Hà Nội có hơn 2000 luật sư
Nhân dịp Đại hội Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội – Đoàn luật sư có số lượng luật sư đứng thứ hai trong cả nước) lần thứ 9 (23/11/2003), Dân trí đã có buổi trao đổi với Luật sư nhà báo Ngô Tất Hữu.
Luật sư nhà báo Ngô Tất Hữu nguyên là Trưởng Phân xã TTXVN, Phó tổng biên tập các báo Tuổi trẻ Thủ Đô, báo Kinh doanh Pháp luật, Báo Đời sống & Pháp luật, Tổng biên tập báo Pháp luật và Đời sống.
Luật sư nhà báo Ngô Tất Hữu
PV: Xin luật sư cho biết đôi nét về nghề luật sư và Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội?
LS Ngô Tất Hữu: Luật sư và nghề luật sư là một trong các yếu tố không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Vai trò rộng lớn của luật sư và nghề luật sư trong hoạt động tư pháp, tư vấn pháp lý cho các cá nhân, công dân, tổ chức kinh tế – xã hội, trong công tác xây dựng, tuyên truyền pháp luật và các hoạt động trợ giúp pháp lý…. có vị trí quan trọng mà Nhà nước pháp quyền nào cũng phải quan tâm.
Ở Việt Nam, hoạt động của luật sư có từ trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945. Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL về tổ chức đoàn thể Luật sư Việt Nam. Đây coi như giấy khai sinh đầu tiên của tổ chức luật sư Việt Nam.
Chính vì vậy ngày 14/01/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 149/QĐ-TTg quyết định lấy ngày 10/10 hàng năm là Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam.
Từ tháng 5/2008, Liên đoàn luật sư Việt Nam – tổ chức bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của giới luật sư Việt Nam đã ra đời. Đến nay cả nước đã có trên 8.000 luật sư và vài nghìn luật sư đang trong thời kỳ tập sự.
Tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước đều đã có Đoàn luật sư hoạt động . Đội ngũ luật sư Việt Nam rất phong phú đa dạng. Bên cạnh các luật sư cao tuổi từng kinh qua nhiều năm trong ngành pháp luật có bề dầy kinh nghiệm thực tiễn, số đông tuổi rất trẻ được đào tạo có bài bản ở trong nước và nước ngoài.Tuy nhiên, so với yêu cầu của xã hội đổi mới và hội nhập quốc tế thì theo tôi số lượng và chất lượng luật sư ở nước ta chưa tương xứng, cần có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự tự vận thân của tổ chức luật sư để phát triển nhanh, mạnh và vững chắc hơn nữa nữa.
Cụ thể, nếu so sánh số lượng luật sư trên số dân với một số nước trong khu vực và trên thế giới thì thấy rõ tỷ lệ này ở nước ta còn quá thấp (tỷ lệ số luật sư trên dân số ở Việt Nam khoảng 1/20.700; ở Thái Lan là 1/526, ở Singapore là 1/1.000, ở Nhật Bản là 1/4.500, ở Mỹ là 1/250…)
Mặt khác, số lượng luật sư ở nước ta phát triển quá chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi trung du. Hiện nay luật sư chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM; ở các tỉnh miền núi số lượng luật sư rất ít nên số đông vụ án hình sự không có luật sư tham gia rất dễ dẫn đến oan sai.
Về chất lượng, luật sư Việt Nam phát huy truyền thống vốn có của dân tộc nên rất cần cù, thông minh, sáng tạo, khiêm tốn chịu khó học tập rèn luyện. Mặt hạn chế, theo tôi là hoạt động còn thụ động (chờ khách hàng đến tìm mình) hoạt động độc lập ít phối hợp với nhau; hiện chưa có tổ chức hành nghề có trên 100 luật sư hoạt động, chưa có nhiều luật sư giỏi tầm cỡ quốc tế, số đông còn hạn chế về ngoại ngữ…
Còn ở thành phố Hà Nội ngày 18/12/1984, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập Đoàn luật sư đầu tiên ở Hà Nội khi đó vẻn vẹn có vài chục luật sư. Đến nay qua 8 kỳ đại hội, Đoàn luật sư TP. Hà Nội đã có trên 2.000 luật sư trong đó có trên 200 luật sư có trình độ trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ luật, giáo sư, phó giáo sư ) với gần 2.000 người đang tập sự hành nghề luật sư tại hơn 850 tổ chức hành nghề (VPLS, Công ty Luật…). So với 7 triệu dân hiện đang sống ở Thủ Đô số lượng luật sư còn quá thấp .
Về hoạt động trong nhiệm kỳ 5 năm qua (2008-2013), theo thống kê chưa đầy đủ các luật sư thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đã tham gia hơn 36.000 dịch vụ pháp lý (trong đó có gần 7.000 vụ án hình sự, gần 8.000 vụ án dân sự – kinh tế, hơn 1.000 vụ án hành chính – lao động. hơn 20.000 tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác.
Ngoài ra các luật sư Đoàn luật sư thành phố Hà Nội còn tổ chức nhiều chương trình trợ giúp pháp lý cho các đối tượng chính sách, đối tượng nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và tích cực tham gia các vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng từ Trung ương đến địa phương.
Video đang HOT
Các tổ chức hành nghề luật sư ở Hà Nội hàng năm còn đóng góp nhiều tỷ đồng tiền thuế cho Nhà nước. Phải khẳng định tổ chức và hoạt động của Đoàn luật sư Hà Nội ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng góp phần quan trọng trong sự nghiệp đổi mới hội nhập phát triển kinh tế giữ vững trật tự an toàn xã hội ở Thủ Đô.
Luật sư nhà báo Ngô Tất Hữu báo cáo với nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười tại triển lãm báo xuân năm 1997 ở Hà Nội .
PV: Được biết, ngoài việc hành nghề luật sư, ông còn hoạt động báo chí rất tích cực, ông có nhận xét gì về hai nghề này?
LS Ngô Tất Hữu: Tôi làm nghề viết báo chuyên nghiệp đã hơn 50 năm. Hiện nay ngoài hành nghề luật sư tôi vẫn đang làm báo rất tích cực. Nhiều năm qua, tôi có hợp đồng tư vấn pháp luật dài hạn cho Báo điện tử Dân trí và được Tổng biên tập Báo ủy quyền giải quyết toàn bộ các khiếu nại khiếu kiện trên lĩnh vực báo chí và sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra, tôi còn nhận phụ trách chuyên mục chuyện trong mỗi kỳ mang tên “ Chuyện nhỏ nhưng… không nhỏ” cho Báo Bảo vệ pháp luật cơ quan của VKSNDTC nên tôi vẫn được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thẻ nhà báo năm 2010-2015.
Tôi thấy báo chí và luật sư là hai nghề tuy khác nhau nhưng cùng có chung mục đích nhiệm vụ là tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật; độc lập, trung thực tôn trọng sự thật khách quan, hoạt động vì mục tiêu của Đảng là xây dựng xã hội dân chủ, văn minh, công bằng, xã hội.
Trong hoạt động hành nghề luật sư và nhà báo đều vận dụng đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và lấy sự thật khách quan làm vũ khí đồng thời là nghề hoạt động độc lập, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm của mình nên người hành nghề phải tinh thông ngiệp vụ, có trình độ hiểu biết rộng trên nhiều lĩnh vực đăc biệt phải có đạo đức cách mạng, cái tâm thật trong sáng.
Nhà báo (trừ nhà báo là cán bộ viên chức ) nếu có đủ các tiêu chuẩn quy định của Luật luật sư sửa đổi và bổ sung năm 2012 như có bằng cử nhân luật đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự nghề luật sư ở 1 tổ chức hành nghề và qua kỳ thi quốc gia có phẩm chất đạo đức tốt và sức khỏe bảo đảm … đều được ra nhập Đoàn luật sư nơi cư trú và hoạt động luật sư trong phạm vi toàn quốc.
Ngược lại luật sư có tác phẩm báo chí , có hợp đồng lao động làm công tác báo chí từ 3 năm trở lên ở một cơ quan báo chí , đủ điều kiện về đạo đức nghiệp vụ được cơ quan báo chí và hội nhà báo giới thiệu cũng được cấp thẻ nhà báo hoạt động báo chí. Hiện pháp luật không có quy định “cấm “nên tất cả công dân có đủ điều kiện và tiêu chuẩn đều được làm.
PV: Với tư cách là nhà báo lại là luật sư theo Luật sư, công tác truyền thông của Đoàn luật sư Hà Nội trong thời gian tới nên phát triển như thế nào?
LS Ngô Tất Hữu: Hoạt động của luật sư liên quan mật thiết đến hoạt động chính trị, xã hội cũng là nghề chịu sức ép nhiều phía đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro… nên ngoài việc mở rộng hoạt động truyền thông rất cần có tờ báo tiếng nói riêng của mình để tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trao đổi nghiệp vụ cũng như tham gia chống tham nhũng, tiêu cực góp phần thiết lập trật tự kỷ cương xã hội.
Hơn 10 năm, trước tôi đã cùng Luật sư chủ nhiệm Nguyễn Trọng Tỵ cho ra đời Bản tin Luật sư ngày nay và đã xin giấy phép trình làng số báo đầu tiên khổ 29×42 cm với 8 trang, in 4 màu mang tên Luật sư ngày nay song sau đó do thiếu người nên bản tin đã tạm dừng.
Hiện nay, giới luật sư, kể cả Liên đoàn luật sư Việt Nam cũng chưa có tờ báo. Đoàn Luật sư Hà Nội cũng mới chỉ có trang thông tin tổng hợp như các tổ chức doanh nghiệp khác chưa tương xứng với vị trí chức năng của Luật sư Thủ Đô. Vì vậy tôi mong muốn Đoàn Luật sư Hà Nội sớm được lãnh đạo các cơ quan thẩm quyền giúp đỡ để có tờ báo riêng của mình .
PV: Xin cảm ơn luật sư!
Thanh Phong
Theo Dantri
Ai bảo vệ luật sư hành nghề?
Trong hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư có vai trò và sứ mệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các cá nhân và tổ chức trong xã hội, do đó luật sư luôn phải đối mặt với nhiều áp lực, rủi ro từ nhiều phía.
Liên đoàn luật sư Việt Nam và Đoàn luật sư các tỉnh thành phố là những tổ chức hữu hiệu bảo vệ và vinh danh luật sư trong hoạt động hành nghề. Nhân ngày luật sư Việt Nam (10/10), PV báo Dân trí có buổi trao đổi về chủ đề này với luật sư Đào Ngọc Lý - Chủ tịch Hội đồng khen thưởng, kỷ luật Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.
Luật sư Đào Ngọc Lý - Chủ tịch Hội đồng khen thưởng kỷ luật Đoàn luật sư thành phố Hà Nội
Được biết, luật s ư luôn có sứ mệnh bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng, vậy ai là người bảo vệ quyền lợi luật sư khi hành nghề? Chủ tịch có thể cho biết đôi nét về tổ chức và hoạt động của Hội đồng khen thưởng kỷ luật Đoàn luật sư thành phố Hà Nội?
LS. Đào Ngọc Lý: Luật sư có vai trò và sứ mệnh cao quý trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân và tổ chức trong xã hội, nên trước hết luật sư chính là người bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên trong hoạt động phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro này, luôn có không ít áp lực và nguy cơ đối với luật sư và hành nghề luật sư.
Đoàn luật sư ở mỗi tỉnh, thành phố là tổ chức xã hội nghề nghiệp đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các luật sư thành viên trong hành nghề. Tương tự như vậy, Liên đoàn luật sư Việt Nam là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của luật sư, các đoàn luật sư trong phạm vi cả nước.
Đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu luật sư là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn luật sư, có trách nhiệm bầu ra Ban chủ nhiệm và Hội đồng khen thưởng kỷ luật (KTKL) trong mỗi kỳ đại hội.
Đại hội đại biểu Đoàn luật sư thành phố Hà Nội khóa VIII (2008 - 2013) đã bầu 10 thành viên Hội đồng KTKL và 14 thành viên Ban chủ nhiệm theo quy định của Luật Luật sư năm 2006 ( trước đây chưa có mô hình này).
Hiện nay số lượng luật sư của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội là 2068 luật sư chính thức, gần 1900 người tập sự hành nghề luật sư, với gần 850 tổ chức hành nghề hoạt động trên địa bàn Thủ đô và khắp các vùng miền trên cả nước, trong tất cả các lĩnh vực tham gia tố tụng, tư vấn và đại diện ngoài tố tụng.
Theo thống kê chưa đầy đủ, trong 5 năm qua các luật sư thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đã tham gia hơn 36.000 dịch vụ pháp lý (trong đó có gần 7.000 án hình sự, gần 8.000 án dân sự - kinh tế, hơn 1.000 án hành chính - lao động, hơn 20.000 tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác).
Ngoài ra các luật sư Đoàn luật sư thành phố Hà Nội còn tổ chức nhiều chương trình trợ giúp pháp lý cho các đối tượng chính sách, đối tượng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và tích cực tham gia các vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng từ Trung ương tới địa phương.
Hội đồng KTKL có trách nhiệm xem xét vấn đề nợ phí thành viên cũng như vấn đề khiếu nại tố cáo đối với luật sư đồng thời xem xét vấn đề khen thưởng cho luật sư và các tổ chức hành nghề trong từng năm hoặc những dịp kỷ niệm lớn. Cả trên phương diện khen thưởng và kỷ luật, Hội đồng KTKL đều nhất quán nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho luật sư và hành nghề luật sư.
Các thành viên Hội đồng KTKL hầu hết là những luật sư có bề dày kinh nghiệm hoạt động luật sư và hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo đồng thời tham gia nhiều lĩnh vực khác trong đời sống xã hội.
Đơn cử như luật sư Nguyễn Hoàng Tiến đã từng là điều tra viên công an thành phố Hà Nội, luật sư Ngô Tất Hữu là nhà báo nhiều năm được giao phụ trách một số cơ quan báo chí (hiện vừa hành nghề luật sư lại đang làm cố vấn pháp luật cho một số cơ quan báo chí được Tổng biên tập ủy quyền chuyên giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan tới báo chí). Bản thân tôi hiện tại vẫn đang phụ trách công tác pháp chế, thanh tra của Tổng công ty Chè Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (liên tục gần 30 năm nay) nên việc giải quyết khiếu nại tố cáo cũng là những công việc thường xuyên phải làm.
Tuy nhiên, việc giải quyết khiếu nại tố cáo của Hội đồng KTKL có những đặc thù khác biệt, bởi các chủ thể này là những người có kiến thức pháp luật, hành nghề chuyên nghiệp nên việc xem xét và giải quyết cũng không hề đơn giản.
Đề nghị Chủ tịch cho biết một số kết quả và kinh nghiệm trong hoạt động của Hội đồng KTKL Đoàn luật sư thành phố Hà Nội?
LS. Đào Ngọc Lý: Trong nhiệm kỳ 5 năm, Hội đồng KTKL Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đã chứng kiến và phải xem xét, xử lý khá nhiều vụ việc éo le, phức tạp. Thậm chí có trường hợp luật sư đạt thành tích vẫn bị khách hàng làm đơn khiếu nại.
Ví dụ, trường hợp một vụ việc dân sự, khách hàng đòi nhà đất (khách hàng không có tiền nên thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ là luật sư tự lo chi phí và chỉ nhận tiền thù lao nếu vụ việc đạt kết quả). Khi vụ việc thành công, bản án có hiệu lực pháp luật, luật sư đề nghị trả tiền thì khách hàng không những không trả tiền mà còn viết đơn khiếu kiện luật sư cho rằng luật sư lợi dụng sự không hiểu biết của khách hàng để trục lợi trái pháp luật. Hội đồng KTKL đã xem xét vấn đề, ủng hộ những việc làm đúng của luật sư và rất vui là sau đó luật sư cũng đã nhận được tiền của khách hàng.
Một trường hợp khác, khách hàng và luật sư có vướng mắc về chi phí thù lao (tranh chấp số tiền 30 triệu đồng) khi hai bên nửa chừng chấm dứt dịch vụ pháp lý, khiếu kiện căng thẳng và kéo dài từ năm 2004 đến năm 2012, cuối cùng hai bên không thể trực tiếp đối thoại với nhau được nữa.
Hội đồng KTKL đã xem xét cụ thể và phân tích thấu đáo khiến hai bên hiểu rõ bản chất sự việc. Sau đó, khách hàng (khi ấy 76 tuổi, nguyên là Trưởng công an phường tại Hà Nội) đã cảm kích viết thư cảm ơn, trực tiếp đến Hội đồng KTKL cám ơn và tặng kèm theo 10 triệu đồng. Hội đồng KTKL rất trân trọng và gửi trả lại nguyên vẹn số tiền cho khách hàng, kết thúc vụ việc trong sự thông cảm, vui vẻ của tất cả các bên.
Cuộc họp Hội đồng KTKL ngày 06/10/2013 tại trụ sở Đoàn luật sư thành phố Hà Nội
Từ cuối năm 2008 đến nay, với khoảng hơn 100 trường hợp khiếu nại, tố cáo đối với luật sư và hành nghề luật sư (trung bình khoảng gần 30 vụ việc/1 năm) thì phần lớn những vướng mắc này là do các bên chưa hiểu đúng về quyền và nghĩa vụ của mình (do xác định công việc không rõ ràng, do hiểu lầm, do vướng mắc về tinh thần, thái độ ứng xử v.v.), nhiều khi mâu thuẫn rất gay gắt nhưng bản chất sự việc lại không thật trầm trọng. Trường hợp tranh chấp và vướng mắc giữa luật sư và cơ quan tiến hành tố tụng, giữa luật sư với tổ chức hành nghề của mình, giữa các đoàn thể cơ quan nhà nước khác với luật sư, v.v. cũng không phải là điều hiếm gặp.
Trong 5 năm qua, Hội đồng KTKL đã xem xét và đề nghị khen thưởng cho nhiều luật sư và tổ chức hành nghề của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội có nhiều thành tích xuất sắc trong hành nghề cũng như hoạt động xã hội hữu ích khác (như giúp các bị can, bị cáo được minh oan, được đình chỉ tố tụng, bảo vệ hiệu quả các vướng mắc và tranh chấp pháp lý cho doanh nghiệp, trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách) nên đã được Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, Liên đoàn luật sư Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan tặng thưởng nhiều bằng khen cũng như những danh hiệu cao quý khác.
Để có được kết quả và thành tích nêu trên, Hội đồng KTKL Đoàn luật sư thành phố Hà Nội về cơ bản đã từng bước gây dựng được tác phong làm việc khoa học, gương mẫu và đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng hoàn thành tốt những công việc chung. Mỗi thành viên bên cạnh các hoạt động chuyên môn tại tổ chức hành nghề của mình, còn thực hiện tốt các nhiệm vụ xét khen thưởng và kỷ luật của Hội đồng KTKL, đồng thời vẫn tích cực và thường xuyên tham gia nhiều hoạt động hữu ích khác của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.
Hội đồng KTKL Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cùng với Ban chủ nhiệm đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho luật sư và hành nghề luật sư của giới luật sư Thủ đô hoạt động trong phạm vi cả nước. Đoàn luật sư thành phố Hà Nội nhiều năm qua đã xứng đáng là địa chỉ tin cậy trong việc bảo vệ và vinh danh luật sư trong hoạt động hành nghề.
Xin chân thành cảm ơn Luật sư .
Công Tâm
Theo Dantri
Núi lở chôn vùi 2 vợ chồng: Tìm thấy thi thể người vợ Chiều qua ngày 18/11, chính quyền huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) đã huy động các lực lượng tiếp tục tìm kiếm hai vợ chồng bị đất đá vùi và phát hiện thi thể người vợ là bà Đinh Thị Híp. Lực lượng chức năng đang tích cực tìm kiếm thi thể người chồng Trước đó, tối ngày 15/11, do ảnh hưởng mưa lớn,...