Hà Nội: Chung cư 10 triệu đồng/m2 nằm ở đâu?
Chủ đầu tư công bố giá chung cư dao động từ 10 đến 14 triệu đồng/m2, có nơi giá dưới 10 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, mức giá rẻ trên có thực sự hiện hữu khi rất ít người mua tiếp cận được….
Cách đầy một năm, dự án Đại Thanh (cấu Tó, Hà Đông) từng gây sốt với mức 10 triệu đồng/m2, với số lượng căn hộ rất ít, ở những tầng áp chót của mỗi tòa nhà. Với mức giá này, người kêu lo chất lượng, kẻ bảo phá giá. So với mức giá rẻ gây sốc của dự án Đại Thanh thì hiện nay hàng loạt dự án mới cũng có mức giá chỉ nhỉnh hơn chút ít, đặc biệt có chủ đầu tư tuyên bố phá vỡ kỷ lục, rẻ hơn mốc giá 10 triệu đồng/m2…
Nhà 300 triệu?
Chỉ cách dự án Đại Thanh chưa đầy nửa cây số đường chim bay thì hàng loạt các dự án mới đường Nguyễn Xiển cũng có giá chỉ nhỉnh hơn từ 1 đến 2 triệu đồng. Cùng chủ đầu tư với dự án Đại Thanh, Dự án chung cư CT11 Kim Văn- Kim Lũ (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai) giá bán căn hộ tại dao động ở mức 10-14 triệu đồng/m2.
Dự án chung cư Kim Văn- Kim Lũ có mức giá từ 10 đến 14 triệu đồng/m2 nhưng thực tế người mua phải trả thêm tiền khoản chênh lên tới vài chục triệu
Ngoài hai dự án của ông chủ khách sạn Mường Thanh là Đại Thanh và Kim Văn- Kim Lũ thì tại khu vực này mới đây cũng ra mắt dự án khu nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm sẽ xây 9 tòa nhà chung cư trong 6 khối nhà, chiều cao từ 9-18 tầng với tổng diện tích xây dựng khoảng 75.815m2, dự kiến tổng mức đầu tư gần 710 tỷ đồng và sẽ hoàn thành trong năm 2015, cung cấp 1.037 căn hộ. Về mức giá dự kiến, dự kiến dự án này sẽ xoay quanh mốc 12 triệu đồng/m2.
Đáng chu ý nhất trong hàng loạt các dự án nhà giá rẻ là trường hợp của công ty cổ phần Đầu tư C.E.O (CEO Group) xây dựng dự án khu nhà ở xã hội tại Khu đô thị mới Sunny Garden City (Quốc Oai, Hà Nội) với giá rất sốc. Chủ đầu tư dự kiến giá bán dưới 10 triệu đồng mỗi m2. Đây là dự án nhà ở thương mại đầu tiên chuyển đổi sang nhà xã hội được động thổ. Dự án cung cấp 500 căn hộ với diện tích từ 30m2 đến 70m2 một căn, thì có thể thấy giá khởi điểm căn hộ dự án này rơi vào 300 triệu đồng.
Video đang HOT
Có thể thấy, đây là mức giá thấp nhất trên thị trường Hà Nội hiện nay, thấp hơn cả dự án Đại Thanh.
Giá 10 triệu đồng/m2: Chưa có trên thực tế
Tuy các chủ đầu tư công bố mức giá bán chỉ dao động từ 10 đến 12 triệu đồng/m2 nhưng trên thực tế người mua tiếp cận được mức giá này hầu như không có.
Dẫn chứng cụ thể là trường hợp chung cư Đại Thanh, khi dự á giảm giá sâu hàng loạt, đẩy giá nhà xuống 10 triệu/m2 cách đây một năm thì đây là giá bán rẻ nhất tại Hà Nội cho tới tận bây giờ. Trước động thái giảm giá sâu này, Phó Tổng GĐ Vinaconex (Tổng công ty thuộc bộ Xây dựng) đã nói chủ đầu tư là “bán phá giá” và đề nghị Hà Nội điều tra vụ việc này.
Tuy nhiên, với thực tế diễn ra thì vị lãnh đạo Vinaconex này có lẽ lo… hơi xa. Bởi lẽ, dự án Đại Thanh chỉ có giá 10 triệu đồng/m2 hầu hết là các căn hộ trên hai tầng cuối cùng là 30 và 31.Ngoài ra, để người mua có được giá 10 triệu thì cũng phải trả khoản chênh qua cò vài chục triệu, có thời điểm cò hét giá 80 triệu đồng tiền chênh.
Tương tự, dự án Kim Văn-Kim Lũ cũng diễn ra kịch bản tương tự, người mua nhà phải trả tiền chênh qua cò thấp nhất là 35 triệu đồng/căn hộ và cao nhất lên đến 80 triệu đồng/căn hộ. Với mức tiền chênh này thì cộng vào mỗi m2 căn hộ thì giá cũng đội lên từ 500 nghìn đồng tới 2 triệu đồng.
Còn hai dự án nhà ở xã hội còn lại, các mức giá khá rẻ đưa ra mới chỉ là dự kiến bởi các dự án trên mới chỉ vừa khởi công trong tháng 6. Để chào bán phải xây xong móng cũng phải sớm nhất quý 1/2014…
Ngoài lý do chủ đầu tư công bố giá rẻ chỉ 10 triệu nhưng thực tế người mua không thể tiếp cận mức giá này thì chất lượng đi đôi với giá cũng là băn khoăn của không ít người. Khi dự án Đại Thanh tung ra giá sốc 10 triệu đồng/m2 thì GĐ sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn đã nói rằng “rất khó làm”
“Nhà thương mại chất lượng trung bình nếu chưa tính tiền đất đã vào khoảng 8,7 triệu đồng/m2, đó là chưa tính lợi nhuận của chủ đầu tư, chi phí lập và quản lý dự án, giải phóng mặt bằng… thì không bao giờ có giá bán là 10 triệu đồng”, ông Tuấn nói.
Theo Dantri
Không bỏ quy định trích 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội
Trước thông tin doanh nghiệp đề xuất bãi bỏ quy định dự án nhà ở thương mại dành 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) khẳng định sẽ không có chuyện đó.
Ngày 23/5, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản và Nghị quyết số 19/2008/QH12 của Quốc hội khu vực phía Bắc.
Trong tham luận báo cáo hội nghị, đại diện tổng công ty Vinaconex cho rằng việc quy định về việc trích 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội là không khả thi. Bởi theo Luật nhà ở, nhà ở xã hội phải là chung cư, như vậy các dự án biệt thự cao cấp phải dành 20% diện tích đất để xây dựng chung cư làm nhà ở xã hội sẽ không thể thực hiện được.
Mặt khác, đối với các quy mô nhỏ, việc dành ra 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội sẽ dẫn đến tình trạng xây nhà không đồng bộ, manh mún, làm ảnh hưởng đến kiến trúc tổng thể của toàn dự án.
Do đó, doanh nghiệp này đề xuất các nhà xây dựng luật nên nghiên cứu hướng bãi bỏ quy định việc dự án nhà ở thương mại dành 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội mà quy định phát triển các đô thị nhà ở xã hội theo quy hoạch đồng bộ, trong đó dành 20% quỹ đất xây dựng nhà thương mại. Nếu là đô thị ở nhà thương mại thì không cần dành 20% quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội.
Tuy nhiên, trao đổi bên lề hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, sẽ không có chuyện bỏ quy định này. Vị đại diện này cũng nhấn mạnh thêm, có thể tùy theo từng dự án, từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà việc trích một phần dự án để phát triển nhà ở xã hội có thể được tính toán bằng tiền hay bằng đất.
Không bỏ quy định trích quỹ đất 20% làm nhà ở xã hội
Liên quan tới việc đóng góp ý kiến xây dựng Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi), đã có nhiều tham luận được tập trung vào vấn đề huy động vốn.
Trong đó, lãnh đạo Vinaconex đã phân tích những chồng chéo trong các quy định của luật. Cụ thể: Luật kinh doanh bất động sản quy định chủ đầu tư và khách hàng được thỏa thuận về việc mua bán nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo hình thức ứng tiền trước, lần đầu chỉ được thực hiện khi chủ đầu tư đã xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho bất động sản.
Trong khi đó, Nghị định 53 lại quy định việc ứng tiền trước được thực hiện nhiều lần, lần đầu chỉ được huy động khi chủ đầu tư đã bắt đầu triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Còn Luật nhà ở lại quy định trường hợp chủ đầu tư huy động vốn chỉ được áp dụng trong trường hợp thiết kế nhà ở đã được phê duyệt và đã xây dựng xong phần móng.
Nhiều doanh nghiệp khẳng định: "Việc văn bản quy định chủ đầu tư được huy động tiền ứng trước của khách hàng từ nhiều thời điểm khác nhau khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện".
Trong đó, tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội (Hadico) còn bổ sung thêm: "Khái niệm xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn toàn khác so với việc xây dựng xong phần móng. Trong khi đó, Luật nhà ở còn giới hạn số tiền huy động trước khi bàn giao nhà ở không quá 70% giá trị nhà ở ghi trong hợp đồng. Như vậy, từ việc các bên thỏa thuận với nhau phù hợp với nguyên tắc tự do trên thị trường, Luật nhà ở lại quy định tỷ lệ được huy động!"
Về diện tích căn hộ, Tổng công ty Viglacera đã đề xuất điều chỉnh trong Luật nhà ở theo hướng trong mỗi dự án khu đô thị, khu nhà ở, tòa nhà chung cư... dành ra một phần diện tích để xây dựng căn hộ có diện tích nhở 25-45 m2 để giải quyết cho người dân có nhu cầu về chỗ ở nhưng khả năng tài chính còn hạn chế. (Tại Điều 40, Luật nhà ở hiện đang quy định: "Nhà chung cư phải thiết kế căn hộ khép kín, có diện tích sàn xây dựng mỗi căn không thấp hơn 45m"). Việc quy định diện tích căn hộ tối thiểu 25m2 cũng cần được áp dụng cho cả căn hộ chung cư thương mại và căn hộ chung cư xã hội.
Theo Dantri
Nơi phát hiện 32 quan tài từng là nghĩa địa ven biển Liên quan đến việc gia đình bà Nguyễn Thị Được (phường Cẩm Sơn, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) đào móng nhà phát hiện 32 quan tài, nhiều người sống lâu năm tại địa phương nói khu vực nhà bà Được vốn là một nghĩa địa ven biển. Anh Lê Kim Tân (SN 1963), con trai cả bà Được, kể lại, ngày 9/5 gia...