Hà Nội “chốt” những ai được ra – vào thành phố
Chỉ những người đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo Công văn số 2434 ngày 29/7 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội mới được phép đi lại qua chốt kiểm soát ở cửa ngõ thủ đô.
Ngày 23/9, lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông – Công an thành phố Hà Nội thông tin, công tác kiểm soát người dân và phương tiện ra – vào thành phố tại 22 chốt kiểm soát ở cửa ngõ thủ đô được áp dụng theo đúng tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Tất cả những người ra – vào đều được kiểm tra chặt chẽ những giấy tờ có liên quan.
Lực lượng chức năng chốt trực tại cửa ngõ thủ đô (Ảnh: Đỗ Quân).
Theo đó, chỉ những người đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo nội dung Công văn số 2434 ngày 29/7 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội mới được phép đi lại qua chốt kiểm soát.
Cụ thể, người ở tỉnh, thành khác vào Hà Nội làm việc, lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động, cần có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo mẫu.
Các cán bộ, nhân viên, người lao động có địa chỉ thường trú tại Hà Nội làm việc, lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố khác cần có giấy xác nhận là cán bộ, công nhân, người lao động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố đó và giấy xác nhận của chính quyền nơi cư trú theo mẫu.
Các trường hợp ra – vào thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch bệnh, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia… cần có các loại giấy tờ chứng minh việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó và Giấy đi đường theo mẫu.
Riêng trường hợp người dân đi ra khỏi thành phố trước ngày 24/7/2021 (thời điểm Hà Nội ban hành Chỉ thị số 17) muốn quay lại Hà Nội, người buôn bán hàng hóa thiết yếu từ các địa phương, tỉnh, thành khác vào Hà Nội cần chuẩn bị căn cước công dân, các loại giấy tờ chứng minh việc buôn bán, kết quả xét nghiệm âm tính virus SARS-CoV2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 3 ngày).
Video đang HOT
Trường hợp người ở tỉnh, thành khác đưa, đón bệnh nhân khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố; lễ tang; đi sân bay Nội Bài để công tác (kể cả người đưa đón) cần chuẩn bị: căn cước công dân, hộ chiếu, vé máy bay, kết quả xét nghiệm âm tính virus SARS-CoV2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 3 ngày).
Trường hợp người đi khám chữa bệnh thì phải có hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện, lịch trình vào – ra, địa điểm xuất phát, nơi đến để kiểm soát quá trình tham gia lưu thông trên địa bàn thành phố.
Những lễ tang tổ chức ngoài thành phố cần có danh sách thành viên trong gia đình và người phục vụ tham gia tang lễ, cam kết của gia đình đảm bảo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 17.
Nhiều người dân nhầm lẫn
Theo đánh giá của Phòng CSGT, lưu lượng người và phương tiện ra – vào thành phố qua 22 chốt kiểm soát ở cửa ngõ thủ đô đang gia tăng, nhất là khi Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15 trong nội đô. Nhiều trường hợp người dân ra – vào thành phố tại các chốt kiểm soát này do không đáp ứng đủ các yêu cầu theo Công văn 2434 của UBND TP Hà Nội nên lực lượng kiểm soát buộc phải yêu cầu lái xe quay đầu trở về nơi xuất phát.
Cũng theo Phòng CSGT, hiện nay, nhiều người dân đang hiểu không rõ hoặc nhầm lẫn về việc đi lại trong thành phố với các tuyến cửa ngõ ra vào thành phố như nhau.
Đối với việc đi lại trong thành phố, hiện UBND TP Hà Nội đã kết thúc giãn cách lần thứ 4, áp dụng theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ (trừ những điểm, khu vực đang có ca nhiễm Covid-19, lực lượng chức năng áp dụng ở mức cao hơn trong công tác phòng, chống dịch và đi lại).
Tuy nhiên, nhằm bảo vệ thành quả chống dịch cũng như phòng, chống dịch Covid-19 không xâm nhập vào thủ đô, tránh lây lan dịch bệnh ra các tỉnh, thành khác từ việc di chuyển không an toàn của người dân, công tác kiểm soát người và phương tiện tại 22 chốt kiểm soát này vẫn được tăng cường chặt chẽ như trước khi thành phố nới lỏng giãn cách (theo Chỉ thị 16).
Phòng CSGT cũng khuyến cáo người dân cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Việc đi lại trong thành phố phải chấp hành nghiêm Luật Giao thông, đảm bảo “5K”.
Đối với những trường hợp muốn ra – vào thành phố cần xác định bản thân có nằm trong diện được phép ra – vào thành phố hay không. Trước khi xuất phát cần chủ động chuẩn bị kỹ những giấy tờ có liên quan, khai báo y tế, lịch trình… để tránh việc di chuyển ra các cửa ngõ gây ùn ứ, mất thời gian, công sức khi kiểm tra, quét mã QR.
Phòng CSGT tiếp tục tăng cường phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm Luật Giao thông trong thành phố cũng như kiểm soát chặt tại các chốt kiểm soát ra vào thủ đô, đảm bảo hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Hà Nội hỗ trợ 500.000 đồng cho người không hộ khẩu, chưa đăng ký tạm trú
Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị hoàn thành trước ngày 14-9 việc rà soát, lập danh sách hỗ trợ các trường hợp khó khăn do dịch nhưng không đủ điều kiện hưởng theo các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, thành phố.
Người dân có hoàn cảnh khó khăn có thể gọi số đường dây nóng của MTTQ Việt Nam các cấp để được hỗ trợ nhu yếu phẩm - Ảnh: HÀ QUÂN
Người không hộ khẩu, chưa có tạm trú được xem xét
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , bà Nguyễn Lan Hương, chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, cho biết các tổ chức chính trị - xã hội, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TP Hà Nội và Ủy ban MTTQ Việt Nam các quận, huyện, thị xã sẽ rà soát đối tượng khó khăn đến hết ngày 14-9.
Theo đó, các đối tượng được hỗ trợ gồm người lao động bị dừng việc làm, mất việc làm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 17, chỉ thị số 20 của Hà Nội đang gặp khó khăn nhưng không đủ điều kiện nhận hỗ trợ theo các quyết định, nghị quyết của thành phố.
Những người không có hộ khẩu Hà Nội, chưa làm đăng ký tạm trú có nhu cầu, nguyện vọng cũng được xem xét hỗ trợ.
Bên cạnh đó, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang thuê trọ, người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn cũng thuộc đối tượng được rà soát.
Để nhận hỗ trợ, những người thuộc các trường hợp trên làm đơn gửi Ủy ban MTTQ Việt Nam quận, huyện, thị xã thông qua ban công tác Mặt trận, tổ dân phố nơi đang cư trú, tạm trú.
Mỗi trường hợp đủ điều kiện sẽ được Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội hỗ trợ 500.000 đồng. Kinh phí trích từ Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố.
Danh sách số đường dây nóng hỗ trợ các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn - Đồ họa: Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội
Hà Nội lập danh sách người lao động muốn về quê
Trong khi đó, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) Hà Nội đã có công văn đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã thống kê lao động, người dân ngoại tỉnh không có nơi cư trú trong thời gian giãn cách xã hội có nhu cầu về quê để sở này báo cáo thành phố trước ngày 15-9. Theo thống kê sơ bộ, Hà Nội có khoảng 106.000 lao động tự do ngoại tỉnh cư trú không cố định.
UBND các quận, huyện, thị xã ngoài lập danh sách nhu cầu về quê của lao động ngoại tỉnh còn phân loại đối tượng hưởng chính sách liên quan và chủ động rà soát, bố trí nơi ở tạm cho người không có nơi cư trú.
Thông tin từ Sở LĐ-TB&XH Hà Nội tới cuối ngày 12-9, các đơn vị bảo trợ xã hội trên địa bàn đã tiếp nhận 89 người lang thang, lao động tự do bị kẹt lại thủ đô. Những người này sẽ được các trung tâm bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng trong thời gian này.
Sau 4 tuần hoạt động, đường dây nóng của MTTQ các cấp ở TP Hà Nội đã hỗ trợ 2.222 trường hợp gặp khó khăn với số tiền hơn 700 triệu đồng. Mặt trận các địa phương cũng đã hỗ trợ gần 250.000 suất quà trị giá gần 68 tỉ đồng cho người dân trong khu cách ly, người gặp khó khăn do dịch. Bên cạnh đó, hơn 30.000 chủ nhà trọ, cửa hàng đã miễn trên 30 tỉ đồng cho người đi thuê.
Tài xế ngao ngán quay đầu xe, không thể qua chốt kiểm soát dịch ở Hà Nội Chiều nay, nhiều chốt kiểm soát dịch trên địa bàn Hà Nội tiếp tục triển khai siết chặt việc cấp và sử dụng giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội đối với người dân lưu thông ngoài đường. Theo PV ghi nhận vào khoảng 5h15 chiều ngày 9/8 tại chốt kiểm soát trên đường Đào Tấn (quận Ba Đình), lực...