Hà Nội công khai số điện thoại cán bộ chủ chốt ở khu vực tiếp dân
UBND TP.Hà Nội vừa yêu cầu lãnh đạo các sở ngành, quận huyện… niêm yết số điện thoại di động tại phòng tiếp dân để tiếp nhận các thông tin phản ánh.
Thành phố Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân đến kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo ở các sở ngành, quận huyện. Chỉ thị nêu rõ, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội yêu cầu bố trí đầy đủ camera giám sát, ghế, nước uống, quạt mát, nhà vệ sinh… tại khu vực chờ của công dân.
Các quận huyện, sở ngành cũng phải phân công cán bộ tiếp đón ban đầu, hướng dẫn thủ tục đảm bảo nhanh gọn, giảm thời gian chờ đợi của công dân.
Hà Nội yêu cầu không phân công cán bộ vi phạm kỷ luật làm công tác tiếp dân.
Chỉ thị cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các quận huyện, sở ngành niêm yết số điện thoại di động, cố định tại trụ sở, phòng tiếp để tiếp nhận thông tin thường xuyên của công dân.
Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu đơn vị liên quan làm đúng quy định của pháp luật về tiếp công dân. Trường hợp chậm trả lời, chậm thông tin kết quả giải quyết phải thông báo cho công dân và nêu rõ lý do.
Video đang HOT
Với cán bộ tiếp công dân, TP.Hà Nội yêu cầu đó phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, nắm vững chính sách, có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng… Ưu tiên lựa chọn cán bộ có kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực, cán bộ giỏi thuộc diện qui hoạch đề bạt, luân chuyển.
“Tuyệt đối không phân công, điều chuyển công chức vi phạm kỷ luật, yếu kém chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu gương mẫu… làm công tác tiếp công dân; không được coi cơ quan, bộ phận tiếp công dân là nơi giải quyết tồn tại về cán bộ” – chỉ thị nêu rõ.
Đối với những cán bộ, công chức làm tốt công, tác tiếp công dân, có quá trình cống hiến tích cực, TP.Hà Nội lưu ý các đơn vị liên quan cần kịp thời biểu dương, khen thưởng, có kế hoạch cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng, phát triển tại địa phương, đơn vị.
Bên cạnh đó, TP.Hà Nội cũng chỉ đạo xử lý nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm quy định về ứng xử, có tác phong, lời nói không tôn trọng, thiếu thích cực khi phục vụ nhân dân.
Theo Quang Phong (Dân trí)
Vụ sập trần Trường Trần Nhân Tông: Chờ đợi trong 5 năm chưa được xây trường mới
Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Viết Cẩn - Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Sở GDĐT Hà Nội cho biết, thời gian qua Sở đã liên tục kiến nghị chủ đầu tư phải đẩy nhanh tiến độ di dời học sinh Trường THPT Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đi nơi khác để xây mới lại trường.
Hiện trường vụ rơi vữa trần lớp học xuống đầu học sinh ở Trường THPT Trần Nhân Tông.
Ngày 20.3, học sinh lớp 12A12 Trường THPT Trần Nhân Tông(Hà Nội) đang ở trong lớp thì bất ngờ một mảng trần lớp sập xuống. 3 học sinh bị vữa rơi trúng đầu, được đưa đi cấp cứu. Toàn bộ giáo viên và học sinh trong trường lo lắng, bất an.
Suốt 6 tháng qua, kể từ khi vữa trần trong các lớp học của trường rơi lần đầu tiên, là ngần ấy ngày học sinh phải mang tâm trạng bất an khi đến lớp.
Sau khi sự việc đáng tiếc xảy ra, nhiều người đặt câu hỏi tại sao lại có sự chậm trễ trong việc di dời học sinh, trong khi cơ sở vật chất của Trường THPT Trần Nhân Tông đã được nhiều cấp đánh giá là xuống cấp nghiêm trọng và có kiến nghị cần xây mới từ lâu?
Theo ông Trần Thanh Tùng - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông, năm 2013, nhà trường đã trao đổi trực tiếp và cùng với Sở GDĐT Hà Nội xây dựng kế hoạch tu bổ, xây dựng và trình lên UBND TP.Hà Nội với nguồn vốn từ ngân sách TP. Tuy nhiên từ đó nhà trường vẫn chờ đợi để được đầu tư xây dựng.
Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông cho biết sẽ di dời học sinh đến nơi an toàn từ 22.3. Ảnh: PV
Chiều 21.3, chia sẻ với Lao Động, ông Nguyễn Viết Cẩn - Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Sở GDĐT Hà Nội cho biết, nhiều tháng qua, Sở cũng đã kiến nghị lên UBND TP.Hà Nội về việc tu bổ, xây dựng Trường THPT Trần Nhân Tông để cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng dạy và học, đặc biệt là sự an toàn của HS và giáo viên tại trường. UBND TP cũng đã quyết định đẩy nhanh tiến độ xây mới phòng học tại trường.
"Do mức độ nguy hiểm cao nên Sở đã nhiều lần đề nghị có phương án di dời ngay. Đặc biệt trong các cuộc giao ban hàng tuần với UBND TP.Hà Nội, chúng tôi cũng nêu ý kiến đề nghị đẩy nhanh tiến độ và thuê địa điểm từ một doanh nghiệp gần trường để các em học. Tuy nhiên vì nhiều lý do chưa được thực hiện cho đến khi xảy ra sự cố đáng tiếc vào ngày 20.3" - đại diện Sở GDĐT Hà Nội cho biết.
Cũng theo ông Nguyễn Viết Cẩn, chủ đầu tư của dự án xây mới Trường THPT Trần Nhân Tông là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội. Gói thầu xây dựng Trường có tổng số vốn khoảng 54 tỉ đồng, trong đó giai đoạn 1 được thành phố Hà Nội rót vốn 30 tỉ đồng.
"Ngày 21.3, Sở GDĐT đã họp gấp với Ban giám hiệu Trường THPT Trần Nhân Tông và đưa ra phương án di dời ngay học sinh đến địa điểm an toàn hơn vào sáng 22.3.
Nhưng đây chỉ là phương án tạm thời mà Sở GDĐT Hà Nội đưa ra, còn để giải quyết tận gốc vấn đề thì đơn vị chủ đầu tư dự án phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục có ý kiến đề nghị gấp rút xây mới lại trường, để học sinh có được môi trường an toàn nhất để học tập"- đại diện Sở GDĐT Hà Nội cho biết.
Theo Laodong
Trước 31/3: Xử lý xong sai phạm tại các dự án BT, BOT Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị liên quan đôn đốc, giám sát việc thực hiện các chỉ đạo, kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình và Thanh tra Chính phủ về việc xử lý các sai phạm tại các dự án BT, BOT trước ngày 31/3. UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch thực hiện chỉ đạo...