Hà Nội: Chi tiết 37 dự án “ôm đất” rồi bỏ hoang
Hà Nội vừa công bố chi tiết danh sách 37 dự án chưa được khắc phục dứt điểm theo kiến nghị giám sát của Thường trực HĐND TP. Hà Nội.
Cụ thể, trong danh sách này có 3 dự án chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng, kiến nghị gia hạn sử dụng đất 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn. Hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất.
3 dự án bao gồm: Dự án nhà máy sản xuất thẻ thông minh của Công ty Điện tử tin học hóa chất (lô B1-F, cụm tiểu thủ công nghiệp vừa nhỏ, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy); bệnh viện quốc tế 500 giường (Dương Nội, Hà Đông); Xây dựng xưởng in và cơ sở biên tập 2 nhà xuất bản Hà Nội (phường Thượng Thanh, quận Long Biên) của Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Hà Nội.
Tiếp đó, 8 dự án do Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư… thanh tra, kiểm tra; cơ quan cảnh sát điều tra đã và đang điều tra, xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
Dự án khu nhà ở Văn La – Văn Khê do Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Sông Đà -Sudico làm chủ đầu tư bỏ hoang nhiều năm. Ảnh: Trần Kháng
Bao gồm: khu nhà ở Xa La và khu bổ sung ( Phúc La, Hà Đông) và tổ hợp chung cư và thương mại Bemes (Kiến Hưng, Hà Đông) của Xí nghiệp xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu; khu trung tâm thương mại và văn phòng HESCO (Văn Quán, Hà Đông) của Công ty Cổ phần thiết bị Thủy Lợi; dự án nhà máy xử lý rác thải (xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì) của Công ty TNHH MTV Cơ điện Công Trình; dự án xây dựng bệnh viện Việt Mỹ của Công ty TNHH Hải Châu (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì); Trung tâm tang lễ Văn Minh của Công ty xuyên Thái Bình Dương (Mỹ Đình, Nam Từ Liêm); mở rộng vườn ươm (Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm) của Công ty công viên cây xanh; xây dựng nhà máy Kimono xuất khẩu (Kim Hoa, Mê Linh) của Công ty Cổ phần Ngọc Bích.
Ngoài ra, trong danh sách 37 dự án có 26 dự án mà Hà Nội đã có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng chủ đầu tư chậm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.
Cụ thể: tại quận Hà Đông có 5 dự án, gồm khu đô thị mới Văn Phú (Văn Phú – Invest); khu nhà ở Văn La – Văn Khê (Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Sông Đà -Sudico); bệnh viện quốc tế Hà Đông (Công ty Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long); cụm công nghiệp Đồng Mai (Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Phong Phú – Tập đoàn Dệt May).
Huyện Mê Linh có 6 dự án, gồm xây dựng nhà máy gia công cơ khí, khuôn mẫu chính xác và sản xuất sản phẩm nhựa công nghiệp (Công ty TNHH Vina-FuJi); xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị nâng (Công ty Cổ phần cơ khí Mê Linh); xây dựng nhà máy gia công cơ khí, khuôn mẫu chính xác và sản xuất sản phẩm nhựa công nghiệp (Công ty TNHH Thành Trang); xây dựng nhà máy sản xuất dây cáp điện và lắp ráp thiết bị vệ sinh cao cấp (Công ty TNHH dây và cáp điện Hoàng Sơn); xây dựng trung tâm tạo nghề cơ khí (Công ty vận tải và xây dựng); xây dựng trung tâm bồi dưỡng nhân lực (Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại).
Quận Long Biên có 3 dự án, gồm xây dựng doanh trại Trung đoàn cảnh sát cơ động (Công an TP Hà Nội); xây dựng nhà máy (Công ty TNHH Ngọc Linh); xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Sài Đồng (Công ty xây dựng số 3, Tổng công ty đầu tư phát triển nhà Hà Nội – Handico).
Một góc dự án khu đô thị mới Đại Kim – Định Công. Ảnh: Trần Kháng
Quận Hoàng Mai có 3 dự án, gồm khu đô thị mới Đại Kim – Định Công (Công ty Cổ phần Kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội – HANHUD); dự án xây dựng văn phòng làm việc giao dịch giới thiệu sản phẩm và kho hàng (HTX dịch vụ nông nghiệp Sở Thượng); khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp (Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị – HUD).
Huyện Phúc Thọ 3 dự án, gồm vườn sinh thái Cẩm Đình – Hiệp Thuận (Công ty TNHH Thương mại Kim Thanh); xây dựng xưởng sản xuất bìa carton sóng và giấy Krafl (Công ty Cổ phần thương mại và đầu tư Hatako); xây dựng xưởng sản xuất gỗ ép công nghiệp (Công ty TNHH Trung Nam).
Huyện Thanh Trì có 2 dự án, gồm xây dựng nhà tái định cư công viên Yên Sở nay là khu đô thị Tứ Hiệp (Công ty Cổ phần Tứ Hiệp Hồng Hà Dầu khí); khu đô thị mới Tây Nam hồ Linh Đàm (Tổng công ty đầu tư phát triển nhà – Bộ Xây dựng).
Tại quận Nam Từ Liêm có dự án xây dựng nhà ở (Công ty thiết kế xây dựng nhà); quận Bắc Từ Liêm có dự án mở rộng Viện di truyền nông nghiệp (Viện di truyền nông nghiệp); khu vui chơi giải trí (Công ty TNHH Ngọc Linh) tại quận Tây Hồ.
Nước sạch vàng khè, có cả giun nhưng công ty khẳng định 'đạt tiêu chuẩn'
'Nước sạch xả ra vẫn còn vàng khè, mấy ngày trước thì còn đen đục không khác gì nước cống, có cả giun, không sử dụng được mà công ty lại cho rằng nước 'đạt tiêu chuẩn an toàn' làm người dân bức xúc lắm', anh Minh cho biết.
Cư dân hoang mang với chất lượng nước đạt chuẩn - Ảnh: QUANG THẾ
Phản ánh tới báo Tuổi Trẻ , cư dân chung cư thuộc 16 tòa nhà với khoảng 6.000 dân khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết vài tháng gần đây nước thường xuyên có màu vàng, đen đục và xuất hiện cả giun đất.
Anh Lê Hữu Minh - căn hộ 802, tòa nhà Nơ19 - phản ánh: "Nguồn nước không đảm bảo, thường xuyên đục, có cả sinh vật lạ. Cư dân phản ánh tới đơn vị cấp nước để đưa mẫu đi kiểm tra, tuy nhiên sự việc diễn ra một tháng nay rồi tình trạng vẫn không được cải thiện.
Cư dân bức xúc nhất là sau khi sự việc xảy ra không nhận được bất kỳ khuyến cáo nào từ phía công ty nước. Đến ngày 5-10 công ty nước có báo cáo nhưng khẳng định nước "đạt chuẩn".
Nước tại vòi ngày 3-10 ở một số căn hộ khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp được người dân quay lại - Video: H.MINH
Liên quan đến thông tin chất lượng nước sạch người dân phản ánh, ngày 5-10, ông Trần Quốc Hưng - phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ nhà ở và khu đô thị (HUDS) - đã có văn bản số 965 báo cáo gửi UBND quận Hoàng Mai, ban quản trị các tòa nhà, các cơ quan báo chí kết quả xử lý và xét nghiệm nguồn nước.
Qua đó đơn vị này cho biết mạng lưới cấp nước từ trạm sản xuất đến trước đồng hồ tổng nhà chung cư được kiểm tra giám sát thường xuyên. Kết quả 14 mẫu nước trong các tòa nhà chung cư đều đạt.
Theo đơn vị cấp nước, các mẫu có chỉ tiêu chưa đạt quy chuẩn là do các nhà chung cư chưa thau rửa bể tính đến thời điểm lấy mẫu.
"Kết quả xét nghiệm trước ngày 24-9 do công ty chủ động lấy cả 3 mẫu tại trạm cấp nước, vòi vào bể ngầm tòa nhà Nơ19, nước dưới bể ngầm Nơ21 đều đạt chuẩn.
Với kết quả xét nghiệm như trên, công ty khẳng định nước trong hệ thống cung cấp của đơn vị cho khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp đạt tiêu chuẩn theo đúng quy định hiện hành", Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ nhà ở và khu đô thị cho biết.
Tuy nhiên cư dân sinh sống tại các tòa nhà Nơ20, Nơ19 phản ánh mặc dù đã thau rửa lại toàn bộ bể ngầm và bể mái theo khuyến cáo nhưng những ngày gần đây nước vẫn có màu vàng khè không thể sử dụng, sinh hoạt.
Chị Lê Mai Phương (tòa nhà Nơ19) cho biết: "Không phải gần đây mới xuất hiện tình trạng đục bất thường mà chúng tôi đã phát hiện từ gần 2 năm nay, tuy nhiên khoảng 1 tháng nay thì màu nước tại vòi đen đặc, rất hoang mang nên mới phản ánh".
"Từ ngày phát hiện nước đục chúng tôi phải mua nước bình để sinh hoạt, nước sạch nhà máy cấp đành lọc để tắm giặt. Nhưng gần đây nhiều cư dân xuất hiện tình trạng da bị viêm, nổi mẩn đỏ đã phải tới bệnh viện khám, cắt thuốc uống.
Nước sinh hoạt là vấn đề cấp thiết nhưng thấy có 'vấn đề' đơn vị cung cấp không quyết liệt vào cuộc", bà Lê Thị Hòa - căn 816, tòa nhà Nơ20 - nói.
Để làm rõ hơn sự việc, ngày 6-10, phóng viên đến trụ sở Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ nhà ở và khu đô thị liên hệ làm việc, lễ tân cho biết lãnh đạo công ty bận và hẹn sắp xếp lịch làm việc vào một hôm khác.
Nước đục, có màu vàng tại vòi ngày 6-10 - Ảnh: QUANG THẾ
Ngày 7-10, trao đổi với Tuổi Trẻ Online , chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt Nguyễn Xuân Chinh cho biết về tình trạng nước sinh hoạt như người dân phản ánh chính quyền địa phương đã vào cuộc.
"Trách nhiệm chủ đầu tư (Công ty HUDS) phải thực hiện nghiêm túc, nếu không sẽ bị xử lý", ông Chinh nói.
Cùng ngày, trưởng ban quản trị tòa nhà Nơ20 Trịnh Quang Hòa cho rằng: "Chúng tôi nghi ngờ kết quả xét nghiệm mà Công ty HUDS đưa ra cho biết chất lượng nước đạt chuẩn.
Bởi lẽ khi tiến hành lấy mẫu ngày 24-9 có sự chứng kiến của cư dân nhưng khi vận chuyển và bàn giao cho đơn vị làm xét nghiệm không có sự giám sát của cư dân.
Đến sáng ngày 7-10, nước vẫn đục. Vài ngày tới Công ty HUDS không phản hồi thông tin, chúng tôi lại tiếp tục gửi văn bản tới quận, thành phố để kêu cứu".
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...