Hà Nội công bố quy hoạch giao thông đến 2030
Để hoàn thiện hệ thống giao thông thông minh kết nối gần chục tuyến đường sắt đô thị, khép kín đường vành đai, xây dựng nhiều cầu vượt sông…, từ nay đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050, Hà Nội cần 1.235.380 tỷ đồng.
Bản đồ quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050.
Sáng 30/7, UBND TP Hà Nội công bố quy hoạch giao thông vận tải thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch, đến năm 2030, nhu cầu vận tải hành khách tại Hà Nội sẽ đạt 27,7 triệu chuyến đi/ngày đêm. Nhu cầu vận tải hàng hoá liên tỉnh giữa Hà Nội và các tỉnh đạt khoảng một triệu tấn/ngày đêm, giữa các khu vực thông qua Hà Nội khoảng 0,6 triệu tấn/ngày đêm.
Để đáp ứng, đến năm 2030 Hà Nội sẽ phát triển hệ thống cao tốc 4-8 làn xe song hành với quốc lộ có lưu lượng lớn theo các hướng Hà Nội – Lạng Sơn; Hà Nội – TP HCM; Hà Nội – Thái Nguyên; Hà Nội – Hải Phòng; Hà Nội – Hạ Long; Hà Nội – Hòa Bình; cao tốc Tây Bắc – quốc lộ 5; Đường Hồ Chí Minh, Đường đại lộ Thăng Long và Pháp Vân, Cầu Giẽ được quy hoạch là cao tốc đô thị.
Ngoài ra, từ nay đến năm 2030 Hà Nội cũng sẽ hoàn thiện phát triển, khép kín các tuyến đường Vành đai, đến đường Vành đai 4; xây dựng 18 cây cầu vượt sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy và Sông Đà.
Khu vực đô thị trung tâm sẽ gồm 8 tuyến (các tuyến tàu điện một ray (monorail); mạng lưới xe buýt nhanh (BRT) gồm 8 tuyến…
Từ nay đến năm 2030 Hà Nội cũng ưu tiên phát hiện vận tải hành khách công cộng để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân với tỷ lệ 50-55% nhu cầu của hành khách trong đô thị trung tâm và 40% đô thị ngoại ô.
Quy hoạch cũng chỉ rõ, quỹ đất cho phát triển giao thông khoảng 33.237 ha và tổng nhu cầu vốn cho toàn bộ quy hoạch khoảng 1.235.380 tỷ đồng được huy động tổng hợp các nguồn lực đầu tư như: nguồn vốn ngân sách, vốn vay ODA, vốn xã hội hóa thông qua các hình thức hợp đồng BT, BOT, PPP, BOO.
Phát biểu tại buổi công bố, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội nhấn mạnh, việc lập quy hoạch này sẽ làm cơ sở cho việc lập dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn. Ngoài ra qua đây cũng đề xuất các vấn đề tổ chức, quản lý, giao thông, cơ chế chính sách cho việc quản lý quy hoạch.
Bá Đô
Video đang HOT
Theo VNE
'Bẫy tử thần' ở cầu cạn Vành đai 3 Hà Nội
Sau vụ xe 7 chỗ lao từ cầu cạn xuống đất, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã đặt dải phân cách bê tông. Tuy nhiên, trên công trình được đánh giá hiện đại nhất thủ đô này còn nhiều đoạn được coi như bẫy ôtô.
Sau tai nan ôtô 7 chô rơi tư đương trên cao Vanh đai 3 đoạn qua quận Hoàng Mai (Hà Nội) xuống đất, có nhiều tranh cãi liên quan đến việc thiết kế góc chuyển tiếp từ làn dừng đỗ khẩn cấp sang làn xe chạy. Thực tế, quanh nút giao Vành đai 3 trên cao xuống Pháp Vân - Giải Phóng ít nhất có 3 đoạn phần góc chuyển tiếp làn đường được thiết kế vuông góc.
Tuy nhiên, chỉ có điểm đối diện với phố Trần Huy Bích (Hoàng Mai, Hà Nội) được thiết kế thuận chiều xe chạy. Nhiều tài xế cho rằng đây là cái bẫy đối với phương tiện, đặc biệt đi vào ban đêm.
Để tránh tai nạn tương tự, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang sử dụng dải phân cách bằng bê tông, sơn phản quang, đặt theo hình vòng cung để chắn trước lối dẫn đến góc vuông chuyển tiếp làn đường.
Dải phân cách bị ôtô đâm bắn tung đã được đổ bê tông lại...
...dự kiến hôm nay, việc lắp lan can bằng thép tại điểm xảy ra tai nạn sẽ xong.
Từ dưới mặt đất nhìn lên, đoạn góc chuyển tiếp làn đường tương tự làn đường cụt. Khoảng cách từ góc cụt này đến mặt đất khoảng 5 m. Ôtô 7 chỗ đã lao xuống từ độ cao này, tài xế tử vong, chiếc xe biến dạng.
Một phần bê tông từ lan can che chắn trên cầu bị ôtô 7 chỗ đâm rơi xuống đường. Thời điểm tai nạn, dưới phố Trần Huy Bích không có người qua lại, nên không gây thêm thiệt hại.
Cách góc vuông chuyển tiếp khoảng 100 m có cột đèn báo hướng rẽ và báo hiệu làn đường cấm, tuy nhiên nhiều tháng qua đã bị hư hỏng nặng.
Trước khi tới góc vuông chuyển tiếp làn đường, cách đó cả trăm mét là những vạch sơn và gờ giảm tốc để cấm phương tiện đi vào. Nhưng nhiều đường sơn đã bị mờ và rất khó quan sát nếu đi vào buổi tối.
Cách vị trí tai nạn hơn 100 m cũng có một góc chuyển tiếp làn được được thiết kế tương tự, tuy nhiên điểm này ngược chiều xe chạy nên ít khả năng gây nguy hiểm cho các phương tiện.
Đoạn đối diện với bến xe Nước Ngầm, theo hướng đi Pháp Vân cũng có một điểm thiết kế góc chuyển tiếp làn đường vuông góc. Điểm này ngược chiều xe chạy nên ít gây nguy hiểm cho các phương tiện.
Trả lời VnExpress về những bất cập này, lanh đao Ban quan ly dư an Thăng Long (chu đâu tư dư an đương Vanh đai 3 trên cao) cho biết, khi xây câu đa tinh đên cac phương an thi công đam bao an toan, trong co cách lam giât câp, lam cheo va lam như hiên nay. Đê đam bao nhiêu yêu tô thi công, an toan, nha thâu đã tư vân lam theo phương an hiên tai.
Vị này cũng cho rằng, sau khi rời nhánh dẫn lên đường trên cao, tài xế không nhập vào làn đường chính mà đi thẳng rồi đâm vào lan can là do đi ẩu. "Nếu trong trạng thái bình thường, không thể đâm vào lan can rơi khỏi đường trên cao được, bởi đoạn đường này đã có chỉ dẫn không cho phép xe chạy và được chiếu sáng đầy đủ", ông khẳng định.
Ngoài các góc vuông chuyển tiếp, đường trên cao Vành đai 3 còn có nhiều ụ bê tông rơi vãi, gây nguy hiểm cho các phương tiện.
Tại lối dẫn từ trên cầu cạn xuống đường Pháp Vân có một hố thụt sâu vài chục cm và rộng hơn 20 cm.
Dự án cầu Thanh Trì và đoạn tuyến phía Nam Vành đai 3 Hà Nội do Ban Quản lý dự án Thăng Long là đại diện chủ đầu tư. Tư vấn thiết kế và giám sát là Công ty Tư vấn Phương Đông của Nhật Bản, liên kết với Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải của Việt Nam, Công ty Tư vấn châu Á Thái Bình Dương và Viện Khoa học Công nghệ giao thông vận tải. Dự án được đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 10/2010 đúng dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội.
Tuyến đường trên cao này dai 15 km, nôi vơi cao tôc Phap Vân - Câu Gie đến Cầu Mai Dịch, chạy qua 3 quận Hoàng Mai, Thanh Xuân và Cầu Giấy. Đường được xây dựng theo tiêu chuẩn cao tốc đô thị, gồm 4 làn cao tốc, tốc độ thiết kế 100 km/h và 2 làn dừng khẩn cấp. Đây được đánh giá là một trong những tuyến hiện đại nhất thủ đô.
Bá Đô
Theo VNE
Hà Nội có thể cấm xe máy từ 2025 "Từng bước hạn chế phương tiện cá nhân, định hướng đến năm 2025 dừng hoạt động các phương tiện xe máy cá nhân" là một phần dự thảo chương trình 06 của thành ủy Hà Nội. Tại hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành đảng bộ Hà Nội sáng 27/6, lần đầu tiên nội dung hạn chế phương tiện cá nhân có...