Hà Nội chủ yếu tinh giản biên chế… người về hưu
Tính đến hết tháng 8/2016, TP Hà Nội đã thực hiện 3 đợt tinh giản biên chế, qua đó giảm 142 trưởng phó phòng, 151 biên chế, 704 hợp đồng có chỉ tiêu. Một trong những hạn chế được chỉ rõ, việc rà soát các trường hợp thuộc diện tinh giản trên địa bàn thành phố chủ yếu là… người về hưu.
Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội vừa báo cáo kết quả giám sát về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2016 và thực hiện chính sách tinh giản biên chế của thành phố Hà Nội. Đoàn giám sát Ban Pháp chế đã nghiên cứu tài liệu liên quan, yêu cầu 22 sở, ban, ngành của UBND TP; 30 quận, huyện, thị xã và các đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo các vấn đề liên quan đến tinh giản biên chế.
Giảm 142 trưởng phó phòng
Kết quả giám sát cho thấy các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp cơ bản nghiêm túc triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 04/12/2015 của HĐND Thành phố về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2016; công tác tinh giản biên chế của thành phố Hà Nội và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức theo đúng quy định.
Thí sinh trên địa bàn Hà Nội xếp hàng nộp hồ sơ thi công chức vào ngành thuế
Cụ thể, theo báo cáo của Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội, tính đến hết tháng 8/2016, các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố đều đã xây dựng xong Đề án tinh giản biên chế theo đúng kế hoạch. Thành phố cũng đã thực hiện 3 đợt tinh giản, đảm bảo đúng chế độ theo quy định. Qua đó, đã giảm được 26 trưởng phòng, 116 phó phòng; giảm 151 biên chế (16 công chức, 83 viên chức, 52 công chức cấp xã); giảm 704 hợp đồng có chỉ tiêu.
Từ năm 2015 đến nay, các đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố cũng đã sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy của từng cấp, ngành theo hướng tinh gọn, không chồng chéo chức năng nhiệm vụ. Qua đó đã sắp xếp, kiện toàn cơ cấu của 22 sở, trong đó đã giảm được 46 phòng, ban.
Một số đơn vị sự nghiệp trực thuộc thành phố, quận, huyện, thị xã cũng đã được triển khai rà soát, đánh giá thực tiễn hoạt động để sắp xếp, sáp nhập. Qua đó đã giảm từ 401 đơn vị xuống còn 280 đơn vị, giảm 121 đơn vị so với trước sắp xếp.
Video đang HOT
Ngoài ra, công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức của các sở, ngành, đơn vị trực thuộc thành phố và các quận, huyện thị xã cũng đã được coi trọng, cơ bản thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định. Đặc biệt, có một số đơn vị đánh giá cán bộ, công chức dựa trên hiện quả, mức độ hoàn thành công việc theo từng tháng, từng quý.
Nhiều lao động hợp đồng làm thay công chức
Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội cũng chỉ rõ hàng loạt hạn chế, thiếu sót trong công tác tinh giản biên chế trên địa bàn. Cụ thể, như công tác rà soát, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm so với yêu cầu. Đội ngũ Thanh tra xây dựng tuy đã được giao Chủ tịch UBND cấp quận, huyện điều hành trực tiếp, tuy nhiên, biên chế lực lượng thanh tra vẫn do Sở quản lý. Tình trạng lao động hợp đồng thực hiện nhiệm vụ công chức do tồn tại từ lâu vẫn chưa được khắc phục.
Việc triển khai thực hiện Đề án vị trí việc làm của một số đơn vị sự nghiệp đến nay chưa được khắc phục dẫn đến sự bất hợp lý trong quản lý, sử dụng, áp dụng chế độ, chính sách đối với cán bộ. Vẫn còn tình trạng sử dụng biên chế công chức thấp hơn chỉ tiêu được giao nhưng vẫn ký hợp đồng lao động thực hiện công tác chuyên môn và vượt số được giao của Nghị quyết HĐND.
Các trường hợp đánh giá hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng vẫn còn hạn chế năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ vẫn chiếm một số lượng nhất định. Việc rà soát các trường hợp thuộc diện tinh giản thì lại chủ yếu là về hưu. Do vậy, Ban Pháp chế, HĐND TP Hà Nội đánh giá, việc tinh giản biên chế trên địa bàn còn gặp rất nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị và Nghị định 108 của Chính phủ đề ra.
Từ những bất cấp trên, Ban Pháp chế kiến nghị UBND TP Hà Nội có lộ trình giải quyết dứt điểm tồn tại cụ về việc viên chức thực hiện nhiệm vụ của công chức, lao động hợp đồng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại một số đơn vị hành chính và nghiêm cấm các đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập của thành phố tự ký hợp đồng lao động, sử dụng nguồn ngân sách khoán chi thường xuyên để chi trả lương vi phạm các quy định của pháp luật.
Quang Phong
Theo Dantri
Chính phủ giảm gần 4.000 biên chế công chức năm 2017
Tổng biên chế công chức nhà nước năm 2017 gần 270.000 người, giảm khoảng 4.000 người so với năm trước đó.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính, các Hội có tính chất đặc thù trong phạm vi cả nước năm 2017.
Cụ thể, tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2017 (không gồm Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, đơn vị sự nghiệp công lập và công chức cấp xã) là gần 269.000 người.
Hàng ngàn thí sinh xếp hàng nộp hồ sơ thi công chức ngành thuế thủ đô. Ảnh: Võ Hải.
Trong 269.000 biên chế, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ, ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (không phải đơn vị sự nghiệp công lập) chiếm gần 110.000 người.
Số biên chế còn lại của các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện với khoảng 158.000 biên chế; cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trên 1.000 biên chế.
Quyết định cũng phê duyệt, tổng biên chế của các Hội có tính chất đặc thù (gồm 28 đơn vị: Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam; Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam; Liên minh hợp tác xã; Hội Nhà báo; Hội sinh viên; Hội người cao tuổi...) hoạt động trong phạm vi cả nước là 686 biên chế.
Như vậy, tổng biên chế công chức năm 2017 giảm khoảng 4.000 người so với năm 2016 (tổng biên chế công chức năm 2016 là gần 273.000 người); biên chế dự phòng và biên chế các hội đặc thù, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài giữ nguyên so với năm 2016.
Bên cạnh đó, Thủ tướng giao Chính phủ chỉ đạo Bộ trưởng Nội vụ có trách nhiệm giao biên chế công chức với từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng thành lập mà không phải đơn vị sự nghiệp công lập, các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương thực hiện điều chuyển, sắp xếp trong tổng số biên chế được giao khi thành lập tổ chức mới hoặc được giao nhiệm vụ mới.
Công chức tinh giản của Hà Nội chủ yếu là người nghỉ hưu
Ban pháp chế HĐND TP Hà Nội vừa công bố kết quả giám sát biên chế thành phố. Theo đó, bên cạnh những kết quả đạt được, một số hạn chế được nêu ra:
Việc tinh giản biên chế gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là người nghỉ hưu, chưa đạt yêu cầu Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị và Nghị định 108/2014 của Chính phủ đề ra.
Vẫn còn tình trạng sử dụng biên chế công chức thấp hơn chỉ tiêu nhưng lại ký hợp đồng lao động vượt chỉ tiêu.
Công tác rà soát, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thành phố, quận, huyện, thị xã còn chậm.
Đội ngũ Thanh tra xây dựng tuy đã giao Chủ tịch UBND cấp quận, huyện, thị xã điều hành trực tiếp nhưng biên chế lực lượng Thanh tra vẫn do Sở quản lý...
Võ Hải
Theo VNE
Hà Nội giảm 170 trưởng phó phòng Thành phố sắp xếp bộ máy nên giảm được hàng trăm đơn vị sự nghiệp, trên 50 phòng ban và hơn 170 trưởng phó phòng. Ngày 17/9, đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị do Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ông Phạm Minh Chính làm Trưởng đoàn đã làm việc với Thành ủy Hà Nội về kết quả thực hiện nghị quyết...