Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh nCoV, kiên quyết, chủ động chống dịch
Đến thời điểm hiện tại (thời điểm ban hành chỉ thị-phóng viên), Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh nCoV.
Ngày 2/2, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Đức Chung, Trưởng ban Chỉ đạo công tác Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) thành phố đã ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút mới corona (nCoV) trên địa bàn thành phố.
Ảnh minh họa: giaoduc.net.vn
Chỉ thị nêu, đến thời điểm hiện tại (thời điểm ban hành chỉ thị), Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh nCoV; có 26 trường hợp nghi ngờ với triệu chứng ho, sốt và có tiểu sử đi từ vùng dịch về.
Hiện tại, sức khỏe của tất cả các trường hợp này đều ổn định, không có bệnh nhân nặng. 15 trường hợp đã có kết quả xét nghiệp âm tính với bệnh nCoV, số trường hợp còn lại đang được theo dõi cách ly chặt chẽ.
Theo đó, chỉ thị yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, các đoàn thể, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm, quyết liệt các chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố về việc phòng, chống bệnh do nCoV.
Video đang HOT
Phải coi công tác phòng, chống bệnh nCoV như “chống giặc”; bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe người dân, hạn chế thấp nhất tử vong, phải chủ động, bình tĩnh, xử lý kiên quyết và phải có phương án, kế hoạch cụ thể để kiểm soát tốt nhất bệnh này theo phương châm “bốn tại chỗ”, không để lan rộng.
Sở Y tế Hà Nội với vai trò là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút mới corona thường xuyên, chủ động cập nhật, phối hợp với các sở, ngành liên quan nắm bắt tình hình, diễn biến chiều hướng phát triển, kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố các giải pháp tăng cường hoạt động phòng, chống bệnh nCoV; chỉ đạo các bệnh viện được phân công sẵn sàng tiếp nhận, sàng lọc và xử lý tại chỗ, đặc biệt là thực hiện cách ly người bệnh không để lây nhiễm…
Chỉ thị yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện nghiêm việc các học sinh, sinh viên có biểu hiện nhiễm bệnh không đến trường, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch.
Chủ trì phối hơp với Sở Y tế xem xét sẵn sàng thực hiện việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học khi dịch bùng phát.
Chỉ đạo các trường học, cơ sở đào tạo có học sinh, sinh viên đã về từ vùng có dịch để phối hợp tổ chức quản lý, giám sát nhằm phát hiện sớm trường hợp bệnh.
Chỉ thị cũng nêu rõ, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống bệnh nCoV trên địa bàn, trước Ủy ban nhân dân thành phố.
Các địa phương phải thành lập Ban Chỉ đạo Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút mới corona tại địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã làm Trưởng ban; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền nhân dân chủ động thực hiện các khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn, phối hợp tốt với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh này.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các đơn vị và chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút mới corona gây ra tại địa phương.
Đỗ Thơm
Theo giaoduc.net
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp kiềm chế trầm cảm
Sau thử nghiệm cải thiện chế độ ăn uống 38 sinh viên bị trầm cảm với chế độ ăn nhiều rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, dầu ô liu, bột nghệ, các nhà khoa học Úc nhận thấy trạng thái tinh thần của họ đã được cải thiện.
Trong khi nhóm đối chứng gồm 38 sinh viên khác vẫn thực hành chế độ ăn uống bao gồm thực phẩm chế biến, đường và chất béo bão hòa thì bệnh tình vẫn như cũ.
Thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa nuôi dưỡng não, giảm viêm và stress liên quan đến trầm cảm - Ảnh : Shutterstock
Theo The Daily Mail, các nhà khoa học tại Đại học Macquarie (Úc) đã phân tích tình trạng của 76 sinh viên bị trầm cảm (tất cả đều dùng thuốc chống trầm cảm) với chế độ ăn uống bao gồm thực phẩm chế biến, đường và chất béo bão hòa.
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm cho 1/2 số tình nguyện viên ăn 5 phần rau và 2-3 phần trái cây mỗi ngày. Họ cũng được yêu cầu ăn 3 khẩu phần ngũ cốc nguyên hạt, 3 phần thịt nạc và khẩu phần ăn ban ngày được bổ sung trứng, đậu phụ hoặc các loại đậu, 2 muỗng canh dầu ô liu và 1 muỗng cà phê bột nghệ hoặc quế . Đồng thời, tiêu thụ carbohydrate tinh chế, đường, chất béo và thực phẩm chế biến đều giảm.
Kết quả, khi nhiều trái cây, rau, cá và thịt nạc được đưa vào chế độ ăn, tâm trạng được cải thiện sau 3 tuần. Các nhà khoa học giải thích rằng thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa nuôi dưỡng não, giảm viêm và stress liên quan đến trầm cảm.
Sau 21 ngày, các tình nguyện viên thay đổi chế độ ăn uống như trên, chỉ số trầm cảm trung bình giảm từ 7,2 xuống 4,4 điểm, được coi là một trạng thái lành mạnh. Mức độ lo lắng giảm từ 6,3 xuống 3,4 và căng thẳng - từ 7,7 xuống 4,8. Trong nhóm đối chứng với chế độ ăn uống quen thuộc bao gồm thực phẩm chế biến, đường và chất béo bão hòa, tỷ lệ trầm cảm, lo lắng và căng thẳng vẫn như cũ.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Sinh viên luật tìm hiểu cách tránh thai, dùng bao cao su Sáng 5-10, hơn 1.000 sinh viên (SV) Trường ĐH Luật TP.HCM đã đến tham dự chương trình "Bí mật sáng thứ 7" với chủ đề "Giáo dục sức khỏe giới tính toàn diện". Hoạt động do trường này phối hợp cùng Trung tâm ICS, tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền con người LGBT tại Việt Nam, tổ chức nhằm trang bị...