Hà Nội chưa quyết định chặt hạ, di dời 1.300 cây xanh
Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định, nhu cầu và số liệu dịch chuyển, giải tỏa cây xanh trên tuyến đường Phạm Văn Đồng mới là phương án đề xuất của đơn vị tư vấn và chủ đầu tư dự án.
Thông tin do Sở Xây dựng cung cấp cho báo chí cho biết, theo quy định pháp luật, việc cấp giấy phép dịch chuyển giải tỏa cây xanh là một thủ tục hành chính được UBND TP phê duyệt.
Quang cảnh buổi họp báo của Thành ủy Hà Nội chiều 6.6.2017.
Quan điểm nhất quán của lãnh đạo TP trong phương án quy hoạch đầu tư xây dựng là tránh tối đa vùng cây xanh, công viên, hồ nước. Trong đó trường hợp bắt buộc dịch chuyển, giải tỏa cây xanh nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng thực hiện dự án phải được tính toán chặt chẽ, chọn phương án tối ưu với ưu tiên hàng đầu là bảo tồn, di chuyển dù có thể phát sinh chi phí; trong điều kiện không thể dịch chuyển mới thực hiện giải pháp giải tỏa, chặt hạ cây xanh.
Đối với số cây phải xử lý trong dự án này, TP giao các cơ quan, đơn vị liên quan lên danh sách, hồ sơ cây xanh, phương án cụ thể đối với từng cây, có sự giám sát chặt chẽ việc xử lý cây xanh khi di dời hay chặt hạ.
Trong dự án này, TP yêu cầu cao hơn về quy hoạch cảnh quan kiến trúc. Cây xanh được trồng mới trên tuyến đường phải tương đương hệ thống cây xanh đã được trồng trên đường Võ Chí Công.
Video đang HOT
Hai bên đường Phạm Văn Đồng đang giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án mở rộng đường Vành đai 3. Nhiều máy móc đã hoạt động trong công trường quây bằng tôn kín, giáp hàng cây ngăn cách với tuyến đường Phạm Văn Đồng hiện tại. Ảnh: An Thành
Dự án xây dựng đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch – Cầu Thăng Long được thiết kế hệ thống cây xanh theo mô hình tuyến đường Võ Chí Công, cụ thể: Tầng cao tổng số 1.547 cây, gồm các loại như giáng gương, bàng Đài Loan; cọ cầu; ban hoàng hậu… Tầng cây bụi 4.649 cây các loại gồm: Đại sứ; tường vi; ngọc bút; dâm bụt; hoa giấy… Tầng thảm cỏ, cây thảm lá màu: 60.772 mét các loại, gồm dương xỉ, ngọc trai, muống Nhật, lan dẻ quạt….
Việc thiết kế cây xanh trồng mới tại dự án đường vành đại 3 bằng các loài cây đa dạng chủng loại, thành 3 -4 tầng, góp phần cải thiện môi trường không khí, giảm tiếng ồn, giảm chi phí duy trì, giữ ẩm tạo màu xanh nhằm tạo nên một hệ thống cảnh quan đẹp, hiện đại, phù hợp và đồng bộ với các dự án trên trục giao thông có giá trị thẩm mỹ cao.
Hiện, hai bên đường Phạm Văn Đồng đang giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án mở rộng đường Vành đai 3.
Hiện TP Hà Nội đang tập trung trồng mới cây xanh, phấn đấu đến năm 2020 trồng mới 1 triệu cây xanh, đưa tỷ lệ cây xanh bình quân đầu người lên 10m2 (so với 7,18m2/người năm 2013).
Thực tế, năm 2016 và 5 tháng năm 2017, TP đã trồng gần 300.000 cây xanh, trong đó có trên 35.000 cây xanh có đường kính lớn, thực hiện cắt tỉa trên 50.000 cây để đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống mưa bão, góp phần cải tạo cảnh quan cây xanh và bộ mặt đô thị của TP.
TP khẳng định không có chủ trương về giải tỏa, thay thế 4.000 cây xà cừ.
Theo Danviet
Hà Nội chưa có kế hoạch chặt 4.000 cây xà cừ
Vì xà cừ thuộc danh mục không khuyến khích trồng nên lãnh đạo thành phố đã chọn 18 loại cây thay thế nếu có xà cừ bị chết.
Trao đổi với báo chí chiều 6/6, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết, Hà Nội chưa có kế hoạch chặt 4.000 cây xà cừ. Theo ông, do cây xà cừ vẫn nằm trong hệ thống cây xanh Hà Nội, lại hay gãy đổ khi mưa bão nên vài ngày trước đó Sở đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia để quản lý tốt hơn.
Trong quy định của Bộ Xây dựng, xà cừ không được khuyến khích trồng ở đô thị. Vì đô thị có mạch nước ngầm cao, rễ cây dễ bị ảnh hưởng khi thi công kết cấu hạ tầng dễ. Thành phố đã chọn 18 cây phù hợp với thổ nhưỡng Thủ đô để trồng thay thế khi có cây xà cừ bị chết.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục trao đổi với báo chí chiều 6/6. Ảnh: Võ Hải.
Cũng tại cuộc họp, Phó giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong thông tin thêm về việc chặt hạ hơn 1.000 cây xanh để mở rộng đường Phạm Văn Đồng. Theo lãnh đạo Sở, đây mới là đề xuất của chủ đầu tư. Đơn vị tư vấn đề xuất giữ nguyên vị trí 142 cây, dịch chuyển 158 cây và giải tỏa, chặt hạ hơn 1.000 cây trong đó đa số là xà cừ.
Thành phố đang lấy ý kiến nhân dân, các nhà khoa học theo hướng bảo tồn tối đa số cây. "Nhu cầu và số liệu dịch chuyển, giải tỏa cây xanh đến nay mới là theo đề xuất của đơn vị tư vấn và chủ đầu tư", ông Phong nói.
Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cũng khẳng định, chặt hạ không phải là phương án ưu tiên với số cây trên, thành phố sẽ dịch chuyển hoặc giữ nguyên vị trí, trường hợp bất khả kháng mới chặt hạ để thi công.
"Thành phố không quyết chặt hạ 1.000 cây. Các sở, ngành khi chặt hạ một cây thì phải xem xét hết sức kỹ càng", ông Dục nói.
Sở Xây dựng TP Hà Nội cho biết, thành phố đang lấy ý kiến nhân dân và chuyên gia đối với hơn 1.300 cây xanh ảnh hưởng đến thi công đường vành đai 3 đoạn Phạm Văn Đồng. Ảnh: Phương Sơn.
Hà Nội đang phấn đấu đến năm 2020 trồng mới một triệu cây xanh, đưa tỷ lệ cây xanh bình quân đầu người lên 10 m2 (so với hơn 7m2/người năm 2015).
Trong năm 2016 và 5 tháng đầu năm 2017, thành phố đã trồng gần 300.000 cây xanh, với trên 35.000 cây xanh đường kính lớn, cắt tỉa để đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống mưa bão được trên 50.000 cây.
Cây xanh Hà Nội được trồng trên 500 tuyến phố với hơn 100 loài, trong đó 25 loài có số lượng cá thể lớn. Tổng số cây trồng khoảng 50.000, với các loại chủ yếu như: xà cừ, muồng, bằng lăng, phượng, sấu...
Năm 2015, thành phố thực hiện đề án thay thế 6.700 cây xanh trên nhiều tuyến phố. Việc chặt hạ, thay thế cây gặp phản ứng của nhiều người dân. Lãnh đạo thành phố đã yêu cầu dừng thực hiện đề án để thanh kiểm tra. Kết quả thanh tra chỉ ra nhiều sai sót, những cá nhân, tổ chức liên quan đã bị kỷ luật.
Võ Hải
Theo VNE
Hà Nội có thể chặt hạ, thay thế toàn bộ cây xà cừ Cây xà cừ không thuộc nhóm cây trồng đô thị, giá trị kinh tế thấp, lại dễ gãy đổ trong mùa mưa nên thành phố sẽ tổ chức lấy ý kiến việc thay thế. Để có cơ sở xây dựng phương án chặt hạ, thay thế toàn bộ cây xà cừ trên địa bàn các quận, Sở Xây dựng Hà Nội vừa đề...