Hà Nội có còn “thiếu” nước sạch trong năm 2015?
Thực trạng thiếu nước sạch đã diễn ra nhiều năm, đặc biệt đầu mùa hè là căn bệnh trầm kha khiến hàng triệu người dân bức xúc. Nhưng những giải pháp cơ quan chức năng đưa ra liệu có giải quyết được tình trạng thiếu nước cho Hà Nội trong năm 2015 và trong những năm tới.
Thiếu nước sạch nhưng tỷ lệ thất thoát cao nhất cả nước
Nước sạch là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của con người nhưng ở Hà Nội, ít khi nước sạch đủ cho người dân. Đặc biệt là những hộ dân nội thành, những gia đình đang sinh sống tại những khu phố cổ và những khu tập thể cao tầng. Thế mới có chuyện hết sức bi hài xảy ra là sống tại một đô thị văn minh nhưng có những thời điểm người dân phải tiết kiệm từng giọt nước, nhịn tắm giặt, vệ sinh hay chuyện người dân tại khu tập thể Thành Công phải bỏ hàng trăm nghìn/ngày để mua nước tinh khiết đóng bình về ăn và tắm giặt, vệ sinh cá nhân. Đặc biệt là sau hàng loạt sự cố vỡ đường ống nước thời gian qua, hàng nghìn hộ dân ở Hà Nội lại phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt một cách trầm trọng.
Chị Thanh Tr, quận Hoàng Mai cho biết: “Có những lần đường ống nước sông Đà bị vỡ, mất nước đến 5 – 6 ngày, sáng sớm có nhưng chỉ nhỏ giọt và tốc độ chảy không thể cung cấp đủ cho sinh hoạt tối thiểu của gia đình tôi. Thế nên chúng tôi buộc phải đi mua nước để dùng với giá 200 ngàn đồng/1m3″.
Thiếu nước sạch, đặc biệt đầu mùa hè khiến nhiều người dân Thủ đô bức xúc. Ảnh: TL
Còn Cô Kh, khu tập thể Thành Công thì ngao ngán: “Nhà tôi ở tầng 5, bình thường thì tiết kiệm mới chỉ đủ dùng nước sinh hoạt ở mức tối thiểu. Những ngày mất nước thì cả gia đình khổ sở vô cùng, có nhiều ngày phải xuống đại lý nước ở nhà E9 mua nước đóng bình về để sinh hoạt. Tôi không sợ gì bằng sợ mất và thiếu nước”.
Khi được hỏi, một người dân ở khu vực Thanh Xuân tỏ ra lo xa và khá hoang mang khi nghĩ đến việc mất nước sạch vào dịp Tết: “Cả năm mới có một cái Tết, nếu không đủ nước dùng hay mất nước thì giông cả năm. Tết thì làm sao đi ở nhờ nhà này nhà kia được, làm sao đi xin nước về dùng được chứ”.
Thực trạng thiếu nước sạch đã diễn ra nhiều năm. Kỳ họp HĐND TP vừa qua tiếp tục đặt ra vấn đề này. Nhưng những giải pháp cơ quan chức năng đưa ra chưa mấy khả quan và nguy cơ thiếu nước trong năm 2015 gần như được biết trước.
Theo báo cáo mới nhất của Cty Nước sạch Hà Nội gửi UBND TP, dự báo tổng nhu cầu nước sạch của Hà Nội năm 2015 khoảng 700.000m3/ngày – đêm. Trong khi đó, năng lực sản xuất của đơn vị này chỉ khoảng 600.000m3, nếu cộng với 40.000m3/ngày – đêm từ hệ thống nước sông Đà bổ sung sang thì lượng nước thiếu hụt lên tới 60.000-70.000m3/ngày – đêm, tùy theo thời điểm sử dụng. Nguyên nhân đưa ra dự báo tình trạng thiếu hụt nước trong năm tới được căn cứ trên mức tăng trưởng nhu cầu sử dụng 3-4%/năm do mở rộng mạng lưới cấp nước và tỷ lệ giếng ngầm khai thác suy thoái 1-2%/năm sau thời gian dài sử dụng.
Video đang HOT
Do thiếu nguồn cung nên dự báo nội thành Hà Nội vẫn còn nhiều điểm khó khăn về nước vào mùa nắng nóng, chủ yếu là điểm cốt nền cao, cuối nguồn. Theo ông Lê Anh Tuấn, GĐ xí nghiệp Nước sạch Đống Đa, về địa lý, hành chính quận Đống Đa là quận nội đô cũ, là khu vực trung tâm của Thủ đô nhưng về mạng cấp nước thì thuộc dạng “vùng sâu, vùng xa”. Có nghĩa, các quận xung quanh như Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai đủ nước dùng rồi thì mới đến lượt Đống Đa nên việc khan hiếm nước vào mùa hè luôn nóng bỏng. Tương tự là một số điểm cuối nguồn tại khu vực quận Cầu Giấy. Còn với hệ thống nước sông Đà với phạm vi quận Thanh Xuân và một số quận xung quanh, mặc dù lượng nước cấp vào mùa hè tăng nhưng áp suất không bảo đảm do nguy cơ vỡ đường ống nên những điểm cuối nguồn cũng không có nước. Thực tế hè 2014, khu vực này có thể rơi vào tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.
Một vấn đề nữa là tỷ lệ thất thu – thất thoát nước sạch khá cao, khoảng 23 – 25%. So sánh đơn giản, với tổng công suất 900.000m3 nước/ngày – đêm, trong đó 25% thất thu – thất thoát có nghĩa lượng nước mất đi lên tới hơn 220.000m3/ngày – đêm. Và nếu chỉ cần giảm đi vài phần trăm tỷ lệ thất thu – thất thoát, lượng nước cấp cho hệ thống có thể bằng sản lượng của một nhà máy nước công suất vừa. Tuy nhiên, theo ông Trịnh Kim Giang, Phó TGĐ Cty Nước sạch Hà Nội, lượng nước thất thoát là do kỹ thuật, chủ yếu trên mạng dịch vụ cũ, còn lại thất thoát thương mại, nước sử dụng không thu được tiền, đường ống bị đấu trái phép… Vì vậy, giảm tỷ lệ thất thu – thất thoát cần nguồn vốn đầu tư cải tạo mạng đường ống. Những ô được cải tạo, tỷ lệ nước thu được tiền chỉ ở mức hơn 85%, còn khu vực đầu tư mới hoàn toàn tỷ lệ thu luôn đạt từ 90% đến 93%.
Giải bài toán thiếu nước và chống thất thoát
Cty Nước sạch Hà Nội đã báo cáo lãnh đạo UBND TP nghiên cứu, đề xuất đầu tư nhà máy nước sông Hồng, công suất 300.000m3/ngày – đêm, trong đó, giai đoạn đến năm 2018 công suất 150.000m3/ngày – đêm. Tổng mức đầu tư nhà máy này và mạng truyền tải khoảng 4.818 tỷ đồng, tương đương 227 triệu USD, trong đó phần nhà máy 3.854 tỷ đồng, tương đương 182 triệu USD. Cty Nước sạch Hà Nội cho biết, theo nội dung thỏa thuận với Ngân hàng BIDV, vốn vay thương mại chiếm 70% tổng mức đầu tư. Về chủ đầu tư, phương án 1 do Cty Nước sạch Hà Nội quản lý, thực hiện; phương án 2 Cty cùng các nhà đầu tư khác thành lập doanh nghiệp huy động vốn thực hiện. Phân tích sơ bộ giá thành sản xuất tại nhà máy là 4.346 đồng/m3, giá thành tính đến mạng truyền tải là 6.430 đồng/m3. Giá bán trung bình 7.073 đồng/m3. Đặc biệt, với công suất đến năm 2018, nhà máy sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của TP.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng, với tổng mức đầu tư lớn như dự án Nhà máy nước sông Hồng cần phải xin ý kiến Thường trực Thành ủy, tập thể UBND TP, tuy nhiên với tính cấp thiết bảo đảm cung ứng nước sạch cho nhân dân Thủ đô, Sở Kế hoạch – đầu tư cần nhanh chóng hoàn tất thủ tục trình TP xem xét và giao Cty Nước Sạch Hà Nội làm chủ đầu tư. Đối với hệ thống nước sông Đà, ông Hùng yêu cầu TCty CP Vinaconex chủ động triển khai giai đoạn II, nâng công suất nhà máy lên 600.000m3/ngày – đêm; trong đó phần ống truyền tải số 2 khởi công đúng thời hạn cam kết, bảo đảm nâng công suất cấp nước ổn định cho TP 280.000m3/ngày – đêm trước ngày 30-4-2015.
>> Hà Nội: Nước sạch có 5 chỉ tiêu không đạt chuẩn
Với các dự án nguồn khác, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng đồng ý chủ trương đề xuất bổ sung nguồn nước mặt sông Hồng cho nhà máy nước Bắc Thăng Long-Vân Trì để bảo đảm công suất 50.000m3/ngày- đêm; khoan bổ sung giếng và xây dựng hệ thống xử lý công suất 10.000m3/ngày- đêm tại Đông Mỹ, Thanh Trì bằng nguồn vốn do Cty Nước sạch Hà Nội thu xếp. Ông Hùng lưu ý, tạm dừng các dự án phát triển mạng nếu chưa bảo đảm được nguồn, đồng thời nhanh chóng giảm tỷ lệ thất thu – thất thoát. Chỉ với vài phần trăm mà công suất nước bằng cả một nhà máy thì đây là cách đầu tư hiệu quả.
Việc chống thất thoát và sử dụng tiết kiệm nước sạch là giải pháp cần được ưu tiên và quan tâm thường xuyên. Các đơn vị cấp nước cần đầu tư đồng bộ cải tạo, xây dựng hệ thống, mạng lưới cấp nước, bảo đảm chất lượng, ứng dụng công nghệ, vật liệu mới, đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, để giảm thiểu thất thoát nước sạch do yếu tố kỹ thuật và chủ quan. Không để tồn tại, tái diễn tình trạng người dân, tổ chức tùy tiện đấu nối đường ống, trộm cắp nước sạch… Ngành chủ quản cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm, có phương hướng, giải pháp, lộ trình xử lý tích cực đối với tình trạng thất thoát nước. Coi trọng công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng tiết kiệm nước sạch, phản ánh, thông tin về tình trạng thất thoát, tiêu cực; thường xuyên kiểm tra kỹ thuật hệ thống mạng lưới cấp nước, xử lý kịp thời các sự cố. Tăng cường thanh tra, kiểm soát những dấu hiệu vi phạm, biểu hiện bất thường của khách hàng về sử dụng nước sạch.
Bên cạnh đó, việc giảm thất thoát nước sạch có ý nghĩa góp phần bổ sung đáng kể nguồn nước, tiết kiệm, tránh lãng phí, nhất là nguồn nước ngầm. Bởi tỷ lệ thất thoát nước sạch của các Cty, đơn vị hiện đang ở mức cao, khoảng 23%. Để giải quyết vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng yêu cầu các Cty cấp nước làm rõ nguyên nhân, trong thời gian tới phải tập trung kiểm tra, rà soát chống thất thoát nước sạch, thực hiện các giải pháp để có đủ nguồn nước sạch cấp cho người dân.
Đã có danh tính các nạn nhân vụ cần cẩu đứt cáp đường sắt trên cao
Theo thông tin ban đầu, danh tính những người gặp nạn được xác định gồm anh Nguyễn Như Ngọc, sinh năm 1981, hiện đang là học viên Học viện An ninh, điều khiển xe 18L1-097.89, được xác định là đã tử vong.
Một nạn nhân là ông Nguyễn Trọng Phong đang được cấp cứu tại Bệnh viện Y dược học cổ truyền Việt Nam
Các nạn nhân bị thương gồm anh Lê Văn Định, ở Thanh Oai, điều khiển xe BKS 29 G1-033.42
Xe máy thứ ba gặp nạn mang BKS 33P9-7855 do ông Nguyễn Trọng Phong (sinh năm 1961, Yên Nghĩa, Hà Đông) điều khiển, phía sau chở vợ là bà Lê Thị Hằng (SN 1966 (trú tại Tổ dân phố 14, Yên Nghĩa Hà Đông)
Người lái xe cẩu cũng được xác định là Vũ Đình Trung, sinh năm 1982, ở Thái Nguyên.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP đến thăm hỏi, nắm thông tin vụ tai nạn tại BV Y dược học cổ truyền Việt Nam
Trung tá Lê Văn Tiến, Đội trưởng Đội CSGT số 7 CATP Hà Nội cho biết, ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, Đội đã điều động hơn 50 cán bộ chiến sĩ tới hiện trường để giải toả đám đông ùn tắc, giúp cho giao thông tại khu vực trở lại bình thường.
Cách đây ít phút, ông Cấn Hồng Lai, Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng Công trình giao thông 1 (Cienco 1) cho biết sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn trước vụ việc. Hiện ông đang trên đường vào Bệnh viện Giao thông vận tải, nơi một số nạn nhân bị thương đang được điều trị để thăm hỏi, nắm tình hình.
Giao thông tại khu vực hiện trường vu tai nạn đã trở lại bình thường.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cũng đã vào thăm hỏi nạn nhân là ông Nguyễn Trọng Phong hiện đang được cấp cứu tại tại BV Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Phó chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng đã trao số tiền hỗ trợ ban đầu cho mỗi nạn nhân bị thương là 5 triệu đồng và nạn nhân tử vong là 10 triệu đồng, trích từ Quỹ An toàn giao thông của TP.
Vụ tai nạn xảy ra trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho thi công công trình vào buổi tối.
Trả lời câu hỏi của PV, ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, trước khi xảy ra vụ tai nạn 2 ngày các nhà thầu đã kiểm tra, đánh giá và đánh giá không phát hiện sự cố gì liên quan đến quá trình thi công công trình.
Ông Đông cũng cho biết việc thi công các hạng mục lớn được làm vào buổi tối. Vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra trong sáng nay là do sự cố trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ thi công.
Theo Hà Nội Mới
Hà Nội khẩn cấp xây đường dẫn nước số 2 từ sông Đà về Hà Nội Trước cảnh hàng nghìn hộ dân thiếu nước trong mùa nóng do áp lực đường dẫn nước sông Đà giảm, lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu thi công khẩn cấp 10km tuyến ống số 2 dẫn nước từ Nhà máy nước sông Đà về Hà Nội ngay trong tháng 6. Ngày 27.5, Phó Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã kiểm...