Hà Nội: Chủ động các phương án để ứng phó với hiện tượng thời tiết cực đoan
Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tình hình thời tiết thủy văn năm 2020 sẽ có nhiều diễn biến phức tạp khó lường, cần đề phòng các hiện tượng thời tiết cực đoan như dông lốc, nắng nóng gay gắt, bão mạnh; mưa lớn tập trung với cường độ mạnh trong thời gian ngắn gây ngập úng cục bộ tại các đô thị, vùng trũng thấp; lũ lớn, lũ muộn…
Chiều nay (26/5), tại hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã thông tin về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn Thành phố năm 2020.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, 5 tháng đầu năm 2020, Hà Nội có nhiều điểm phức tạp với nền nhiệt độ trung bình tháng phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 đến 1,5 độ C. Đặc biệt, trong tháng 3 và tháng 4 nhiệt độ trung bình tháng cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 1,6 đến 3,0 độ C. Tổng lượng mưa tháng phổ biến cao hơn nhiều so với trung bình nhiều năm.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội thông tin tại hội nghị
Bên cạnh đó có 15 đợt không khí lạnh, không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng đến khu vực thành phố Hà Nội. Nhất là không khí lạnh mạnh kết hợp với hội tụ gió trong đới gió Tây trên cao khu vực thành phố Hà Nội từ ngày 24 đến 25/1 có mưa vừa, mưa to và dông. Có 2 đợt nắng nóng; cụ thể, đợt 1 ngày 9-10/5 và 20-21/5 có nắng nóng diện rộng với nhiệt độ có nơi cao hơn 40,9 độ tại khu vực Hà Đông.
Video đang HOT
Theo ông Sơn, tình hình thời tiết thủy văn năm 2020 sẽ có nhiều diễn biến phức tạp khó lường, cần đề phòng các hiện tượng thời tiết cực đoan như dông lốc, nắng nóng gay gắt, bão mạnh; mưa lớn tập trung với cường độ mạnh trong thời gian ngắn gây ngập úng cục bộ tại các đô thị, vùng trũng thấp; lũ lớn, lũ muộn… ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của nhân dân.
Ông Sơn cho biết, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020. Giao nhiệm vụ cho các cấp, ngành, các cơ quan, đơn bị kiện toàn các tổ chức phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; xây dựng kế hoạch, phương án, chuẩn bị mọi điều kiện đảm bảo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có hiệu quả với mọi diễn biến thiên tai có thể xảy ra.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và các Công ty Thủy lợi tiến hành điều tra, rà soát các hồ đập trên địa bàn thành phố; quy trình tích nước và vận hành; các vấn đề hư hỏng, sự cố được đầu tư tu sửa nhằm đảm bảo an toàn cho các hồ chứ trong mùa lũ năm 2020. Xây dựng phương án phòng, chống úng ngập ngoại thành và đảm bảo an toàn hồ đập trong mùa mưa bão năm 2020.
Để ứng phó bão mạnh, lốc tố làm gãy, đổ hệ thống cây xanh trong mùa mưa bão, Sở Xây dựng Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị quản lý, duy tu, duy trì cây xanh sẽ huy động lực lượng, phương tiện thực hiện giải tỏa 24/24 giờ ngay khi nhận được thông tin cây gãy, đổ do mưa bão. Đồng thời yêu cầu các đơn vị tổ chức ứng trực 100% quân số, phương tiện khi có mưa, bão lớn; bảo đảm giao thông lưu thông được nhanh nhất và trồng cây thay thế sau 10 ngày.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành viên Thoát nước Hà Nội cũng triển khai kế hoạch khơi thông công rãnh, nạo vét các tuyến mương, kênh dẫn, cống ngầm, cống ngang tăng cường khả năng tiêu thoát úng và xây dựng kế hoạch tiêu cục bộ ở những điểm thường xuyên úng ngập. Các doanh nghiệp thuỷ lợi tập trung tu sửa máy móc, thiết bị vận hành 100% các trạm bơm tiêu úng và đầu tư tu sửa các công trình thủy lợi nội đông, tăng cường khả năng tiêu thoát ra các sông nội đồng.
Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, năm 2020, ngành đã tiến hành rà soát, xác định 4 trọng điểm đê điều với 12 vị trí xung yếu cần được bảo vệ; Đồng thời đã xây dựng phương án hộ đê bảo vệ trọng điểm trình Ủy ban nhân dân Thành phố. Trên cơ sở được phê duyệt, Sở đã có phân công các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm 4 tại chỗ để sẵn sàng ứng phó phòng, chống thiên tai.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân thăm, tặng quà người dân Nghệ An
Chiều 22-5, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng Đoàn công tác của Thành ủy TP.HCM thăm và làm việc tại huyện Nam Đàn (Nghệ An).
Cùng đi có ông Thái Thanh Quý- Bí Thư Tỉnh ủy Nghệ An, ông Nguyễn Đức Trung- Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An và lãnh đạo các Sở, ban ngành.
Bí Thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng Đoàn công tác tặng quà, thăm hỏi, động viên người dân ở huyện Nam Đàn, Nghệ An.
Bí Thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, ông Phan Nguyễn Như Khuê- Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. HCM, ông Lê Thanh Liêm- Phó chủ tịch Thường trực UBND TP. HCM cùng Đoàn công tác đã thăm, trao tặng 10 bộ máy tính cho Trường Tiểu học Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn)- ngôi trường trọng điểm, chất lượng dẫn đầu huyện Nam Đàn.
Nói chuyện với các giáo viên, học sinh, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã thông tin các hoạt động kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 -19-5-2020) tại thành phố mang tên Bác Hồ. Sau khi nghe báo cáo kết quả trong công tác dạy và học của nhà trường, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ vui mừng trước sự phát triển của ngôi trường gắn với tên gọi Làng Sen trên quê hương Bác Hồ.
Bí thư Nhân mong muốn, giáo viên và học sinh nhà trường giữ vững, phát huy truyền thống, niềm vinh dự, tự hào là ngôi trường trên quê hương Bác Hồ, noi gương Người để tiếp tục dạy tốt, học tốt. Nhà trường cần tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tin học cho giáo viên và học sinh.
Ông Nguyễn Trường Giang- Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An báo cáo tại thực địa tuyến giao thông kết nối Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An).
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cùng Đoàn công tác khảo sát và nghe báo cáo tại thực địa tuyến giao thông kết nối Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên (Nam Đàn). Đây là tuyến giao thông TP. HCM hỗ trợ tỉnh Nghệ An trong kế hoạch hợp tác giữa hai địa phương.
Tuyến giao thông này có chiều dài 3,9km, rộng 24m. Khi được xây dựng sẽ tiếp nối từ quê Ngoại ra núi Chung lên quê Nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh rồi tiếp nối ra Quốc lộ 46. Đây sẽ là tuyến giao thông động lực để thúc đẩy phát triển cho Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên, Nam Đàn.
Cũng trong chiều 22-5, Bí Thư Thành ủy TP.HCM cùng Đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà, trò chuyện cùng gia đình ông Phan Văn Chất (73 tuổi, trú xóm Mậu 2, xã Kim Liên)- thương binh hạng 3/4; thăm gia đình ông Nguyễn Văn Đàn (ở xóm Mậu 1, xã Kim Liên)-thương binh hạng 1/4; đình ông Dương Tứ (ở xóm Thượng Nậm, xã Hồng Long, huyện Nam Đàn)- Đảng viên gốc giáo, bệnh binh hạng 2/3...
Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn: Xã Cần Kiệm phải phấn đấu đạt mức cao nhất trong phát triển kinh tế Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn yêu cầu, ngay sau khi tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIII, xã Cần Kiệm cần có kế hoạch bắt tay ngay vào các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tiếp tục giữ vững các tiêu chí về NTM; phấn đấu đạt mức cao...