Hà Nội chưa đặt tên đường Võ Nguyên Giáp
Theo tờ trình của UBND thành phố Hà Nội về việc đặt tên đường phố thì chưa có phương án đặt tên đường mang tên Võ Nguyên Giáp, Võ Chí Công, Võ Văn Kiệt.
Nhiều tỉnh đã có đường Võ Nguyên Giáp song Hà Nội vẫn chưa có con đường xứng tầm.
Khác với chỉ đạo trước đó của Thành ủy Hà Nội là giao Hội đồng tư vấn và các cơ quan chức năng sớm trình HĐND thành phố xem xét đặt tên đường phố mang tên Võ Nguyên Giáp, Võ Chí Công, Võ Văn Kiệt, trong tờ trình của UBND thành phố gửi kỳ họp HĐND sắp tới không có phương án đặt tên các vị lãnh đạo này.
Theo đại diện UBND thành phố, nguyên nhân là hội đồng tư vấn đặt tên đường phố chưa tìm được một con đường xứng tầm để mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Một số tuyến đường có tầm vóc hiện đại thì vẫn đang trong quá trình xây dựng, chưa hoàn chỉnh hạ tầng.
Thay vào đó, UBND trình HĐND xem xét đặt tên và điều chỉnh độ dài của 34 đường, phố của 10 quận, huyện. Trong đó có 11 đường mang tên địa danh, 1 đường mang tên di tích lịch sử văn hóa, 16 đường, phố mang tên danh nhân và 6 đường phố điều chỉnh kéo dài.
Cụ thể, sẽ có các đường, phố mới như phố Quan Hoa dài 1,1km từ cầu Cót ven sông Tô Lịch đến trụ sở UBND quận Cầu Giấy; phố Thành Thái chạy từ cuối phố Duy Tân đến KĐT Dịch Vọng; Phố Tố Hữu từ cuối đường Lê Văn Lương giao cắt với đường Khuất Duy Tiến đến ngã tư giao với đường Vạn Phúc, quận Hà Đông; Phố Bạch Thái Bưởi từ ngã tư giao với đường Nguyễn Khuyến đến giao với đường Yên Phúc…
Ngoài ra, còn các tuyến đường, phố mới được đặt tên danh nhân như: Đoàn Khuê; Vũ Tông Phan, Nguyễn Huy Nhuận, Nguyễn Văn Lộc, Trần Kim Xuyến, Nguyễn Đình Hoàn, Thành Thái; đặt tên theo địa danh như: Văn Quán, Văn Yên, Yên Lãng, Phú Xá, Phú Thượng, Xuân Canh, Phúc Lộc, Sở Thượng, Tân Nhuệ…
6 tuyến phố được đề nghị điều chỉnh kéo dài gồm: Phố Dịch Vọng, quận Cầu Giấy; phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, phố Yên Bình, quận Hà Đông; phố Yên Phúc, quận Hà Đông; phố Thanh Am, quận Long Biên, phố Hoàng Như Tiếp, quận Long Biên.
Video đang HOT
Kỳ họp thứ 8 HĐND thành phố Hà Nội dự kiến diễn ra từ 2/12 đến 6/12 sẽ đánh giá tình hình kinh tế xã hội thành phố năm 2013; việc đặt, đổi tên một số đường phố; khung giá đất năm 2013, một số loạt phí và lệ phí…
Theo Xahoi
Người dân quê nhớ Đại tướng
Sáng nay, đúng lễ 49 ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người dân quê làng An Xá, xã Lộc Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình) lại cùng nhau đến nhà lưu niệm thắp hương.
Ông Võ Đại Hàm (bên phải), người cháu được Đại tướng giao trông coi căn nhà lưu niệm, thành kính nhận hương từ người đến viếng.
Từ sáng sớm, dòng người đã đổ về nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở làng An Xá.
Ông Lê Văn Cầu (75 tuổi) là thương binh nhưng vẫn chống gậy hơn 200m từ nhà mình sang thắp hương cho Đại tướng.
Nhiều người dân trầm ngâm lặng nhìn di ảnh Đại tướng.
Bà Nguyễn Thị Luôn (làng An Xá) đại diện cho người dân trong làng cất tang Đại tướng sau 49 ngày.
Ông Võ Đức Tôn, 77 tuổi, cháu gọi Đại tướng bằng bác, đặt tấm di ảnh lên bàn thờ.
Đại tá Nguyễn Bội Giong, người từng làm thư ký cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lặn lội từ Hà Nội vào Quảng Bình để dâng viếng bức trướng "Khó níu xe mây". Theo ông, bức trướng này ý nói tấm lòng thương tiếc của những cán bộ từng phục vụ Đại tướng Tổng tư lệnh, muốn giữ lại xe mây nhưng không níu được.
Ở tuổi 89 tuổi, ông Giong vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Hôm qua, ông bắt chuyến tàu vào Đồng Hới và bắt xe ôm về nhà lưu niệm này. "Tôi mang theo nhiều bức ảnh chụp chung với Đại tướng để kể cho mọi người biết thêm về vị tướng đáng kính", ông Giong nói.
Sổ ghi cảm tưởng tại nhà lưu niệm Đại tướng ngày một dày thêm.
Nhiều bức tranh chân dung Đại tướng được người dân cả nước gửi tặng, đặt trang trọng trong căn nhà lưu niệm.
Trưa nay, con cháu Đại tướng làm lễ 49 ngày theo phong tục truyền thống. Người cháu trông coi nhà lưu niệm Đại tướng quỳ lạy dưới bàn thờ.
Và làm mâm cơm đạm bạc cúng vong linh Đại tướng.
Theo Xahoi
Tiểu đội đặc biệt tại khu mộ Tướng Giáp 25 người được tuyển chọn kỹ từ lực lượng biên phòng đang ngày đêm thay phiên nhau canh gác cho giấc ngủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa. Nhiệm vụ của họ là thay phiên nhau không chỉ canh gác cho giấc ngủ bình yên của Đại tướng vào ban đêm, mà ban ngày còn phải hướng dẫn, sắp xếp...