Hà Nội cho mở 2 đường bay tới TP.HCM và Đà Nẵng, vẫn đóng đường sắt
Chiều nay, 8.10, Bộ GTVT tiếp tục họp với các địa phương về kế hoạch mở cửa vận tải. Đáng chú ý, Hà Nội đã đồng ý mở lại 2 đường bay khứ hồi tới TP.HCM và Đà Nẵng.
Theo ông Đào Việt Long, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội, để bảo vệ an toàn tuyệt đối cho thủ đô, theo nguyên tắc “đóng trước, mở sau” nên quan điểm phục hồi thì phải hết sức thận trọng và có phương án, lộ trình rất cụ thể.
TP.HCM ủng hộ quan điểm mở lại sớm vận tải đường sắt. Ảnh NGỌC NĂM
Ông Long cho hay, chiều nay, 8.10, TP.Hà Nội thống nhất mở 2 đường bay (Hà Nội – TP.HCM, Hà Nội – Đà Nẵng) với tần suất 1 chuyến khứ hồi/1 ngày trong 10 ngày đầu từ 10.10. Còn đường sắt vẫn đề nghị tạm dừng để tăng độ tiêm phủ vắc xin cho người dân.
Tại cuộc họp, đại diện Cục Đường sắt cho biết đã xin ý kiến 24 tỉnh, thành về kế hoạch tạm thời tổ chức hoạt động vận tải bằng đường sắt.
Theo đó dự kiến giai đoạn 1 sẽ tổ chức lại 2 tuyến đường sắt Thống Nhất 1 đôi tàu/1 ngày (đón tiễn khách tại 39 ga) và tuyến Hà Nội – Hải Phòng: 1 đôi/1 ngày (đón tiễn tại 8 ga).
Ngày 8.10: Thông báo 114 ca Covid-19 tử vong tại 11 tỉnh thành
Tính đến chiều 8.10, có 3 tỉnh, thành là Đà Nẵng, Phú Yên và Quảng Trị nhất trí với dự thảo kế hoạch. UBND TP.Hà Nội tiếp tục khẳng định quan điểm dừng vận tải hành khách bằng đường sắt đến Hà Nội và đề nghị các bước chuẩn bị điều kiện cần thiết trước khi hoạt động trở lại.
Hà Nội cũng đề nghị Cục Đường sắt làm rõ các yếu tố quy định y tế với hành khách, tạm thời chưa đi đến 4 tỉnh, thành (TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An)…
Theo Ông Hoàng Triệu Hùng, Phó giám đốc Sở GTVT Hải Phòng, thành phố này chỉ có tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng. “Hải Phòng sẽ chờ Hà Nội, khi Hà Nội sẵn sàng mở thì Hải Phòng mới mở được. Nếu tổ chức khai thác, trước mắt Hải Phòng sẽ cách ly tập trung những hành khách về từ “vùng đỏ”, các vùng mức độ dịch khác có thể xem xét cách ly, theo dõi tại nhà”. Cùng ý kiến, đại diện Sở GTVT tỉnh Hải Dương cũng cho biết, Hải Dương hoàn toàn phụ thuộc vào sự sẵn sàng của 2 thành phố đầu tuyến.
Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, thì cho rằng hiện rất cần nối lại các tuyến vận tải đường sắt để phục vụ đưa người dân về quê và đón người dân có nhu cầu quay lại khu vực miền Nam để lao động.
TP.HCM tạo điều kiện thuận lợi nhất để đưa đón người dân di chuyển đi, đến các nhà ga trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, cần phải xem xét điều kiện y tế đối với hành khách, nếu đưa ra tiêu chí như với hàng không thì rất khó cho người dân có nhu cầu đi lại bằng đường sắt.
Đa số ý kiến phát biểu của lãnh đạo Sở GTVT các tỉnh, thành phố khác đều bày tỏ ý kiến đồng ý việc cần thiết mở lại các tuyến đường sắt , tuy nhiên, cần phải làm rõ đối tượng, số lượng hành khách.
Về cách thức triển khai để địa phương chuẩn bị nhân lực, nguồn lực về cách ly, điều trị, các địa phương cũng kiến nghị áp dụng như đối với hành khách hàng không. Thừa Thiên – Huế và Nam Định cho biết sẽ có ý kiến sau ngày 15.10.
Ngày 8.10: Cả nước 4.806 ca Covid-19, 994 ca khỏi | TP.HCM 2.215 ca
Đến nay còn 21 tỉnh, thành chưa có ý kiến chính thức về việc mở lại đường sắt, gồm: Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM.
Ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết đường sắt phù hợp với nhu cầu người dân từ các tỉnh phía nam trở về, nhất là người thu nhập thấp, người khó khăn, người già, phụ nữ mang thai và chuyên chở được cả xe máy.
Điều tra giám đốc công ty bất động sản bay lòng vòng để né cách ly
Trong số 17 ca mắc mới ở TP Đà Nẵng có 4 ca mắc mới liên quan đến một giám đốc công ty bất động sản đã bay lòng vòng TP.HCM - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Hà Nội, Hà Nội - Đà Nẵng - Hội An với mục đích được cho là nhằm tránh né cách ly.
Người từ vùng dịch về Đà Nẵng phải chịu cách ly 21 ngày hoặc sẽ buộc quay đầu ngay trở lại. Trong ảnh: một chốt kiểm soát dịch ở phía nam Đà Nẵng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Chiều 12-7, cơ quan chức năng TP Đà Nẵng cho biết trong 24 giờ qua đã phát hiện 17 ca mắc mới. Trong đó 13 ca liên quan đến nam bệnh nhân 21987 là V.H.B. (là ca mắc cộng đồng sau 10 ngày Đà Nẵng không có ca mắc không rõ nguồn lây).
4 ca còn lại là những người về từ TP.HCM đang được cách ly tập trung tại khách sạn. 4 người này là 1 gia đình, đi chung chuyến bay với ca mắc vừa được phát hiện ở Quảng Nam ngày 10-7.
Ca mắc phát hiện ở Quảng Nam tên là N.T.D., 49 tuổi, trú khu dân cư Bông Sao, phường 5, quận 8, TP.HCM, là giám đốc điều hành dự án bất động sản.
Ngày 4-7, ông D. từ TP.HCM ra sân bay Đà Nẵng trên chuyến bay VN0128 (TP.HCM - Đà Nẵng) lúc 12h45.
Tại sân bay Đà Nẵng, kiểm dịch viên y tế và các lực lượng chức năng yêu cầu cách ly tập trung nhưng ông D. không đồng ý, xin được cách ly tạm 1 đêm tại Đà Nẵng rồi sáng 5-7 sẽ quay về TP.HCM, nên được đưa về khách sạn tại 150 Võ Nguyên Giáp để cách ly.
Tuy nhiên, sáng 5-7, ông D. không bay vào TP.HCM mà lại đáp chuyến bay QH104 từ Đà Nẵng ra Hà Nội lúc 10h35.
Sau đó, ngày 6-7, ông D. bay từ Hà Nội vào Đà Nẵng trên chuyến bay VN171 lúc 13h25. Ông D. từ Hà Nội tới nên theo phân luồng không phải người đến từ địa phương có dịch nên không cách ly.
Ông D. tiếp đó vào TP Hội An (Quảng Nam), lưu trú tại 1 villa ở phường Tân An đã được công ty thuê trước và khai báo y tế.
Ngay sau đó, UBND phường Tân An ra quyết định buộc ông D. cách ly tại nhà 14 ngày. Từ tối 7-7, ông D. xuất hiện triệu chứng sốt và đến ngày 10-7 vẫn còn mệt mỏi, nóng mũi, đau đầu nên liên hệ với y tế địa phương, được đưa đến Bệnh viện Vĩnh Đức lấy mẫu xét nghiệm, có kết quả dương tính.
Ông Phan Văn Sơn - phó chánh văn phòng UBND TP Đà Nẵng - cho biết qua truy vết phát hiện 4 người trong 1 gia đình đi cùng chuyến bay với ông D. đã dương tính với COVID-19. Bốn người này hiện đang được cách ly tại khách sạn.
"Chúng tôi đã truy vết 116 ca F liên quan tới người này và phát hiện 4 người dương tính. Lãnh đạo TP đã giao Công an TP phối hợp với Công an tỉnh Quảng Nam điều tra, xử lý nghiêm trước pháp luật với trường hợp này vì khai báo, thực hiện lộ trình không trung thực để lây nhiễm COVID-19", ông Sơn nói.
Ông Sơn cho biết rút kinh nghiệm từ trường hợp này, từ nay các chốt kiểm dịch chỉ có 3 kịch bản cho người từ vùng dịch về.
Theo đó phải cách ly đúng 21 ngày tại khách sạn hoặc địa điểm cách ly tập trung do TP quy định. Nếu không chấp nhận thì buộc quay đầu, chứ không chấp nhận cho cách ly 1 đêm rồi sáng mai lại đi.
Giàu nhất nước nhưng người dân TPHCM sở hữu xe hơi thua xa tỉnh lẻ Dù là địa phương có tốc độ đô thị hóa, thu nhập thuộc nhóm cao nhất nước, tỷ lệ sở hữu xe hơi theo hộ dân tại TPHCM rất thấp với chỉ 6,7% hộ dân có xe, thấp hơn cả tỉnh lẻ. Theo báo cáo về đợt tổng điều tra dân số, nhà ở của Tổng cục Thống kê, bình quân sở hữu...