Hà Nội: Cứ 114 trẻ trai mới có 100 trẻ gái
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đã và đang gia tăng và trở thành một trong những vấn đề “ nóng” của cả nước nói chung và của Hà Nội nói riêng.
Ngày 17-6 tại Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa Gia đình (DS – KHHGĐđã diễn ra cuộc hội thảo về việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền về công tác DS-KHHGĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát động cuộc thi các tác phẩm báo chí tuyên truyền bình đẳng giới và mất cân bằng giới tính khi sinh.
Tại buổi hội thảo, ông Nguyễn Đình Lân – Phó Chi cục Trưởng Chi cục DS-KHHGĐ cho biết: Hiện nay thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đã và đang gia tăng và trở thành một trong những vấn đề “nóng” của cả nước nói chung và của Hà Nội nói riêng.
Ông Nguyễn Đình Lân – Phó Chi cục Trưởng Chi cục DS-KHHGĐ trong buổi hội thảo.
Cụ thể, tỉ số giới tính khi sinh của Hà Nội luôn cao hơn mức bình quân chung của cả nước: Năm 2009 là 118 trẻ trai/100 trẻ gái, năm 2010, 2011 là 117/100, năm 2012 là 116/100, năm 2013, 2014 là 114,5/100, năm 2015 là 114 trẻ trai/100 trẻ gái.
Bên cạnh một số thành tựu đã đạt được, công tác DS-KHHGĐ của TP. Hà Nội vẫn còn gặp nhiều khó khăn thách thức. Cơ cấu dân số thay dổi theo hướng tỉ lệ người cao tuổi tiếp tục gia tăng, tỉ lệ trẻ em dưới 16 tuổi giảm dần.
Video đang HOT
Năm 2016 là năm TP. Hà Nội tiếp tục triển khai thực hiện một số chương trình lớn của UBND TP. Hà Nội trong giai đoạn mới như: Phê duyệt Đề án Tầm soát, phát hiện sớm một số tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh giai đoạn 2016- 2020.
Cũng trong buổi hội thảo, Chi cục DS-KHHGĐ đã phát động cuộc thi báo chí tuyên truyền về bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh nhằm tuyên truyền sâu rộng đến xã hội về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, sự bất bình đẳng về giới …
PHI HÙNG
Theo_PLO
Cấp "sổ đỏ" đất nông nghiệp: Nỗ lực đẩy nhanh tiến độ
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) sau dồn điền đổi thửa (DĐĐT) là một trong những vấn đề "nóng" ở nhiều làng quê Hà Nội.
Tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) và triển khai Chương trình 02-CTr/TU "về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020" của Thành ủy, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải đã chỉ rõ: Việc cấp GCNQSDĐ sau DĐĐT còn chậm, các sở, ban, ngành của thành phố cần khẩn trương vào cuộc tháo gỡ, quyết tâm hoàn thành cấp GCNQSDĐ cho các địa phương trong năm 2016.
Nếu không có sổ đỏ, người dân khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng để phát triển sản xuất. Ảnh: Tứ Cường
Tích cực vào cuộc...
Theo Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Nguyễn Văn Hoạt, số thửa đất cần cấp mới GCNQSDĐ trên địa bàn huyện là 40.710, với kinh phí khoảng 27,5 tỷ đồng. Với số lượng thửa như vậy, huyện phải đo đạc 10.000ha, trong đó diện tích đất DĐĐT là hơn 7.500ha. UBND huyện đã chọn 7 đơn vị tư vấn để tiến hành đo đạc, lập bản đồ, đến hết tháng 5-2016 đã đo đạc được 7.493/7.514ha diện tích sau DĐĐT, chiếm 99,7%. Về kinh phí, trong 2 năm 2015 và 2016, với 12,4 tỷ đồng thành phố cấp, huyện đã hoàn thành việc giải ngân cho các đơn vị thi công trên địa bàn. Hiện Mỹ Đức đang chỉ đạo các thôn, đội sản xuất trên cơ sở phương án giao ruộng theo sơ đồ và thực địa, kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, điều chỉnh và đối soát lại kỹ lưỡng, chuẩn bị cho việc cấp GCNQSDĐ.
Còn tại huyện Thường Tín, sau DĐĐT, UBND huyện đã chỉ đạo cấp được 1.122 GCNQSDĐ cho 1.122 hộ tại 3 xã Nghiêm Xuyên, Chương Dương và Thắng Lợi. Đến nay, Thường Tín còn 28.794 hộ sau DĐĐT chưa được cấp GCNQSDĐ. Huyện đã chỉ đạo các xã ký hợp đồng với đơn vị thi công tổ chức đo đạc, lập bản đồ địa chính, mặt khác phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện thủ tục để cấp đổi GCNQSDĐ cho các hộ trên cơ sở phương án giao ruộng khi DĐĐT, không chờ kết quả đo đạc bản đồ đất nông nghiệp để đẩy nhanh tiến độ. Phó Giám đốc Sở TNMT Nguyễn Văn Hùng cho biết: Hiện nay, Sở TN&MT đã chuẩn bị đủ phôi giấy để cấp cho các địa phương.
Theo bà Vũ Như Hoa (cán bộ Sở Tài chính), những năm trước đây, tình hình ngân sách khó khăn nên kinh phí cho công tác cấp GCNQSDĐ chậm, muộn. Tuy nhiên, sau khi thành phố chỉ đạo, Sở Tài chính đã phối hợp với các sở, ngành liên quan tính toán nguồn lực, đề xuất thành phố có phương án cấp đủ kinh phí cho các địa phương triển khai công tác cấp GCNQSDĐ trong năm 2016.
... Với nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ
Phấn đấu hoàn thành công tác cấp GCNQSDĐ theo tiến độ - là mong mỏi chung của các địa phương, tuy nhiên, khi triển khai công việc, hầu hết các huyện, thị xã còn lúng túng. Trưởng phòng TN&MT huyện Mỹ Đức Trần Văn Thể băn khoăn: Nguồn kinh phí đo đạc, cấp GCNQSDĐ không được bố trí riêng, nằm trong nguồn vốn xây dựng nông thôn mới nên địa phương khó chủ động khi thực hiện nhiệm vụ. Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Tập, Trưởng phòng TN&MT huyện Thường Tín đặt vấn đề: Diện tích đất sau DĐĐT có biến động. Nhiều trường hợp nhận diện tích lớn hơn diện tích được giao theo Nghị định 64/NĐ-CP năm 1993. Nguyên nhân do quá trình triển khai, nhiều địa phương áp dụng phương án "rút, bù diện tích", tức là hộ nào nhận ruộng ở đồng xấu, trũng được cộng hệ số K, nhận ruộng ở vị trí đẹp bị trừ hệ số K. Vậy việc cấp đổi GCNQSDĐ sẽ cấp theo sổ cũ hay theo diện tích thực tế hiện nay?
Trong khi đó, Trưởng phòng TN&MT huyện Phú Xuyên Nguyễn Trọng Vĩnh băn khoăn: Đối với những trường hợp được cấp GCNQSDĐ trước đây đã mất hoặc sang nhượng, cho, tặng, khi thực hiện DĐĐT chưa thực hiện thủ tục sang tên, chuyển quyền theo quy định của pháp luật thì việc cấp GCNQSDĐ sẽ thực hiện như thế nào, cấp cho ai...?
Giải đáp vướng mắc tại chỗ cho các địa phương, bà Vũ Như Hoa (Sở Tài chính), lưu ý các địa phương cần nghiên cứu kỹ văn bản, hướng dẫn của thành phố quy định về cấp GCNQSDĐ để tránh lúng túng trong triển khai. Đồng thời khẳng định: Kinh phí đo đạc, cấp GCNQSDĐ có nguồn riêng được ghi rõ tại Quyết định 16/2012/QĐ-UBND ngày 6-7-2012 về thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn của UBND thành phố, không liên quan đến vốn xây dựng nông thôn mới.
Đối với diện tích đất nông nghiệp của người dân biến động sau DĐĐT, Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn Lê Thiết Cương cho biết: Đây là vấn đề phổ biến ở các huyện bởi theo Hướng dẫn số 29 về quy trình DĐĐT của thành phố có cho phép tính hệ số K để bảo đảm công bằng. Thực tế, khi triển khai DĐĐT, các địa phương đã xây dựng phương án chia ruộng, được thông qua hội nghị toàn dân và được nhân dân đồng thuận mới triển khai nên rất chặt chẽ. Vì vậy, các địa phương cần cấp GCNQSDĐ theo diện tích thực tế.
Phó Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Văn Hùng lưu ý rằng, việc cấp GCNQSDĐ cần theo đúng phương án giao ruộng đã được phê duyệt khi DĐĐT bởi đây chính là cơ sở pháp lý... Các giấy GCNQSDĐ cũ có giá trị đến năm 2013 đều đã hết hạn cần phải cấp lại.
Cấp GCNQSDĐ là một việc làm lớn liên quan đến hàng trăm nghìn hộ nông dân với nhiều trình tự, thủ tục nên nếu không có kế hoạch chi tiết, rất khó hoàn thành đúng kế hoạch thành phố đặt ra. Để bảo đảm tiến độ, Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Nguyễn Văn Hùng đề nghị các huyện, thị xã cần xây dựng kế hoạch cụ thể đến từng xã theo từng tháng. Sở TN&MT đã yêu cầu cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai và các chi nhánh trực tiếp đến các xã hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Cũng theo ông Nguyễn Văn Hùng, để làm cơ sở cho việc cấp GCNQSDĐ, các huyện, thị xã phải sớm hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp giấy theo bản đồ. Tuy nhiên, trong trường hợp không làm kịp bản đồ có thể cấp theo sơ đồ, phương án DĐĐT đã được thông qua để đẩy nhanh tiến độ.
Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội đã thành lập Tổ công tác liên ngành gồm Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở Tài chính, Sở Quy hoạch - Kiến trúc tổ chức kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và trực tiếp tháo gỡ khó khăn trong việc cấp GCNQSDĐ cho 18 huyện, thị xã; thời gian bắt đầu từ ngày 13-6 đến 23-6. Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết, Tổ công tác sẽ tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ban Chỉ đạo có hướng giải quyết.
Theo_Hà Nội Mới
Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng tới sản xuất và sức khỏe người dân Nắng nóng gay gắt kéo dài đã làm gia tăng các bệnh ở người già và trẻ nhỏ. Những ngày qua, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ ban ngày lên đến 40 - 41 độ C ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ. Nắng nóng gay gắt kéo dài đã ảnh hưởng nhiều tới sản xuất và sinh hoạt của người...