Hà Nội công bố cấp độ dịch cụ thể tại từng xã, phường
Trên địa bàn Thủ đô có 343 xã, phường thuộc cấp một; 236 xã, phường cấp 2 và không có xã, phường cấp 3 và 4.
Sở Y tế Hà Nội vừa công bố phân vùng nguy cơ dịch bệnh Covid-19 theo từng khu vực, dựa trên phân bố ca bệnh cộng đồng từ 27/4.
Theo đó, trên địa bàn Thủ đô có 343 xã, phường thuộc cấp một; 236 xã, phường cấp 2 và không có xã, phường cấp 3 và 4. Cụ thể:
Quận Ba Đình có tổng cộng 113 ca F0, trong đó 35 ca tại cộng đồng. 11 phường thuộc quận Ba Đình được xác định là cấp 2. Bên cạnh đó, có 3 phường là Giảng Võ, Ngọc Khánh và Quán Thánh thuộc cấp một.
Quận Bắc Từ Liêm ghi nhận 98 ca bệnh, trong đó có 30 ca cộng đồng. Quận có 3 phường là Tây Tựu, Thụy Phương, Xuân Tảo cấp một. Các phường còn lại đều thuộc cấp 2.
Quận Cầu Giấy có 49 ca Covid-19, trong đó 25 ca ghi nhận tại cộng đồng. Quận Cầu Giấy có phường Nghĩa Tân và Dịch Vọng là cấp độ một, 6 phường còn lại đều thuộc cấp độ 2.
Quận Đống Đa ghi nhận 404 ca mắc Covid-19, trong đó 166 ca cộng đồng. Toàn bộ phường của quận Đống Đa đều thuộc cấp 2.
Quận Hà Đông ghi nhận 160 ca mắc Covid-19, trong đó có 46 ca cộng đồng. Quận có 7 phường: Biên Giang, Đồng Mai, Nguyễn Trãi, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Yết Kiêu thuộc cấp một. Các khu vực còn lại ở cấp 2.
Quận Hai Bà Trưng ghi nhận tổng 318 F0, trong đó 139 ca cộng đồng. Trừ 2 phường: Cầu Dền và Đồng Nhân thuộc cấp một, các khu vực khác của quận đều ở cấp độ 2.
Quận Hoàn Kiếm có tổng 199 ca Covid-19, trong đó 68 ca cộng đồng. Các phường: Cửa Đông, Cửa Nam, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Đào, Hàng Gai, Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền đạt tiêu chí cấp độ một. Những khu vực còn lại thuộc cấp 2.
Quận Hoàng Mai có 391 ca mắc Covid-19, trong đó 151 ca cộng đồng. Hầu hết các phường đều thuộc cấp độ 2, chỉ trừ phường Thanh Trì đạt tiêu chí cấp độ một.
Quận Long Biên có 82 ca mắc Covid-19, trong đó 37 ca cộng đồng. Quận Long Biên có phường Sài Đồng và Cự Khối thuộc cấp độ một, các phường còn lại thuộc cấp 2.
Quận Tây Hồ có 36 ca mắc Covid-19, trong đó 15 ca cộng đồng. 4 phường bao gồm: Bưởi, Phú Thượng, Thụy Khuê, Yên Phụ thuộc cấp 2. Các khu vực còn lại thuộc cấp một.
Quận Thanh Xuân có 750 ca mắc Covid-19, trong đó 58 ca cộng đồng. Hầu hết các khu vực của quận đều là cấp 2, chỉ duy nhất phường Kim Giang đạt tiêu chí cấp độ một.
Video đang HOT
Quận Nam Từ Liêm có 42 ca Covid-19, trong đó 20 ca cộng đồng. Ngoài phường Tây Mỗ thuộc cấp một, các khu vực còn lại đều thuộc cấp 2.
Trên địa bàn Thủ đô có 343 xã, phường thuộc cấp một; 236 xã, phường cấp 2 và không có xã, phường cấp 3 và 4 (Ảnh minh họa: Tố Linh).
Huyện Ba Vì ghi nhận 8 ca mắc Covid-19, trong đó 2 ca cộng đồng. 2 xã: Cam Thượng và Phong Vân thuộc cấp 2; các xã, phường còn lại đều là cấp một.
Huyện Chương Mỹ ghi nhận 16 ca mắc Covid-19, trong đó 6 ca cộng đồng. 5 xã thuộc cấp độ 2 là: Đại Yên, Đông Sơn, Phụng Châu, Thủy Xuân Tiên, Xuân Mai. Các xã, phường còn lại được xác định cấp một.
Huyện Đan Phượng có 46 ca mắc Covid-19, trong đó có 9 ca cộng đồng. Phùng, Song Phượng, Tân Hội, Tân Lập, Trung Châu là các xã, thị trấn thuộc cấp 2. Những khu vực còn lại của huyện được xác định cấp một.
Huyện Đông Anh có 377 ca mắc Covid-19, trong đó 146 ca cộng đồng. 7 xã gồm Bắc Hồng, Cổ Loa, Dục Tú, Liên Hà, Mai Lâm, Tàm Xá, Xuân Canh thuộc cấp một. Các xã, phường còn lại đều thuộc cấp độ 2.
Huyện Gia Lâm có 58 ca Covid-19, trong đó 29 ca cộng đồng. Trừ 6 xã: Bát Tràng, Đa Tốn, Đặng Xá, Đông Dư, Kim Sơn, Yên Viên thuộc cấp 2, thì các khu vực còn lại của huyện đều đạt tiêu chí cấp một về dịch.
Huyện Hoài Đức có 79 ca mắc Covid-19, trong đó 26 ca cộng đồng. Phần lớn các phường, xã trên địa bàn đều đạt tiêu chí cấp độ một. Chỉ có An Khánh, An Thượng, La Phù, Sơn Đồng, thị trấn Trôi, Yên Sở thuộc cấp 2.
Huyện Mê Linh có 33 ca mắc Covid-19, trong đó 13 ca cộng đồng. Có 6 xã là Chu Phan, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Thanh Lâm, Tiền Phong thuộc cấp 2, những khu vực còn lại đều đạt tiêu chí cấp độ một.
Huyện Mỹ Đức có 24 ca Covid-19, trong đó 11 ca cộng đồng. Các xã An Mỹ, Hương Sơn, Mỹ Thành, Phúc Lâm thuộc cấp 2, những khu vực còn lại được xếp vào cấp độ một.
Huyện Phú Xuyên ghi nhận 30 ca mắc Covid-19, trong đó có 5 ca cộng đồng. Có 4 xã là Hoàng Long, Sơn Hà, Văn Hoàng, Vân Từ thuộc cấp 2. Những khu vực còn lại của huyện đều đạt cấp độ một.
Huyện Phúc Thọ ghi nhận 14 ca Covid-19, trong đó 7 ca cộng đồng. Phần lớn địa bàn huyện Phúc Thọ đều đạt tiêu chí cấp độ một, trừ xã Hiệp Thuận thuộc cấp 2.
Huyện Quốc Oai có 43 ca Covid-19, trong đó 25 ca cộng đồng. Cấn Hữu và Quốc Oai là 2 khu vực thuộc cấp 2, các xã còn lại đều đạt tiêu chí cấp một.
Huyện Sóc Sơn có 40 ca Covid-19, trong đó 14 ca cộng đồng. Hiền Ninh, Mai Đình, Phú Cường, Phú Minh, Trung Giã, Việt Long, Xuân Thu là những khu vực thuộc cấp 2. Các xã, phường còn lại thuộc cấp một.
Huyện Thạch Thất có 91 ca mắc Covid-19, trong đó 28 ca cộng đồng. Cẩm Yên, Liên Quan, Phùng Xá, Tiến Xuân là các xã thuộc cấp 2. Các khu vực còn lại của huyện đều đạt cấp độ một.
Huyện Thanh Oai có 17 ca mắc Covid-19, trong đó 4 ca cộng đồng. 3 xã bao gồm: Bích Hòa, Cao Viên và Cự Khê thuộc cấp 2, các khu vực còn lại thuộc cấp một.
Huyện Thanh Trì có 395 ca mắc Covid-19, trong đó có 125 ca cộng đồng. Huyện có xã Thanh Liệt, Văn Điển, Yên Mỹ đạt tiêu chí cấp một, các xã, phường còn lại thuộc cấp 2.
Huyện Thường Tín có 165 ca mắc Covid-19, trong đó 68 ca cộng đồng. Các xã thuộc cấp một gồm: Chương Dương, Hà Hồi, Hòa Bình, Khánh Hà, Lê Lợi, Minh Cường, Nghiêm Xuyên, Nhị Khê, Quất Động, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Tiền Phong, Vạn Điểm, Vân Tảo, Văn Tự. Các khu vực còn lại đều là cấp 2.
Huyện Ứng Hòa có 18 ca mắc Covid-19, trong đó 7 ca cộng đồng. Đồng Tiến, Hòa Xá, Minh Đức, Trường Thịnh là các xã thuộc cấp 2, những khu vực còn lại thuộc cấp một.
Thị xã Sơn Tây có 12 ca mắc Covid-19, trong đó 5 ca cộng đồng. Thị xã Sơn Tây có 4 phường ở cấp độ 2 là Lê Lợi, Phú Thịnh, Quang Trung, Sơn Lộc. Các xã, phường còn lại đạt tiêu chí cấp độ một.
Theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, có 4 cấp độ dịch:
- Cấp một: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh.
- Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng.
- Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam.
- Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
Hà Nội thí điểm chính quyền đô thị
Từ ngày 1/7, 12 quận và thị xã Sơn Tây sẽ vận hành mô hình chính quyền đô thị, cấp phường chỉ có UBND, không còn HĐND.
UBND phường gồm chủ tịch, phó chủ tịch và công chức khác, trong đó chủ tịch có quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của phường do mình quản lý. Chủ tịch, phó chủ tịch phường do Chủ tịch UBND quận, thị xã bổ nhiệm, thay vì bầu thông qua HĐND.
Chủ tịch phường chịu trách nhiệm trước HĐND, UBND, Chủ tịch quận, thị xã về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; trực tiếp quản lý công chức phường theo quy định. Khi chủ tịch phường vắng mặt thì phó chủ tịch được ủy nhiệm thay mặt điều hành và giải quyết công việc trên địa bàn.
UBND phường được đề xuất các chương trình, dự án đầu tư công dùng vốn ngân sách nhà nước; thực hiện chương trình, dự án đầu tư công theo phân cấp quản lý; đề xuất các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, phòng chống tội phạm...
13 đơn vị cấp huyện của TP Hà Nội sẽ thực hiện thí điểm chính quyền đô thị từ 1/7. Ảnh: Giang Huy.
Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết toàn bộ công việc, nội dung chuẩn bị cho việc triển khai thí điểm chính quyền đô thị tại 12 quận và thị xã Sơn Tây đã hoàn thành để từ 1/7 triển khai. "Chính quyền đô thị sẽ tinh gọn, nhanh hơn trong giải quyết thủ tục hành chính, thông suốt hơn trong chỉ đạo, điều hành", bà Hà nói.
Một trong những điểm đột phá về cải cách hành chính trong chính quyền đô thị là việc ủy quyền cho công chức tư pháp giải quyết một số thủ tục, như ký chứng thực tư pháp - hộ tịch.
Bà Hà giải thích, trước đây thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tư pháp do lãnh đạo UBND phường ký xác nhận, nhưng nay có thể ủy quyền cho công chức tư pháp đủ điều kiện về năng lực, trình độ, kinh nghiệm. Điều này giảm một bước thủ tục hành chính, giúp giải quyết công việc của người dân nhanh chóng hơn.
Người dân đến làm thủ tục hành chính tại UBND phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, chiều 30/6. Ảnh: Võ Hải.
Tại quận Hoàng Mai, ông Nguyễn Minh Tâm, Chủ tịch UBND quận, cho biết đã ký quyết định bổ nhiệm 14 chủ tịch, 25 phó chủ tịch UBND phường; chuyển 156 công chức phường thành công chức quận quản lý. Trước đó quận đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trình độ chuyên viên cho 90 người, 33 người được bồi dưỡng ngoại ngữ và 3 người được bồi dưỡng nghiệp vụ tin học.
"Khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị, các phường cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tạo thuận tiện hơn khi phục vụ người dân, để đáp ứng sự hài lòng của người dân", ông Tâm nói.
Hoàng Liệt là một trong những phường đông dân nhất thành phố (khoảng 80.000). Chủ tịch phường Nguyễn Xuân Chinh băn khoăn quy định biên chế công chức mỗi phường không quá 15 người, đề nghị được tăng lên 18-20 người. "Riêng phường phải hợp đồng thêm 5 người, thêm mấy đồng chí địa chính nữa mà khối lượng công việc vẫn còn nhiều", ông giải thích.
Trước đó ngày 27/11/2019, Quốc hội thông qua nghị quyết thí điểm chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội. Theo nghị quyết, chính quyền các phường thuộc khu vực đô thị (quận, thị xã) của Hà Nội sẽ chỉ còn UBND. Các cấp chính quyền khác vẫn gồm HĐND và UBND. Mô hình này được thực hiện từ 1/7/2021 đến khi Quốc hội quyết định chấm dứt thí điểm.
Hà Nội hoàn thành việc lắp đặt camera tại các khu cách ly tập trung trước ngày 12-6 Tối 2-6, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh kiểm tra khu cách ly tập trung tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ...