Hà Nội: Chuẩn bị phương án huy động phương tiện vận tải ứng phó với các cấp độ dịch COVID-19
Ngày 28/8, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, ngày 27/8, Sở này đã xây dựng phương án huy động phương tiện vận tải dự phòng để chủ động ứng phó với các cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.
Áp dụng “Luồng xanh”, không còn tình trạng ùn tắc tại chốt kiểm soát số 5, cầu Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Ảnh minh họa: Minh Quyết/TTXVN
Theo đó sẽ huy động đủ số lượng, chủng loại phương tiện vận tải dự phòng đảm bảo phục vụ vận chuyển lương thực, thực phẩm, các mặt hàng thiết yếu; trang thiết bị phục vụ y tế, mẫu sinh phẩm và ô xy y tế; công dân đi cách ly và hết thời gian cách ly; bệnh nhân mắc COVID – 19 theo yêu cầu của UBND thành phố, ứng phó với các cấp độ dịch.
Sở Giao thông Vận tải dự kiến huy động 2.163 xe (trong đó có 1.011 xe tải, 152 xe chở khách) và người lái của các doanh nghiệp vận tải vận tải, Hiệp hội vận tải, câu lạc bộ và cá nhân tự đăng ký, đồng thời chỉ định doanh nghiệp vận tải bố trí phương tiện, người lái trong tình huống khẩn cấp.
Video đang HOT
Địa điểm tập kết xe dự phòng tại Bến xe Mỹ Đình, Bến xe Nước Ngầm, Bến xe Sơn Tây, Bến xe Yên Nghĩa, Bến xe Gia Lâm hoặc các vị trí tập kết do các Sở: Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện, thị xã bố trí. Phương tiện, lái xe, nhân viên điều hành được bố trí trực 24/24 giờ và sẵn sàng thực hiện vận chuyển khi có yêu cầu.
Sở Giao thông Vận tải yêu cầu các doanh nghiệp vận tải được huy động phải chịu trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ số lượng lái xe, phương tiện theo yêu cầu; phương tiện phải đảm bảo các quy định về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và bố trí lực lượng điều hành, lái xe, phương tiện trực 24/24 giờ và sẵn sàng thực hiện vận chuyển khi có đề nghị.
Đối với việc vận chuyển bệnh nhân F0 nặng cần thở ô xy, khi số lượng xe cứu thương hiện có không đáp ứng đủ nhu cầu vận chuyển người bệnh, Sở Giao thông Vận tải sẽ dự phòng sẵn phương tiện chở khách từ 7 chỗ đến 16 chỗ ngồi phục vụ vận chuyển đối tượng này. Các phương tiện được tạm thời tháo ghế ngồi phía sau lái xe, lắp đặt vách ngăn giữa khoang lái xe với khoang chở bệnh nhân kèm theo các trang thiết bị y tế đi kèm (ô xy y tế, thiết bị y tế di động…) để hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình di chuyển. Việc vận chuyển bệnh nhân F0 rất nặng cần thở máy xâm nhập, không xâm nhập, bệnh nhân nguy kịch và ECMO thì Sở Y tế sẽ sử dụng xe cứu thương chuyên dụng để chở bệnh nhân đi điều trị.
Hà Nội: Đảm bảo hàng hóa thiết yếu, sẵn sàng ứng phó với dịch COVID-19
Ngay khi có chỉ đạo của Bộ Công Thương, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc đảm bảo hàng hóa phục vụ nhân dân ứng phó với dịch COVID-19 trên địa bàn, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức buổi làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn về phương án đảm bảo hàng hóa thiết yếu sẵn sàng ứng phó với dịch COVID-19.
Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đến thời điểm hiện nay nguồn hàng hóa thiết yếu dự trữ để phục vụ người dân tăng từ 30-50%, trong điều kiện sức mua tăng nóng vài ngày thì nguồn hàng vẫn dồi dào.
Hầu hết các hệ thống đều chủ động nguồn hàng, kho dự trữ tại các tỉnh, dự trữ tại các hệ thống phân phối, tăng đối đa hệ thống dự trữ tại các siêu thị nên người dân không phải lo lắng đi mua hàng tích trữ gây mất ổn định thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp sẵn sàn mở cửa thêm giờ, cam kết đảm bảo đủ lượng hàng phục vụ nhu cầu người dân ngay cả khi nhu cầu tiêu dùng tăng.
Với phương châm 4 tại chỗ "Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, nguồn hàng tại chỗ, phục vụ tại chỗ" và 3 sẵn sàng "Chủ động nguồn hàng, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương", Sở Công Thương Hà Nội đã chủ động yêu cầu các doanh nghiệp tích trữ lượng hàng hóa 17 nhóm thiết yếu trong thời điểm có dịch tăng gấp 3 lần so với tháng thường.
Theo đó, dự kiến lượng hàng hóa chuẩn bị sẵn sàng phục vụ nhân dân trên địa bàn trong 3 tháng khoảng 194.000 tỷ đồng; lượng hàng hóa dự kiến hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố (nếu có) khoảng 21.500 tỷ đồng.
Đến nay, 100% UBND các quận, huyện, thị xã đã xây dựng đảm bảo nguồn cung nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ứng phó với dịch COVID-19.
Theo đó UBND các quận huyện, thị xã đã chủ động chuẩn bị bố trí 1.920 địa điểm sẵn sàng trưng dụng làm kho dự trữ và điểm bán hàng lưu động, 236 xe ô tô sẵn sàng vận chuyển hàng hóa khi cần thiết.
Các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ dự trữ hàng hóa đã chuẩn bị lượng hàng hóa tăng gấp 2-3 lần so với bình thường và tăng cường sản xuất, khai thác, dự trữ hàng hóa đầy đủ tại các kho hàng của doanh nghiệp và đặt hàng với nhà cung cấp đảm bảo lượng hàng hóa được giao sẵn sàng phục vụ nhân dân khi cần thiết.
Hà Nội tăng từ 30-50% lượng hàng thiết yếu phục vụ người dân Chiều 18/7, Sở Công Thương Hà Nội đã làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn về phương án đảm bảo hàng hóa thiết yếu sẵn sàng ứng phó với dịch COVID-19 nhằm đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương...