Hà Nội chưa cho buýt thường chạy đường buýt nhanh
Ông Ngô Mạnh Tuấn – Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, đến thời điểm này, làn đường xe buýt nhanh BRT số 1 vẫn là đường riêng, không có tuyến buýt nào khác đi chung.
Ngày 6/3, tại cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Ngô Mạnh Tuấn – Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến hiệu quả hoạt động của xe buýt nhanh BRT Kim Mã – Yên Nghĩa.
Xe buýt nhanh được TP Hà Nội đưa vào hoạt động hơn 1 năm qua
Trong đó, ông Ngô Mạnh Tuấn được đề nghị nêu rõ quan điểm về đề xuất cho buýt thường và phương tiện khác đi vào làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh. Theo ông Ngô Mạnh Tuấn, đó mới chỉ là đề xuất, phương án của một đơn vị chuyên môn thuộc Sở GTVT Hà Nội.
“Đến thời điểm này, tuyến đường BRT vẫn là tuyến riêng, không có tuyến buýt nào đi vào đó cả”, ông Tuấn nói.
Video đang HOT
Vào cuối tháng 2, ông Nguyễn Hoàng Hải – Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông đô thị Hà Nội (Sở GTVT Hà Nội) bất ngờ đề xuất cho các phương tiện khác được sử dụng chung làn đường buýt nhanh trong một số khung giờ nhất định ban ngày.
Cụ thể, Trung tâm Quản lý giao thông đô thị đề xuất cho tuyến buýt thường được sử dụng làn đường dành riêng của tuyến buýt nhanh BRT01 (bến xe Yên Nghĩa – Kim Mã) từ 4h đến 23h hàng ngày.
Các phương tiện khác được sử dụng làn đường dành riêng cho BRT từ 23h đến 4h ngày hôm sau.
Ngoài ra, Trung tâm Quản lý giao thông đô thị còn đề xuất xén vỉa hè để di chuyển 10 điểm dừng xe buýt tiếp cận với nhà chờ BRT để giảm khoảng cách đi bộ của hành khách trung chuyển với xe buýt thường xuống dưới 100m.
Quang Phong
Theo Dantri
Hà Nội lắp loa tuyên truyền trên tuyến buýt nhanh BRT
Các cụm loa sẽ hoạt động vào giờ cao điểm, tuyên truyền về Luật giao thông và thông tin về xe buýt nhanh.
Ba cụm loa được lắp thí điểm trên cột camera giám sát ở nhà chờ, nút giao Khuất Duy Tiến, Nguyễn Tuân và Hoàng Đạo Thúy để tuyên truyền Luật giao thông và thông tin tuyến buýt nhanh BRT. (ảnh: Hồng Phú)
Sáng 8.2, trao đổi PV, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho biết đơn vị đã lắp đặt ba cụm loa phát thanh trên tuyến buýt nhanh BRT.
Ba cụm loa được lắp trên cột camera giám sát ở nhà chờ, nút giao Khuất Duy Tiến, Nguyễn Tuân và Hoàng Đạo Thúy. Các cụm loa được lắp xong trước Tết Nguyên đán, bố trí ngược chiều nhau dọc theo làn buýt nhanh.
Theo ông Hải, các cụm loa này có nhiệm vụ tuyên truyền Luật giao thông và thông tin về xe buýt nhanh.
"Sau thơi gian đâu thi điêm, đơn vi se đanh gia va rut kinh nghiêm, nêu hiêu qua se nhân rông ra toan tuyên. Chung tôi hy vong y thưc cua ngươi tham gia giao thông se tôt hơn, không con tinh trang lân lan xe buyt nhanh", ông Hải nói.
Từ ngày 9.2, các cụm loa sẽ bắt đầu hoạt động vào giờ cao điểm. Hiện CSGT mới chỉ nhắc nhở chứ chưa xử phạt lấn làn.
Trước đó vào năm 2013, Công an TP Hà Nội phối hợp với Sở Giao thông lắp đặt loa phát thanh tuyên truyền giao thông ở 16 vị trí công cộng trọng điểm trên địa bàn.
Ngày 6.2, tuyến buýt nhanh BRT 01 chính thức bán vé. Mức giá xe buýt nhanh là 7.000 đồng/lượt bằng với giá vé buýt thường. Sở GTVT sử dụng loại vé như xe buýt thông thường. Ông Nguyễn Thủy, Giám đốc xí nghiệp buýt nhanh BRT Hà Nội cho biết trong ngày 6.2, ngày đầu tiên thu tiền vé, xe buýt nhanh BRT 01 đã vận chuyển được thực 6.770 lượt khách
Theo Tất Định (Dân Việt)
TPHCM thành lập trung tâm quản lý giao thông công cộng đầu tiên của cả nước TPHCM là địa phương đầu tiên thành lập mô hình thống nhất một đầu mối quản lý giao thông công cộng như các thành phố hiện đại trên thế giới. Trung tâm quản lý giao thông công cộng TP sẽ quản lý và điều hành toàn bộ hệ thống xe buýt, xe buýt nhanh, xe taxi, buýt đường thủy... Ngày 26/1, Sở Giao...