Hà Nội chọn 6 đơn vị tranh giải ý tưởng giao thông trị giá 200.000 USD
Trong hơn 200 ý tưởng gửi đến, Ban tổ chức đã chọn 6 đơn vị tham gia “vòng chung kết” cuộc thi ý tưởng, giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô.
Chiều 21/2, Phó giám đốc Sở Giao thông Hà Nội Ngô Mạnh Tuấn cho biết, Sở đã chọn được 6 đơn vị đủ điều kiện, có ý tưởng tốt nhất để tham gia “vòng chung kết” cuộc thi ý tưởng tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc của Hà Nội
Phó giám đốc Sở Giao thông Hà Nội Ngô Mạnh Tuấn trao đổi với báo chí chiều 21/2. Ảnh: Võ Hải.
Theo ông Tuấn, Sở Giao thông đã nhận được trên 200 ý tưởng chống ùn tắc giao thông từ các tổ chức, cá nhân. Trong đó, có trên 100 tổ chức, cá nhân gửi ý tưởng qua thư điện tử, số còn lại gửi bài dự thi qua bưu điện. Tuần tới, Sở sẽ tổ chức họp báo công bố 6 đơn vị lọt vào vòng cuối cùng này.
Trước đó ngày 12/1, Sở Giao thông Hà Nội công bố cuộc thi tuyển ý tưởng phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. “Đề bài” định hướng tập trung vào các vấn đề như: Định hướng xây dựng không gian ngầm; giao thông thông minh; tăng cường quản lý phương tiện cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Video đang HOT
Sau vòng sơ tuyển, Ban tổ chức đã lựa chọn 6 đơn vị nêu trên vào chung kết và các đơn vị này sẽ được hỗ trợ kinh phí thực hiện bài thi. Thời gian làm bài trong khoảng 3 tháng, sau đó Ban tổ chức sẽ công bố kết quả và trao thưởng.
Lãnh đạo Sở Giao thông Hà Nội cho biết, hiện trên địa bàn thành phố còn 41 điểm ùn tắc giao thông. Ảnh minh họa: Bá Đô.
Cuộc thi trao một giải nhất trị giá 200.000 USD (khoảng 4,4 tỷ đồng); giải nhì 100.000 USD (khoảng 2,2 tỷ đồng). Các hồ sơ đạt tiêu chí dự thi (vào chung kết) được hỗ trợ 25.000 USD (khoảng 550 triệu đồng).
Võ Hải
Theo VNE
Sở Giao thông Hà Nội: 'Cấm xe máy chứ không cấm mua, sở hữu'
Thành phố sẽ hạn chế và tiến tới cấm xe máy ở một số tuyến phố nội đô, nhưng không hạn chế quyền sở hữu, mua sắm phương tiện. Người dân vẫn có thể mua xe và lưu thông bình thường tại các tuyến phố không cấm.
Trao đổi với báo chí chiều 29/6, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết, Sở đang được thành phố giao nhiệm vụ xây dựng đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc trên địa bàn, dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2016. Một trong những mục tiêu của đề án là hạn chế phương tiện cá nhân tiến tới cấm xe máy tại một số tuyến phố nội đô.
Hà Nội đang xây dựng kế hoạch cấm xe máy vào năm 2025. Ảnh minh họa: Bá Đô.
Theo ông Viện, để giảm ùn tắc giao thông, Hà Nội đưa ra nhiều giải pháp. Ví dụ, tại cuộc làm việc của lãnh đạo UBND thành phố với Sở sáng cùng ngày, đại diện công an đề xuất thu phí phương tiện tham gia giao thông tại một số tuyến phố có lưu thông lớn.
Phương án cấm xe máy cũng là một trong những giải pháp để giảm ùn tắc. Lãnh đạo Sở Giao thông cho biết, cơ sở để đưa ra mốc thời gian 2025 cấm xe máy cũng như việc thực hiện lộ trình là do xu thế của các đô thị hiện đại thế giới và trong khu vực, khi phát triển đến mức độ nào đó phải có lộ trình giảm dần phương tiện cá nhân và tiến tới cấm xe máy hoạt động ở nội đô.
Bên cạnh đó, Hà Nội hiện đứng trước nguy cơ ùn tắc giao thông rất lớn với xe cá nhân tăng nhanh. Thành phố hiện có 5,5 triệu xe cá nhân, trong đó 500.000 ôtô, hơn 5 triệu xe máy và với tốc độ tăng bình quân 10%/năm, dự báo đến năm 2025 có khoảng 11 triệu xe máy. Lượng xe máy lớn không chỉ gây ùn tắc giao thông mà còn ảnh hưởng đến môi trường, khí thải.
"Vì thế giảm xe cá nhân, tiến tới cấm xe máy hoạt động ở nội thành là xu thế tất yếu. Việc này Thủ tướng đã có chủ trương giao cho các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM phải xây dựng lộ trình. Hà Nội cũng đã quyết tâm đưa ra lộ trình như vậy", ông Viện nhấn mạnh.
Theo lãnh đạo Sở Giao thông, quan điểm rõ ràng của thành phố là hạn chế và tiến tới cấm xe máy ở một số tuyến phố nội đô, nhưng không hạn chế quyền sở hữu, mua sắm phương tiện của người dân. Người dân vẫn có thể mua xe và lưu thông bình thường tại các tuyến phố không cấm.
Để hạn chế dần và tiến tới cấm xe máy phải đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân. Năm 2025, Hà Nội cơ bản đầu tư xong hạ tầng khung như các tuyến đường vành đai, xuyên tâm. Phương tiện vận tải hành khách công cộng có tốc độ nhanh, khối lượng vận chuyển lớn như 8 tuyến đường sắt đô thị. Đến năm 2020, phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Hà Nội phải đáp ứng được 20% nhu cầu đi lại của nhân dân, đến 2025 được 30-40%.
Tại hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội sáng 27/6, lần đầu tiên nội dung hạn chế phương tiện cá nhân có lộ trình cụ thể, hướng tới mục tiêu phát triển đồng bộ, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đô thị. Theo đó, Hà Nội định hướng đến 2025 sẽ dừng hoạt động xe máy cá nhân trong nội đô.
Kết quả khảo sát trên VnExpress với gần 13.500 người tham gia cho thấy số đồng tình cấm xe máy vào năm 2025 cao hơn số người phản đối (52% ủng hộ và 48% phản đối).
Võ Hải
Theo VNE
Phá bỏ cây xanh, thảm cỏ trên tuyến đường đẹp ở thủ đô Đường Trần Duy Hưng (Cầu Giấy, Hà Nội) từng được xem là đẹp nhất thủ đô với dải phân cách bằng thảm cỏ rộng và hệ thống cây cảnh bắt mắt. Nhưng hạng mục này sẽ bị phá bỏ để mở rộng lòng đường, kết nối với hầm chui Trung Hòa. Trong cuộc họp ngày 17/12 về việc tìm giải pháp giảm ùn...