Hà Nội chính thức bỏ lệnh cấm ô tô đường Xuân Thủy – Cầu Giấy
Ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị tổ chức giao thông linh hoạt, tạo thuận lợi cho các phương tiện lưu thông qua khu vực thi công nhà ga số 6 và 7 trên đường Xuân Thủy – Cầu Giấy.
Sau khi đi kiểm tra tuyến đường Xuân Thủy – Cầu Giấy, ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội – cho rằng, dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 thi công trên tuyến đường huyết mạch của thành phố có mật độ giao thông lớn nên việc thu hẹp lòng đường phục vụ thi công làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của nhân dân và việc lưu thông trên tuyến đường này.
Hà Nội sẽ phân luồng giao thông linh hoạt trên tuyến đường Xuân Thủy – Cầu Giấy
Tuy nhiên, đây là dự án trọng điểm, nhằm phát triển giao thông của thành phố nên nhận được sự chia sẻ và ủng hộ của nhân dân. Trong quá trình triển khai còn một số bất cập nên ông Hùng chỉ đạo các đơn vị liên quan phân luồng giao thông trực tiếp qua tuyến đường Xuân Thủy – Cầu Giấy. Tuyến đường này chỉ cấm các loại xe tải, xe khách trên 30 chỗ, xe taxi lưu thông khu vực thi công các ga số 6, 7, 8 và các trụ cầu.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu lực lượng tổ chức giao thông trực 24/24 giờ trong suốt thời gian thi công các nhà ga trên đường Xuân Thủy – Cầu Giấy. Cảnh sát và thanh tra giao thông bố trí lực lượng trực từ 6 giờ sáng đến 22 giờ đêm, sau đó giao cho các đơn vị thi công chỉ đạo chính nhưng vẫn có lực lượng hỗ trợ để đảm bảo giao thông và vận chuyển vật tư, vật liệu, thiết bị thi công.
Video đang HOT
Đặc biệt, ông Hùng yêu cầu các đơn vị chức năng tổ chức giao thông một cách linh hoạt nhất, tạo thuận lợi cho các phương tiện và nhân dân lưu thông qua khu vực này, giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng cho người dân và cơ quan tại khu vực thi công.
Tại các nút giao thông khác gần khu vực thi công như Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đồng, nút Bưởi, Đào Tấn, Liễu Giai và các nút giao trên đường Nguyễn Khánh Toàn, đường Vành đai 2, đường Nguyễn Chí Thanh, đường Vành dai 3 phải tăng cường lực lượng để điều tiết giao thông, đảm bảo giao thông thông suốt từ 6 giờ sáng đến 22 giờ đêm.
Ngoài ra, ông Hùng còn yêu cầu lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các đơn vị thi công không đúng giấy phép, không tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn giao thông khi thi công công trình.
Trước đó, Sở GTVT ra văn bản đề nghị lực lượng chức năng cấm ô tô (trừ xe buýt, xe cứu thương, xe làm nhiệm vụ…) qua đường Xuân Thủy – Cầu Giấy để rào chắn xây dựng ga số 6 và 7 tuyến đường sắt đô thị ga Hà Nội – Nhổn trong vòng ba tháng (từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 11/2014). Đến ngày 30/8, lực lượng chức năng chính thức phân luồng ô tô qua đường Cầu Giấy.
Sau dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, người dân đi làm đông khiến các tuyến đường phân luồng ô tô quanh khu vực Cầu Giấy bị ùn tắc nghiêm trọng. Vào giờ cao điểm lực lượng chức năng phải xuống hiện trường đưa ra quyết định “ nóng” để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông.
Quang Phong
Theo Dantri
Hà Nội kiến nghị xem xét lại việc đổi tên cầu Nhật Tân
- Hà Nội vừa có công văn hỏa tốc gửi đến Văn phòng Chính phủ kiến nghị về việc nghiên cứu, xem xét lại việc đổi tên cầu Nhật Tân.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã có công văn hỏa tốc gửi đến Văn phòng Chính phủ về việc đổi tên cầu Nhật Tân thành cầu Hữu nghị Việt - Nhật.
Hà Nội chưa đồng thuận với đề xuất đổi tên cầu Nhật Tân.
Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết, gần đây các phương tiện truyền thông có đưa tin Bộ GTVT đang làm thủ tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ đổi tên cầu Nhật Tân thành cầu hữu nghị Việt - Nhật.
Theo UBND TP.Hà Nội, đề xuất này thể hiện và ghi nhận sự giúp đỡ quý báu của Chính phủ Nhật Bản với ngành giao thông và thủ đô Hà Nội, ghi dấu ấn tình hữu nghị hai nước Việt Nam - Nhật Bản.
Tuy nhiên, UBND thành phố Hà Nội cũng cho biết, việc đặt tên, đổi tên công trình công cộng phải thực hiện theo đúng quy trình tại Nghị định số 91 của Chính phủ, cũng như thông tư 36 của Bộ VH-TT-DL. Theo đó, tại điều 16, 17 của Nghị định 91, HĐND TP có thẩm quyền quyết định đặt tên, đổi tên công trình công cộng có quy mô lớn. Việc nghiên cứu đặt tên, đổi tên phải lấy ý kiến chuyên môn, các tổ chức Đảng, chính quyền..., công bố công khai dự kiến đặt tên, đổi tên công trình công cộng để nhân dân tham gia góp ý kiến.
Lãnh đạo Hà Nội cho biết sẽ phải lấy ý kiến thống nhất của Bộ VH-TT-DL trước khi trình HĐND TP quyết định. TP cũng kiến nghị Văn phòng Chính phủ nghiên cứu, xem xét việc đổi tên cầu Nhật Tân, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
HOÀI THU
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Hà Nội: Sáng mai cấm ô tô trên phố Xuân Thủy - Chiều 29/8, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Tân - Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết: Đêm nay đơn vị thi công sẽ ngăn đường và bắt đầu từ sáng mai (30/8) sẽ cấm xe ô tô trên đường Xuân Thủy - Cầu Giấy. Để phục vụ thi công tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà...