Hà Nội có thêm 133 trường công lập đạt chuẩn quốc gia năm 2019
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Nội, năm 2019 có thêm 133 trường đạt chuẩn quốc gia. Như vậy, tính đến tháng 9-2019, Hà Nội có 1458 trường công lập được công nhận đạt chuẩn quốc gia, chiếm 66,8%.
Năm học 2018 – 2019, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đạt thành tích xuất sắc. Năm học, năm 2018 vượt chỉ tiêu, đạt 150% kế hoạch (120/80 trường), đa kiêm tra công nhân lai 138/190 trương, trong đo mầm non 37 trường; tiểu học 46 trường; THCS 48 trương; THPT 07 trương, đưa tỷ lệ trường chuẩn quốc gia công lập và ngoài công lập đạt 55,0% (1.492/2.711), trong đó công lập là 66,7% (1.456/2.183).
Năm học này, các quận, huyện, thị xã đăng ký công nhận mới 133 trường công lập, vượt 33% so với chỉ tiêu được giao (mầm non là 48 trường, Tiểu học 37 trường, THCS 41 trường, THPT 7 trường).
Hà Nội chú trọng xây dựng trường chuẩn quốc gia ở mọi cấp học (Ảnh tư liệu)
Tính đến ngày 17-10-2019, toàn TP có 1.458 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 66,8%. 2 đơn vị đứng đầu tỷ lệ trường chuẩn quốc gia là Bắc Từ Liêm 90,5%, Đan Phượng 90,4%.
Tiếp theo là các đơn vị: Nam Từ Liêm 89,7%; Long Biên 84,2%; Tây Hồ 84%; Gia Lâm 82,9%; Thanh Trì 76,8%; Cầu Giấy 75,0%; Hà Đông 74,2%; Quốc Oai 74%; Thường Tín 72,7%; Thanh Oai 72,5%; Thanh Xuân 70,5%.
Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Đống Đa, Mỹ Đức, Ba Đình có tỷ lệ trường đạt chuẩn từ 50% đến dưới 60%. Hai đơn vị có tỷ lệ trường đạt chuẩn thấp nhất là Phú Xuyên 45,5% và Ba Vì 41,6%.
Video đang HOT
Năm 2019, TP Hà Nội công nhận lại 190 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 48 trường mầm non, 69 trường tiểu học, 61 trường THCS, 12 trường THPT.
Trên địa bàn TP Hà Nội có 2.713 trường mầm non, phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp (tăng 70 trường so với cùng kỳ năm học 2017-2018), với 1.983.435 học sinh (tăng 90.687 học sinh so với cùng kỳ năm học 2017-2018); tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là 155.323 người.
Giáo dục tiểu học có 736 trường với 738.978 học sinh; so với cùng kỳ năm trước tăng 09 trường, tăng 60.202 học sinh; Giáo dục trung học cơ sở (THCS) có 624 trường với 451.800 học sinh; so với cùng kỳ năm trước tăng 07 trường, tăng 24.876 học sinh. Giáo dục trung học phổ thông (THPT) có 222 trường với 216.736 học sinh; so với cùng kỳ năm trước tăng 06 trường, tăng 20.267 học sinh. Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên có 29 trung tâm, với 27.947 học sinh; tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên 1.082 người.
TP Hà Nội hiện có 520 cơ sở giáo dục ngoài công lập và 8 trường công lập tự chủ với 14.511 nhóm lớp, 256.155 học sinh, 40.920 cán bộ giáo viên, nhân viên và 16.594 phòng học. Trong đó, cấp học mầm non có 353 trường; tiểu học có 41 trường, THCS có 24 trường và THPT có 102 trường.
T.Fan
Theo PLXH
Sau đạt chuẩn, trường mầm non xã 135 "cầu cứu" cấp trên tiền trả nợ
Để đủ chỉ tiêu trở thành trường đạt chuẩn quốc gia, trường mầm non Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đã ồ ạt xây dựng hàng loạt hạng mục.
Đến khi hoàn thành và được công nhận Đạt chuẩn thì ngôi trường nằm ở xã 135 này lại rơi vào cảnh nợ nần đầm đìa.
Theo tờ trình của trường mầm non Hạ Sơn gửi UBND huyện Quỳ Hợp, Phòng GD&ĐT huyện Quỳ Hợp, năm học 2016 - 2017, trường này đã thực hiện hoàn thành kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Để thực hiện tốt và đạt các tiêu chuẩn, nhà trường được phân công nhiệm vụ xây dựng và tu sửa các hạng mục công trình.
Cụ thể, trường mầm non Hạ Sơn tu sửa nhà bếp, sân khấu ngoài trời, lát gạch bloc sân chơi, làm lại cổng, tường rào, vườn cây, khu vực hoạt động trải nghiệm cho trẻ, hệ thống công trình vệ sinh của trẻ, sơn lại 4 phòng ký túc xá, các phòng học, tu sửa nhà bếp, làm mái che... Tổng kinh phí 717 triệu đồng.
Trong đó, tỉnh và huyện hỗ trợ 220 triệu đồng, phòng giáo dục hỗ trợ 30 triệu đồng, huy động nguồn xã hội hóa giáo dục 117 triệu đồng. Số tiền còn thiếu là 350 triệu đồng. Với số tiền còn thiếu, nhà trường có kế hoạch sẽ trả nợ bằng nguồn xã hội hóa giáo dục trong hai năm học 2017-2018 và 2018-2019.
Một hạng mục để được đạt chuẩn quốc gia tại trường mầm non Hạ Sơn.
Năm học 2017-2018, thực hiện công văn của UBND huyện Quỳ Hợp về việc hướng dẫn thực hiện các khoản thu trong năm học "các cháu hộ nghèo, hộ cận nghèo, người già neo đơn không được vận động". Riêng trường mầm non Hạ Sơn gồm 317 cháu thì đã có 254 cháu thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo, số còn lại là 53 cháu, nhà trường vận động được 19.080.000 đồng/năm.
Năm học 2018-2019, do không có chủ trương, cho phép từ các cấp về công tác vận động xã hội hóa giáo dục nên nhà trường không có kinh phí để trả nợ các công trình xây dựng. " Hiện, các nhà thầu xây dựng liên tục thúc dục, đòi tiền trả nợ các công trình, làm ảnh hưởng đến công tác và hoạt động của nhà trường", tờ trình của trường mầm non Hạ Sơn nêu rõ.
Việc trở thành "con nợ" đã ảnh hưởng đến việc dạy và học của cô trò mầm non Hạ Sơn.
Cô Vi Thị Thúy Hằng - Hiệu trưởng trường mầm non Hạ Sơn cho biết: "Được sự chỉ đạo của UBND huyện và Phòng giáo dục huyện Qùy Hợp, nhà trường đã tiến hành xây dựng các hạng mục công trình để đạt chuẩn Quốc gia. Tuy nhiên, sau khi đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, nhà trường lại không thu được nguồn xã hội hóa nên phải nợ tiền các nhà thầu. Tiền thưởng trường Đạt chuẩn không đủ để trả nợ một phần. Ban giám hiệu nhà trường đã có báo cáo với Phòng giáo dục huyện Qùy Hợp nhưng vẫn chưa có phương án giải quyết".
Trong khi đó, ông Hồ Bình Minh - Trưởng Phòng giáo dục và Đào tại huyện Qùy Hợp thông tin, phòng cũng đã nhận được báo cáo của trường mầm non Hạ Sơn về việc nợ kéo dài sau khi Đạt chuẩn Quốc gia. "Việc trường nợ kéo dài là "một tai nạn" trong quá trình xây dựng. Khi làm thì có kế hoạch, lộ trình trả nợ từ nguồn xã hội hóa (nay là tài trợ giáo dục). Song, khi có văn bản chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc không vận động tài trợ xây dựng đối với các gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo nên dẫn đến tình trạng đó. Tới đây, Phòng sẽ tham mưu với huyện để tìm hướng giải quyết", vị trưởng phòng này cho hay.
Trường mầm non Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An).
Nói về việc, trường mầm non Hạ Sơn có bị "ép" đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình để Đạt chuẩn Quốc gia hay không và việc nợ quá hạn theo hợp đồng cam kết dẫn đến kiện tụng thì sẽ xử lý thế nào? Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳ Hợp khẳng định, phòng chỉ dựa trên việc đăng ký của nhà trường. Việc ai sai thì người đó chịu, việc nhà trường ký hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm, giải quyết.
Với ý kiến trên của Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quỳ Hợp thì trách nhiệm quản lý trực tiếp của Phòng ở đâu? Trường mầm non Hạ Sơn đăng ký kế hoạch trường đạt chuẩn và tiến hành xây dựng các hạng mục để đủ tiêu chuẩn, Phòng GD&ĐT huyện Quỳ Hợp có kiểm tra thực tế năng lực chi trả của trường? Phải chăng chỉ dựa vào nguồn xã hội hóa ở một xã nghèo như Hạ Sơn? Đặc biệt, ồ ạt để được đạt chuẩn rồi biến thành "con nợ xấu", đã ảnh hưởng đến việc dạy và học của cô trò. Thiết nghĩ, UBND huyện Quỳ Hợp, Phòng GD&ĐT huyện Quỳ Hợp cần có biện pháp để "giải vây" cho trường mầm non Hạ Sơn giữa muôn trùng khoản nợ.
Theo Tiền phong
Hà Nội nhân rộng mô hình "nhà vệ sinh thân thiện" Mô hình "nhà vệ sinh thân thiện" không chỉ giúp học sinh giải tỏa nỗi ám ảnh về nhà vệ sinh trường học mà còn tạo nên môi trường học tập sáng - xanh - sạch đẹp, qua đó giúp các em thoải mái hơn sau những tiết học căng thẳng. Mô hình "nhà vệ sinh thân thiện" được triển khai ở nhiều...