Hà Nội cho phép mở hàng quán tại một số quận, huyện
Từ 12h trưa 16/9, Hà Nội cho phép mở hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống (chỉ bán mang về), kinh doanh văn phòng phẩm… tại các quận, huyện chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng.
(Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Nội dung nêu trên nằm trong công văn số 3084/UBND-KGVX về việc điều chỉnh một số biện pháp phòng chống dịch Covid-19 được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh ký, ban hành vào chiều 15/9 gửi các cơ quan liên quan.
Cụ thể, từ 12h trưa ngày 16/9, đối với địa bàn các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng (từ thời điểm thực hiện chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/9) được hoạt động một số loại hình kinh doanh.
Bao gồm, cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21h hàng ngày.
Video đang HOT
Một quán phở gia truyền nằm trên phố Nguyễn Sơn đã được mở bán mang về từ vài ngày trước do chính sách nới lỏng của quận Long Biên (Ảnh: Mạnh Quân).
Về quá trình tổ chức thực hiện kinh doanh các lĩnh vực nêu trên, Hà Nội yêu cầu các cơ sở, dịch vụ hoạt động theo sự quản lý, giám sát, kiểm tra của chính quyền địa phương.
Các cơ sở phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, phải khai báo y tế bắt buộc với nhân viên, thực hiện 5K; quét mã QR bắt buộc đối với khách đến mua hàng…
Chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ phải cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Hà Nội yêu cầu Sở Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng hướng dẫn triển khai các tiêu chí, điều kiện, biện pháp nới lỏng và khôi phục các hoạt động theo nguyên tắc phải kiểm soát được dịch bệnh, độ bao phủ vắc xin, ý thức chấp hành của người dân…
Đối với Sở Thông tin và Truyền thông, Hà Nội giao phối hợp với các quận, huyện thị xã xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng quét mã QR cho toàn bộ người dân, các nhà hàng, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị… trên địa bàn. Riêng lực lượng Công an thành phố phối hợp với các đơn vị của Bộ Công an, các cơ quan liên quan triển khai nhanh các phần mềm quản lý di biến động dân cư và các dữ liệu phòng, chống dịch theo hướng tích hợp các dữ liệu liên quan vào mã công dân.
Hà Nội cũng yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện sau thời gian giãn cách xã hội và tình hình dịch bệnh trên địa bàn quản lý để báo cáo, đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch, báo cáo phương án phục hồi sản xuất, kinh doanh sau ngày 21/9 tới đây.
Trước đó, sau khi nghe báo cáo về kết quả thực hiện công tác phòng chống dịch và trên cơ sở kết quả đã đạt được, Thường trực Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố Hà Nội xem xét, đánh giá tổng thể, quyết định phương án nới lỏng một số biện pháp phòng, chống dịch và một số hoạt động dịch vụ trong các khu vực trên cơ sở đảm bảo chặt chẽ phương án phòng, chống dịch sau ngày 15/9 và 21/9.
Hà Nội xử phạt hơn 1,6 tỷ đồng vi phạm giãn cách xã hội chỉ trong 1 ngày
Trong ngày thứ 5 Hà Nội thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 17, lực lượng chức năng xử phạt 898 trường hợp vi phạm với số tiền hơn 1,6 tỷ đồng.
Công an TP Hà Nội cho biết, chỉ riêng trong ngày 28/7 (ngày thứ 5 TP Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17), các lực lượng chức năng phát hiện, lập hồ sơ đề nghị UBND các cấp xử phạt hành chính 898 trường hợp vi phạm với số tiền hơn 1,6 tỷ đồng.
Trong đó, 169 trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng bị xử phạt 260 triệu đồng; 5 trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ không chấp hành việc tạm dừng hoạt động bị xử phạt 67,5 triệu đồng; 724 trường hợp bị xử phạt hơn 1,3 tỷ đồng về các hành vi vi phạm khác (không thực hiện biện pháp cách ly, tập trung đông người nơi công cộng, ra khỏi nhà khi không cần thiết, đeo khẩu trang không đúng quy cách...).
Như vậy, trong 5 ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17, các cơ quan chức năng thành phố xử phạt hành chính với số tiền hơn 4,6 tỷ đồng các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch.
Chỉ riêng ngày 28/7, Hà Nội xử phạt gần 900 trường hợp vi phạm với số tiền hơn 1,6 tỷ đồng.
Đáng chú ý, ngày 27/7, trên mạng xã hội chia sẻ đoạn clip nam thanh niên nhổ nước bọt ra thang máy chung cư Home City (số 177, đường Trung Kính, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy) khiến nhiều người bức xúc.
Theo nội dung đoạn clip, khi đứng trong thang máy chung cư, nam thanh niên không đeo khẩu trang mà cầm trên tay. Người này liên tục khạc nhổ nước bọt xuống sàn. Sau đó, anh ta còn dùng khẩu trang đang cầm trên tay để lau miệng và treo lên chai nước rửa tay sát khuẩn đặt trong thang máy.
Đoạn clip sau khi được đăng tải khiến nhiều người bức xúc trước hành động vô ý thức của nam thanh niên trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Tiếp nhận thông tin, ngay trong sáng 28/7, Công an phường Yên Hoà (Cầu Giấy) đã mời nam thanh niên này lên làm việc. Tại đây, danh tính nam thanh niên được xác định tên Hoàng Văn B. (SN 1990, thuê tại chung cư Home City).
Anh B. thừa nhận hành vi sai phạm của mình. Với hành vi vứt khẩu trang không đúng nơi quy định và không đeo khẩu trang, UBND phường Yên Hoà xử phạt anh B. 4 triệu đồng. Lực lượng chức năng cũng yêu cầu anh B. đi làm xét nghiệm COVID-19.
Hà Nội ngày đầu giãn cách: Chợ đông nghịt, hàng hóa dồi dào, giá ổn định Sáng nay 24/7, sức mua hàng hóa ở các chợ truyền thống đều tăng vọt ngay sau khi Hà Nội áp dụng giãn cách. Tiểu thương ở các chợ khẳng định, hàng hóa vẫn dồi dào, đủ cung ứng cho người dân. Theo ghi nhận của Dân trí , sáng nay (24/7), các chợ truyền thống ở Hà Nội như Dịch Vọng, Cầu...