Hà Nội còn nhiều cầu bị nứt như cầu Vĩnh Tuy
Chiều nay 26.2, trong cuộc kiểm tra vết nứt trụ T22 cầu Vĩnh Tuy, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, TP.Hà Nội còn nhiều cầu cũng bị nứt giống trường hợp cầu Vĩnh Tuy.
Hiện trường vết nứt tại trụ T22 cầu Vĩnh Tuy – Ảnh: Lê Quân
Báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng trong cuộc kiểm tra vết nứt trụ T22 cầu Vĩnh Tuy, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết, hiện nay, tại những cầu bê tông dưỡng lực như cầu Thanh Trì, Phù Đổng… đều có những hiện tượng nứt tương tự tại các trụ T22, T23, T24 của cầu Vĩnh Tuy. Các vết nứt ở những cầu này hiện đang được theo dõi sát sao.
Cũng theo ông Hùng, các cầu lớn ở Hà Nội hiện nay đều có quy trình duy tu, bảo dưỡng chặt chẽ. Tuy nhiên, việc phát sinh những vết nứt giống như ở trụ T22 cầu Vĩnh Tuy là khó tránh khỏi. Dù vậy, theo ông Hùng, các vết nứt như vậy không ảnh hưởng nhiều đến hệ số an toàn của các cây cầu nên người dân hoàn toàn yên tâm đi lại.
Tại cuộc kiểm tra hiện trường các vết nứt ở trụ T22, T23, T24 của cầu Vĩnh Tuy, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng yêu cầu rà soát lại toàn bộ các hạng mục của cây cầu này để đảm bảo an toàn.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng yêu cầu thuê tư vấn độc lập đánh giá, tìm ra nguyên nhân nứt trụ T22 cầu Vĩnh Tuy – Ảnh: Lê Quân
Sau khi tận mắt thấy vết nứt ở trụ T22, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đánh giá, vết nứt khá nghiêm trọng nhưng tạm thời chưa ảnh hưởng gấp đến mức độ an toàn của cả cây cầu. “Phải thuê tư vấn độc lập, có thể là trong nước hay của nước ngoài nhưng phải giỏi, giàu kinh nghiệm đánh giá lại mức độ an toàn của cây cầu. Đồng thời, tìm ra nguyên nhân để đưa ra biện pháp khắc phục triệt để. Khi khắc phục xong các vết nứt này phải mời các nhà khoa học đến kiểm tra lại. Cũng cần đánh giá lại tuổi thọ của cây cầu”, ông Dũng nói.
Ông Dũng cũng yêu cầu chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án hạ tầng Tả Ngạn của TP.Hà Nội phải cho rà soát lại toàn bộ các hạng mục của cầu Vĩnh Tuy, sớm phát hiện những sự cố khác có thể gây mất an toàn cho cầu.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng đề nghị Sở Giao thông vận tải Hà Nội rà soát lại toàn bộ các cây cầu trên địa bàn thành phố để đảm bảo an toàn, không thể chủ quan nhìn bề ngoài. “Cần đặc biệt kiểm tra kỹ những cầu mà Ban Quản lý dự án hạ tầng Tả Ngạn là chủ đầu tư. Những cầu khác cũng phải kiểm tra thật kỹ. Nếu phát hiện các vết nứt hay bất kỳ sự cố nào cần thông báo để người dân được biết, yên tâm đi lại”, Bộ trưởng Dũng nói.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng cho biết thêm, sắp tới, Bộ Xây dựng sẽ yêu cầu kiểm tra chất lượng toàn bộ các cầu treo trên toàn quốc để tránh những vụ tai nạn thương tâm ở H.Tam Đường, Lai Châu
Theo TNO
Mời kiểm định độc lập đánh giá vết nứt ở cầu Vĩnh Tuy
Trụ cầu Vĩnh Tuy đã xuất hiện những vết nứt dọc kéo dài từ chân trụ H22 (ký hiệu trên bản vẽ là T22) lên đến cầu khoảng 20m...
Với tổng vốn đầu tư 5.500 tỷ đồng và được đưa vào sử dụng từ năm 2009, cầu Vĩnh Tuy đã xuất hiện những vết nứt dọc kéo dài từ chân trụ H22 lên đến cầu khoảng 20m, từ vết nứt có hiện tượng rò rỉ nước. Ngoài ra, trên thân trụ H22 cũng phát hiện nhiều vết nứt ngang.
Cầu Vĩnh Tuy xuất hiện vết nứt tại trụ H22
Ông Nguyễn Xuân Tân, PGĐ Sở GTVT Hà Nội cho biết, ngày 19/2, Sở đã tổ chức kiểm tra hiện trường với thành phần gồm Ban quản lý dự án duy tư hạ tầng giao thông; Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT; Đơn vị tư vấn giám sát, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT; Ban quản lý dự án hạ tầng Tả Ngạn; Tổng công ty xây dựng Thăng Long; Tổ chuyên gia hội đồng nghiệm thu Nhà nước cầu Vĩnh Tuy.
Qua kiểm tra trực quan cho thấy, vết nứt dọc trụ H22, độ rộng vết nứt 2,3-2,6mm, chiều dài vết nứt từ điểm tiếp giáp đất lên trên trụ khoảng 10m. Theo đánh giá ban đầu, vết nứt trụ cầu có thể do co ngót bê tông, cần phải theo dõi.
Đề cập đến việc vết nứt có ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của trụ H22, ông Tân khẳng định, công trình đã được hội đồng nghiệm thu Nhà nước cầu Vĩnh Tuy nghiệm thu đưa vào sử dụng. Vết nứt dọc trụ H22 không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của trụ. Trụ H22 vẫn đảm bảo khả năng khai thác an toàn.
Để khắc phục, sửa chữa các vết nứt này, ông Tân cho biết, sau khi kiểm tra hiện trường, các bên đã thống nhất biện pháp xử lý theo hướng bơm keo bảo vệ cốt thép, lớp trong và tiếp tục theo dõi.
Cận cảnh vết nứt kéo dài tại trị H22.
Gói thầu xuất hiện nứt dọc thân trụ cầu do Tổng công ty xây dựng Thăng Long thi công, đơn vị tư vấn giám sát là Viện Khoa học và Công nghệ GTVT thực hiện.
Ông Nguyễn Quang Tuýnh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng Thăng Long- đơn vị thi công các trụ cầu này cho rằng, để đánh giá vết nứt dọc hay ngang nguy hiểm còn phụ thuộc vào thiết kế, tính toán mô men trục uốn hay trục nén của trụ cầu. Trụ 22 là trụ được thiết kế rỗng giữa.
Ông Tuýnh cũng cho biết thêm, tại cuộc họp tại Sở GTVT Hà Nội, các bên tham dự đã thống nhất thuê một đơn vị kiểm định độc lập để đánh giá mức độ.
"Một cây cầu lớn như vậy mà chỉ quan sát bằng mắt thường rất khó đánh giá, phải để cơ quan chuyên môn dùng máy &'siêu âm' kiểm định, xem nứt bao nhiêu; chiều dài, chiều rộng, chiều sâu cụ thể như thế nào mới biết được", ông Tuýnh cho biết thêm.
Gia Văn
Theo_VietNamNet
Thêm 2 trụ cầu Vĩnh Tuy xuất hiện vết nứt Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải (Tedi) vừa có báo cáo gửi Sở GTVT về nguyên nhân vết nứt trụ T22 cầu Vĩnh Tuy và hướng khắc phục. Theo đó, đại diện Tedi cho biết, ngoài vết nứt dọc tại trụ T22, thì trụ T23 cũng bị nứt dài 2-3 m nhưng chiều rộng nhỏ hơn ở vị...