo dõi, giám sát việc cưỡng chế, thẩm định, phê duyệt phương án, lựa chọn nhà thầu phá dỡ, nhà thầu tư vấn giám sát, tạm ứng ngân sách để thực hiện, đồng thời có biện pháp hành chính cương quyết đối với chủ đầu tư.
Video đang HOT
Đến nay đã cơ bản phá dỡ xong toàn bộ sàn tầng 19 (giai đoạn 1), trước ngày 30/9/2016 sẽ hoàn thành phương án phá dỡ giai đoạn 2 trình thẩm định.
Để tăng cường việc chỉ đạo xử lý vi phạm tại công trình số 8B Lê Trực, ngày 19/8/2016, UBND TP. Hà Nội đã giao Chủ tịch UBND quận Ba Đình trực tiếp chỉ đạo công tác cưỡng chế và giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng này.
Như vậy, sau Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 351/TB-VPCP từ ngày 2/11/2015 đến nay, UBND TP. Hà Nội đã có nhiều biện pháp cương quyết xử lý vụ việc vi phạm trật tự đô thị tại công trình số 8B Lê Trực.
Theo_Báo Chính Phủ
Dự án cầu Bình Lợi vẫn "án binh bất động"
Gần 1 năm sau lễ động thổ (tháng 4/2015), đến nay dự án xây dựng cầu sắt Bình Lợi mới vẫn "án binh bất động".
Đại diện liên doanh nhà đầu tư Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Đô thị xanh - GUD và Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng STD cho biết, ngày 25/3 vừa qua, đơn vị đã đưa thiết bị thi công phần dưới sông trước, nhưng đã dừng thi công vì vướng đường dây điện trung thế và cao thế.
Dự án cầu Bình Lợi khởi công từ tháng 4/2015 đến nay vẫn chưa triển khai. (Ảnh: Internet)
Trong khi đó, phần trên bờ cũng chưa thể thi công vì vướng đền bù giải tỏa mặt bằng ở quận Thủ Đức, TP HCM. Như vậy, dự án xây dựng cầu sắt Bình Lợi vẫn chưa xác định cụ thể thời gian thi công trở lại.
Dự án xây dựng cầu sắt Bình Lợi mới dài 478,6m cho tàu lửa Bắc Nam chạy với tốc độ 100km/giờ, nằm cách cầu hiện hữu khoảng 200m với tổng mức đầu tư dự án là 1.302 tỷ đồng.
Cầu được xây dựng có tĩnh không cao 7m, thay cho cầu sắt Bình Lợi hiện hữu đã xuống cấp sau 110 năm sử dụng và có độ tĩnh không 1,5m gây cản trở tuyến giao thông thủy trên sông Sài Gòn./.
Theo_VOV
Trao nhầm con 42 năm trước: Sở Y tế Hà Nội trần tình gì? Theo chia sẻ của lãnh đạo Trung tâm y tế quận Ba Đình, đến nay chưa thể tìm được manh mối nào để gỡ những vướng mắc của vụ trao nhầm con 42 năm trước. Liên quan tới vụ trao nhầm con tại nhà hộ sinh quận Ba Đình 42 năm trước, ông Nguyễn Việt Cường, Trung tâm y tế quận Ba Đình...