Hà Nội chìm trong rét đậm, rét hại, vì sao nông dân ở đây vẫn phấn khởi ra đồng chăm rau?
Thủ đô Hà Nội đang bước vào những ngày rét kỉ lục, rét đậm, rét hại, nhiệt độ có lúc xuống tới 8 – 9 độ C.
Nhưng nhiều nông dân ở xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức vẫn miệt mài dầm mình xuống đồng làm đất, tưới rau, thu hoạch rau cũ để kịp lên luống rau mới.
Theo các hộ trồng rau ở xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội, những ngày gần đây giá rau xanh tăng gấp 2 lần so với trước Tết. Thậm chí, có những loại rau củ gia vị như: gừng, sả, tía tô… tăng đến 3 – 4 lần do nhu cầu của người mua tăng cao.
Chính vì vậy, dù Hà Nội đang chìm trong rét đậm, rét hại, song các hộ trồng rau nơi đây vẫn phấn khởi ra đồng từ sớm để chăm sóc, thu hoạch rau.
Mặc dù rét kèm mưa từ những ngày trước, nhưng 2 ngày gần đây thời tiết trở nên hanh khô, rau vẫn cần cung cấp rất nhiều nước. Giữa cái rét buốt của Hà Nội, người nông dân xã Tiền Yên (Hoài Đức) vẫn miệt mài tưới nước để rau phát triển trong điều kiện tốt nhất.
Để kịp thời vụ, ngay từ sớm, dù nhiệt độ chỉ khoảng 10 độ C nhưng trên những cánh đồng trồng rau tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đã khá đông bà con nông dân đã tranh thủ ra đồng.
Giá rau tăng cao nên dù rét mướt, người nông dân vẫn phấn khởi thu hoạch. Được biết, giá rau tăng gấp 2 lần so với trước Tết, có những loại rau tăng đến 3, 4 lần.
Cô Nguyễn Thị Hà (Hoài Đức, Hà Nội) vừa làm cỏ ruộng vừa bộc bạch: “Chưa đợt rét nào trời rét như đợt này, mấy hôm trước còn vừa rét vừa mưa. Sáng cô 4, 5h là đã phải ra đồng rồi, không muốn đi làm đâu nhưng nông dân mà không ra ruộng thì không có gì để ăn”.
Video đang HOT
Thời tiết khắc nghiệt cũng là điều kiện để sâu bệnh phát triển. Nếu ngại cái lạnh giá mà không bám đồng chăm rau thì người nông dân rất có thể hỏng cả một vụ rau.
Rất nhiều loại rau như cải cúc, su hào, súp lơ,… đã được người dân thu hoạch sau mưa rét. Chị Nguyễn Thị Thủy (Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ: “Phải tranh thủ thu hoạch vì mấy hôm vừa rồi mưa, mai kia nắng lên là hỏng hết rau”.
Lý giải về điều này, nhiều nông dân cho biết, vì mưa rét quá sâu nên rau rất khó sinh trưởng đúng thời gian. Chị Nguyễn Thị Hà (Hoài Đức, Hà Nội) cho hay: “Như bình thường rau cải cúc chỉ độ 1 tháng 5 ngày là được bán, giờ rét này thu cải cúc cũng phải tháng rưỡi”.
Thời tiết cực đoan làm gián đoạn quá trình sinh trưởng của rau nên dù rau “đắt như tôm tươi”, nhưng nhiều hộ nông dân cũng chưa có rau để bán ra thị trường. Nhiều người nông dân phải mặc áo phao, đội mũ kín mít mới trụ nổi dưới cái rét thấu da. Tuy nhiên vì cuộc sống dựa hoàn toàn vào mấy ruộng rau nên dù vất vả họ vẫn cố gắng mưu sinh.
Ứng phó khẩn cấp với đợt không khí lạnh nhất từ đầu mùa Đông, Hà Nội hôm nào rét nhất trong đợt?
Nhiều người đặt câu hỏi, trong đợt rét đậm rét hại tiệm cận những những trận rét lịch sử lần này, Hà Nội hôm nào rét nhất trong đợt? Để trả lời câu hỏi này PV Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Khí hậu (Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia).
Tin mới nhất về đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất mùa Đông 2021-2022
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Khí hậu (Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia) cho biết, hiện nay, ở khu vực phía Nam Trung Quốc có một khối không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống nước ta.
Chiều nay (18/02), bộ phận không khí lạnh đã tiến sát vùng biên giới nước ta.
Ứng phó khẩn cấp với đợt không khí lạnh nhất từ đầu mùa Đông: Trời rét đậm, rét hại với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8-11 độ.
Dự báo: Trong tối và đêm nay (18/02), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh ở phía Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ ảnh hưởng đến phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với rãnh gió Tây trên cao nên từ chiều tối nay (18/02) đến ngày 21/02, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to, riêng từ ngày mai (19/02) đến hết ngày 20/02 vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; từ ngày mai (19/02) đến ngày 21/02, khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có mưa, mưa rào và có nơi có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: cấp 1.
Từ đêm nay (18/02), trong đất liền Bắc Bộ gió chuyển hướng Đông Bắc cấp 3, vùng ven biển cấp 4; ở vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió chuyển hướng Đông Bắc mạnh dần lên cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh, sóng biển cao từ 2,0-5,0m. Từ đêm mai (19/02), trên vùng biển ngoài khơi Trung Bộ gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7, biển động, sóng biển cao từ 2,0-4,0m. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2.
Khu vực Hà Nội: Từ đêm nay (18/02) đến ngày 20/02 có mưa, mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trời rét đậm, rét hại với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8-11 độ.
Từ ngày mai (19/02), ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm, rét hại; riêng từ ngày 20-22/02, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa trời rét hại với nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8-11 độ, vùng núi 3-6 độ, vùng núi cao có nơi xấp xỉ 0 độ và khả năng cao xảy ra băng giá, mưa tuyết. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do rét hại: cấp 1.
Từ sáng sớm mai (19/02), Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia sẽ cung cấp bảng nhiệt độ thực đo lúc 06h trên Website và App thời tiết.
Nền nhiệt ở Thủ đô Hà Nội trong ngày Chủ nhật (ngày rét nhất trong đợt) chỉ ở mức 8-11 độ C.
Hà Nội hôm nào rét nhất trong đợt?
Đây được nhận định là đợt rét sâu nhất trong mùa Đông 2021-2022. Không khí lạnh kèm theo mưa nên người dân sẽ càng cảm nhận rõ hơn về cái rét. Nền nhiệt ở Thủ đô Hà Nội trong ngày Chủ nhật (ngày rét nhất trong đợt) chỉ ở mức 8-11 độ C.
Dự báo, từ ngày 19-23/2, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng xảy ra đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất kể từ mùa Đông 2021-2022. Nhiều nơi nhiệt giảm sâu, vùng núi cao có khả năng cao xảy ra mưa tuyết và băng giá; trung du và đồng bằng có thể dưới 10 độ C.
Cụ thể, từ trưa chiều 18/02-21/02 có mưa, mưa rào và có nơi có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to; từ ngày 22/02 mưa giảm dần. Trời rét; từ ngày 19-22/02 trời rét đậm rét hại, riêng ngày 20-21/02 trời rét hại. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Từ 23-27/02, có mưa vài nơi. Trời rét, có nơi rét đậm; riêng ngày 23/12 trời rét đậm.
Cảnh báo: Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Ứng phó khẩn cấp với đợt không khí lạnh nhất từ đầu mùa Đông
Trước tình hình miền Bắc đêm nay và ngày mai sẽ bắt đầu đón đợt rét đậm, rét hại tương đương với những trận rét nhất trong lịch sử, Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT đã có văn bản gửi các địa phương về công tác ứng phó với rét đậm, rét hại.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, do tác động của không khí lạnh mạnh và mưa, từ ngày 19-23/02, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ xảy ra đợt rét đậm, rét hại trên diện rộng, khu vực vùng núi phía Bắc có khả năng cao xảy ra mưa tuyết và băng giá, nhiệt độ thấp nhất các tỉnh vùng núi, trung du từ 4-6 0C, khu vực núi cao có nơi xấp xỉ 0 0C, các tỉnh đồng bằng từ 8-10 0C.
Từ cuối năm 2021 đến nay, đã có 09 đợt không khí lạnh, trong đó có 02 đợt không khí cường độ mạnh tương đương mức được dự báo trong những ngày tới. Tuy đã được thông tin và chỉ đạo kịp thời song vẫn xảy ra 02 vụ ngạt khí do sưởi ấm bằng bếp than làm 03 người chết (tại Thanh Hóa). Để chủ động ứng phó với rét hại, băng giá và giảm thiểu những thiệt hại, tránh lặp lại những trường hợp đáng tiếc như đã xảy ra trong thời gian qua, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố thực hiện một số nội dung sau:
1. Theo dõi sát diễn biến thời tiết, thông tin kịp thời đến chính quyền và nhân dân; tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, nhất là người già, trẻ nhỏ, học sinh, hạn chế hoạt động ngoài trời lạnh, tuyệt đối không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người như tại một số địa phương trong những năm gần đây.
2. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi vệ sinh, củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, chủ động dự trữ thức ăn đảm bảo phòng chống đói, rét; triển khai phương án di chuyển gia súc chăn thả tự do về chuồng nuôi nhốt trong tình huống cần thiết để đảm bảo an toàn; hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản. Tham khảo tài liệu hướng dẫn, truyền thông trên trang thông tin điện tử của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai.
3. Chủ động thông báo, hướng dẫn cho khách vãng lai, khách du lịch; cắm biển cảnh báo trên các tuyến đường có khả năng xảy ra băng giá, trơn trượt để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
4. Tổ chức các đoàn công tác xuống cơ sở để kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, tránh.
5. Hiện nay, học sinh các cấp trên cả nước đã đi học trực tiếp trở lại, các địa phương căn cứ diễn biến thời tiết để chủ động cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn, nhất là đối với các trường nội trú ở khu vực miền núi.
6. Các tỉnh, thành phố đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chủ động triển khai các biện pháp chống rét cho mạ và diện tích lúa vụ Đông Xuân mới gieo cấy; điều chỉnh linh hoạt lịch gieo cấy đối với diện tích còn lại phù hợp với diễn biến thời tiết để tránh thiệt hại.
7. Trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Đề nghị Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố quan tâm tổ chức thực hiện.
Lời tâm sự xót xa của những người vô gia cư ở Hà Nội giữa cái rét thấu xương 11 độ: "Chẳng có chăn, gối nên mặc tạm áo mưa tránh rét" Khi màn đêm buông xuống, trên những góc phố ở trung tâm TP. Hà Nội, những người vô gia cư lại tìm đến những vỉa hè, góc khuất để ngả lưng sau một ngày làm việc. Người vô gia cư đợi cứu trợ dưới cái lạnh thấu xương Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh...