Hà Nội: Con đường “sống ảo” Vạn Phúc – điểm đến không thể bỏ qua dịp Trung thu
Những ngày gần đây, hàng nghìn chiếc ô lại được treo trang trí dọc tuyến đường Vạn Phúc, Hà Đông, khiến con phố này trở nên lung linh và rực rỡ hơn.
Dự kiến, đây sẽ trở thành điểm đến không thể bỏ qua trong dịp Tết Trung thu này của giới trẻ.
Con đường dẫn từ cổng chính tiến vào phía trung tâm của làng lụa Vạn Phúc trở nên lung linh và rực rỡ hơn với hàng nghìn chiếc ô trang trí đủ màu sắc.
Con đường ô dài 100m mang đến cho làng Vạn Phúc sự khác biệt.
Với đủ các sắc màu bắt mắt từ những chiếc ô, đây quả là một bối cảnh tuyệt đẹp cho những người mê chụp ảnh.
Video đang HOT
Trên thế giới, nhiều nơi cũng có những con đường trang trí bằng những chiếc 0oo/ dù như ở Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore…
Nhưng ở Việt Nam thì không có nhiều con đường được trang trí bằng ô bắt mắt như ở Vạn Phúc. Do đó, không bỏ lỡ cơ hội này, rất nhiều gia đình, đặc biệt là chị em ưa cái đẹp đã tranh thủ check-in ở con đường ô này.
Những chiếc ô màu sắc trên con đường nhỏ cùng với những cửa hàng tơ lụa hai bên đường mang đến một khung cảnh rất đẹp và lạ mắt cho quê lụa Vạn Phúc.
Được biết, con đường ô đặc biệt này xuất hiện từ năm 2018, trước khi diễn ra Tuần lễ Văn hóa, Du lịch với chủ đề “Vạn Phúc – sắc lụa nghìn năm” (diễn ra từ ngày 8 đến 17/11/2018).
Dự kiến, đây vẫn sẽ trở thành điểm đến không thể bỏ qua trong dịp Tết Trung thu này của giới trẻ.
Anh Hùng
Theo infonet.vn
Khám phá vẻ đẹp Làng lụa Vạn Phúc
Nếu bạn có niềm đam mê với những làng nghề truyền thống, muốn được tìm hiểu và khám phá những nét đẹp vượt thời gian ấy thì hãy đến với Làng lụa Vạn Phúc nhé.
Làng lụa Vạn Phúc ở đâu?
Làng lụa Vạn Phúc còn có tên gọi khác là Làng lụa Hà Đông, thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội hơn 10 km. Nếu bạn muốn di chuyển đến đây bằng xe máy thì chạy theo hướng dẫn sau: Trung tâm thành phố - Nguyễn Trãi - Lê Văn Lương - Tố Hữu.
Lịch sử của Làng lụa Vạn Phúc
Nghề dệt ở Vạn Phúc đã có mặt cách đây hàng ngàn năm và ngày càng khẳng định danh tiếng. Xưa thời phong kiến các vua đặc biệt là dưới thời nhà Nguyễn thì lụa Vạn Phúc chuyên dùng để may y phục cho vua chúa, các quan lại trong triều đình.
Danh tiếng dần càng được khẳng định và lan xa nguyên nhân là do lụa Vạn Phúc đều được làm thủ công thêu dệt tỉ mẫn bởi những người thợ lành nghề, gồm nhiều công đoạn rất công phu như: Tơ, hồ sợi, dệt, căng phơi. Các họa tiết đều được làm rất tỉ mỉ và tinh xảo, mỗi dải lụa là một kiệt tác chứa đựng tâm huyết và cái hồn của mỗi nghệ nhân.
Điều đặc biệt của Làng lụa Vạn Phúc
Đến ngày nay, Làng lụa Vạn Phúc vẫn giữ trong mình những nét cổ xưa của một làng quê Việt như cây đa, giếng nước, mái đình... và trên hết là chất lượng sản phẩm lụa trường tồn cùng thời gian.
Lụa Vạn Phúc ngày nay được biến tấu trở nên đa dạng chủng loại, mẫu mã, cùng với những tên gọi khác nhau như long phượng, mây bay, tứ quế, đũi hoa, vân thọ đỉnh... Hình dạng hoa văn trên lụa được thể hiện dưới đôi bàn tay tinh luyện, cách nhìn tinh tế tạo nên những sản phẩm có sức tưởng tượng phong phú, độc đáo và giàu tính thẩm mỹ.
Cũng bởi đặc tính nổi trội này mà mỗi khi khách ghé tới làng chẳng bao giờ quên mua một vài tấm lụa về làm quà cho người thân và bạn bè. Ngoài ra, bên cạnh mục đích mua sắm, những năm gần đây làng lụa Vạn Phúc cũng thu hút nhiều du khách ghé tới tham quan để được tận mắt chiêm ngưỡng cách tạo ra những sản phẩm từ lụa độc đáo.
Lễ hội Làng lụa Vạn Phúc
Tuần lễ văn hóa - du lịch - thương mại của làng lụa nổi tiếng đất Hà Thành này là hoạt động tổ chức thường niên diễn ra từ ngày mùng 8/11 đến ngày 17/11 hằng năm. Tuần lễ diễn ra với thông điệp "Vạn Phúc - Sắc lụa nghìn năm" đã thu hút đông đảo du khách tham quan tới đây.
Hòa vào không khí lễ hội là một cảnh sắc trang trí vô cùng lộng lẫy của làng lụa Vạn Phúc, du khách tới đây như được lạc vào phố cổ Hội An với những chiếc ô đầy đủ sắc màu trên nền trời cao. Một không gian trang trí vô cùng ấn tượng, không những được chiêm ngưỡng nét độc đáo từ làng nghề truyền thống mà du khách còn phần nào hiểu thêm về nền văn hóa nước ta.
Theo vietravel
Bánh trung thu không nhân được người Hà Nội ưa thích Các loại bánh trung thu thập cẩm, trung thu dẻo truyền thống đã tạo nên nét văn hóa ẩm thực vô cùng độc đáo của người Việt Nam mỗi dịp Tết Trung thu. Khác với mọi năm, năm nay những chiếc bánh không nhân, hoặc rất ít nhân, là loại bánh được người dân Hà Nội lựa chọn cho mùa Trung thu 2019....