Hà Nội: Công nhân đào đất gỡ lưới cước bọc rễ cây xanh
Nhiều cây xanh ở Hà Nội bị quật đổ trong trận giông lốc ngày 13/6, để lộ phần gốc cây vẫn còn bọc lớp lưới cước. Trưa nay (16/6), một nhóm công nhân đã đào đất, gỡ lớp lưới bọc phần rễ cây trồng trên đường Lê Duẩn.
Như đã thông tin, vào khoảng 17h ngày 13/6, 1 trận giông lốc cực mạnh, kèm mưa lớn đã bất ngờ “đổ bộ” vào Thủ đô Hà Nội; khiến gần 1.300 cây xanh bị gãy đổ, bật gốc, trong số này có khá nhiều cây mới trồng đổ rạp, để lộ phần gốc cây còn bọc nguyên lớp lưới cước.
Đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau về kỹ thuật trồng này. Có chuyên gia lâm nghiệp thì cho rằng để như vậy trồng cũng không ảnh hưởng gì đến sự sinh trưởng của cây; nhưng cũng có một số chuyên gia lại phản đối, họ cho rằng khi trồng phải gỡ bỏ lớp lưới cước bọc phần của cây ra, thì rễ cây mới phát triển sâu rộng xuống lòng đất.
Phần gốc được bọc bởi lớp lưới cước khá dai, mắt nhỏ. Qua quan sát có thể thấy nhiều rễ cây vẫn đâm xuyên qua mắt lưới
Video đang HOT
Một số công nhân đào đất xung quanh gốc để gỡ bỏ lớp lưới cước bọc phần gốc cây…
Khoảng 11h30 trưa nay (16/6), PV Dân trí “bắt gặp” cảnh một nhóm công nhân đang tiến hành đào đất xung quanh gốc cây xanh mới trồng trên đường Lê Duẩn (Hai Bà Trưng – Hà Nội) để gỡ bỏ lớp lưới cước bọc phần gốc cây. Một số cây gần đó cũng có phần gốc phủ đất mới như vừa được đào lên.
Phóng viên trực tiếp sờ vào lớp lưới cước để kiểm tra thì cảm giác lớp lưới khá dai, muốn xé bằng tay cũng rất khó khăn.
Theo quan sát, rễ cây vẫn ăn ra và đâm xuyên qua các mắt lưới. Phóng viên hỏi những công nhân cây xanh này vì sao không gỡ bỏ lớp lưới bọc gốc cây ra trước khi trồng, những người này đều im lặng không trả lời và cản trở không cho ghi hình.
Nguyễn Dương
Theo dantri
Vì sao hàng loạt cây xà cừ cổ thụ ở Hà Nội bị lột vỏ?
Nhiều lái xe ôm cho rằng đây không phải là hành vi cố ý phá hoại. Có thể người ta lấy vỏ cây về để làm thuốc
Mới đây, nhiều thân cây xà cừ cổ thụ trên một số tuyến phố ở Hà Nội như Lê Duẩn, Láng, Kim Mã bị những vết dao đẽo nham nhở, phần lớn vị trí bị bóc vỏ ở phần gốc cây.
Một thân cây xà cừ bị đẽo vỏ
Theo quan sát của phóng viên, tất cả những vết dao đẽo lên thân cây này đã từ lâu. Màu vỏ cây bị bóc đã chuyển sang sậm màu. Có cây bị đẽo diện tích to bằng chiếc quạt nan, không chỉ phần vỏ bị lấy đi, người lấy còn chủ ý đẽo hõm sâu xuống tận phần thịt của thân cây khoảng 2-3 cm.
Theo những người hành nghề xe ôm trên vỉa hè đường Lê Duẩn, tất cả 4-5 cây xà cừ tại đây bị lấy vỏ khoảng từ 15-20 ngày nay.
Một số cây xà cừ trên vỉa hè đường Lê Duẩn
Bác Dương một người chạy xe ôm, ngay sát một thân cây bị bóc vỏ cho hay: Mỗi ngày đi làm ông ra đón khách từ 5h sáng, những cây này bị bóc vỏ cũng khoảng gần 20 ngày.
Tuy nhiên, ông Dương và nhiều đồng nghiệp xe ôm tại đây đều cho rằng đây không phải là hành vi cố ý phá hoại. "Có thể người ta lấy vỏ cây về để làm thuốc, đun nước ngứa, ghẻ, theo kinh nghiệm dân gian vỏ, thịt cây xà cừ tươi có thể trị được những căn bệnh ghẻ lở, hắc lào", ông Dương nói.
Theo ông Dương, đây là một thân cây từng bị bóc vỏ, theo thời gian cây tự chữa lành
Nếu là hành vi chủ ý phá hoại thì vết chém ngang dọc và phải sâu, đây người ta chỉ đẽo nên vết dao ăn vào thân cây nông nhưng nhìn nham nhở phản cảm.
Ông Dương còn cho biết, nhiều cây ở đây cũng từng bị bóc vỏ như hiện nay. Theo thời gian cây đùn nhựa lên, tự lành, chứ hoàn toàn không nguy hại làm chết cây như nhiều người nghĩ.
Theo VOV
"Khi trồng cây để nguyên lưới cước bọc phần gốc, cây sống bình thường" Nếu người ta bọc vải mưa bằng nilon vào phần gốc cây, sau đó để nguyên như vậy trồng xuống đất thì cây khó mà sống được. Nhưng dùng lưới cước để bọc gốc cây, khi trồng mà lười để nguyên như vậy cũng không sao, cây vẫn sống bình thường..." - T.S Hà cho biết. Trận giông lốc cực mạnh, kèm mưa...