Hà Nội có thêm 2 tuyến buýt wifi miễn phí
Tuyến buýt 93, 94 với hàng chục xe mới hiện đại, trang bị wifi tốc độ cao bắt đầu đi vào hoạt động để phục vụ hành khách từ Sóc Sơn, Thanh Oai vào một số bến xe trung tâm Thủ đô.
Hai tuyến buýt mới với hàng chục xe phục vụ hành khách từ ngoại thành kết nối với các bến xe trung tâm. Ảnh: Bá Đô
Sáng 27/4, Sở Giao thông và Tổng công ty vận tải Hà Nội chính thức mở thêm 2 tuyến xe buýt 93 (huyện Sóc Sơn – Nam Thăng Long) và 94 (Long Biên- Bến xe Nước Ngầm).
Hai tuyến buýt này có nhiều tiện ích cho hành khách như wifi miễn phí tốc độ cao, hệ thống âm thanh kết nối GPS tự động, có chỗ rộng dành riêng cho người khuyết tật…
Tuyến buýt 93 có lộ trình trên 44 km xuất phát từ Nam Thăng Long, Phạm Văn Đồng, cầu Thăng Long, Võ Văn Kiệt, khu công nghiệp Quang Minh, Tỉnh lộ 35, Quốc lộ 2, Bắc Sơn và ngược lại.
Video đang HOT
Xe buýt mới sức chứa 60 người, trong đó có chỗ riêng cho người khuyết tật. Ảnh: Phương Sơn
Tuyến buýt 94 bến xe Giáp Bát- Kim Bài (Thanh Oai) có lộ trình dài 44 km xuất phát từ Giáp Bát- Kim Bài: Bến xe Giáp Bát- Giải Phóng- Kim Đồng- Trương Định- Giải Phóng- Quốc lộ 1A- Thị trấn Thường Tín- Tỉnh lộ 427- Quốc lộ 21B- thị trấn Kim Bài và ngược lại.
Hai tuyến có giá vé lượt 7.000 đồng.
Wifi trên xe buýt là biển số xe, hành khách có thể truy cập mà không cần mật khẩu. Ảnh: Phương Sơn
Dự kiến trong năm 2017, Hà Nội mở thêm 14 tuyến buýt mới, nghiên cứu mở một tuyến buýt City Tour phục vụ phát triển du lịch Thủ đô và đầu tư mới thêm gần 200 xe buýt tiêu chuẩn hiện đại.
Phương Sơn
Theo VNE
Giám đốc Sở Giao thông TP HCM: 'Chắc chắn kiểm soát xe cá nhân'
Theo ông Bùi Xuân Cường, lượng xe gia tăng quá nhanh trong khi hạ tầng không theo kịp nên thời gian tới thành phố phải có giải pháp để kiểm soát.
Sáng 27/4, báo cáo thường trực UBND TP HCM, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bùi Xuân Cường cho biết, tính đến giữa tháng này thành phố có khoảng 8 triệu xe. Trong đó ôtô hơn 640.000 chiếc, còn lại là xe máy.
"Trung bình một ngày có 168 ôtô và 816 xe máy đăng ký mới. Đây là tốc độ tăng quá nhanh, chắc chắn trong thời gian tới phải được kiểm soát vì hạ tầng không thể phát triển kịp. Việc này sẽ được làm với phát triển giao thông công cộng", ông Cường nói.
Mỗi ngày TP HCM có thêm 1.000 ôtô, xe máy đăng ký mới. Ảnh: L.G
Sở GTVT đã ký hợp đồng thực hiện đề án Hạn chế xe cá nhân và phát triển giao thông công cộng với Viện Chiến lược và phát triển GTVT (Bộ GTVT), sẽ trình UBND thành phố vào tháng 10.
"Đề án đưa ra mục tiêu không chỉ trên yếu tố giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, mà cả góc độ ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng. Vì hiện nay nhiều nước giảm xe cá nhân là do ô nhiễm môi trường, chứ không chỉ là giao thông. Đề án sẽ đưa ra lộ trình, các nhóm giải pháp dài hơn", ông Cường thông tin.
Tại hội thảo Kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân trên địa bàn TP HCM - Thực trạng và giải pháp mới đây, PGS. TS Phạm Xuân Mai (nguyên trưởng khoa Kỹ thuật Giao thông - ĐH Bách Khoa TP HCM) chỉ ra "xe máy là thủ phạm gây ùn tắc" tại TP HCM. Ông đề nghị chính quyền thành phố cần sớm có giải pháp để hạn chế và tiến tới cấm hẳn loại phương tiện này.
Vấn đề này cũng được cử tri các quận trung tâm TP HCM nêu với Chủ tịch nước Trần Đại Quang chiều qua. Ông Quang cho rằng thành phố phải xem xét kỹ trước khi quyết định để phù hợp với thực tiễn đất nước, nếu cấm xe máy ngay là nóng vội.
Từ đầu năm đến nay TP HCM xảy ra gần 1.200 vụ tai nạn giao thông, làm chết 204 người (so với cùng kỳ giảm 53 người). Riêng trong tháng 4 xảy ra 316 vụ, làm chết 54 người. Sản lượng vận tải hành khách công cộng (cả taxi và xe buýt) đạt 182 triệu lượt, tăng 2,3% so với cùng kỳ.
Hữu Công
Theo VNE
Hà Nội cấp phép cho gần 340 điểm trông giữ xe dưới lòng đường Diện tích đất dành cho giao thông tĩnh và các điểm, bãi đỗ xe công cộng ở Hà Nội mới chỉ đáp ứng khoảng 8-10% nhu cầu đỗ xe của tổng số phương tiện hiện có. Sở Giao thông Hà Nội vừa có báo cáo công tác quản lý an toàn giao thông đầu năm 2017, trong đó nêu số liệu thống kê...