Hà Nội chi hơn 25 tỷ đồng trồng lại cây 5 tuyến phố
UBND quận Long Biên (Hà Nội) vừa quyết định chi khoản kinh phí hơn 25 tỷ đồng để trồng mới lại cây xanh trên một số tuyến phố: Nguyễn Văn Cừ, Trường Lâm, Ngọc Thuỵ, Việt Hưng và nút giao cầu Vĩnh Tuy với đường 40.
Thông tin trên được đại diện lãnh đạo UBND quận Long Biên cho biết chiều 23/4 tại buổi họp báo thường kỳ của Thành uỷ Hà Nội.
Theo đại diện lãnh đạo UBND quận Long Biên, hiện nay tỷ lệ cây xanh, mặt nước hiện có của quận vẫn còn thấp so với yêu cầu chỉ tiêu khoảng xấp xỉ 2m2/người, chỉ bằng 1/10 chỉ tiêu cây xanh của các thành phố hiện đại trên thế giới, khoảng 20m2-25m2 cây xanh/người. Theo khảo sát, hiện trên địa bàn quận Long Biên có 11 tuyến phố chính với khoảng 3057 cây xanh pha tạp, không đồng nhất: Phượng, Muồng, Bằng Lăng, Sấu, Sữa, Móng Bò, Xà Cừ, Bàng, Lộc Vừng…
Những hạn chế trên cùng điều kiện môi trường khí hậu đang trở nên khắc nghiệt của đô thị đã tạo ra một hình ảnh đô thị thô cứng. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu về đô thị hoá và xây dựng quận Long Biên thành quận kiểu mẫu “quận đô thị xanh – sạch – đẹp”, trong tương lai và chuẩn bị 10 năm ngày thành lập quận, việc cải tạo, chỉnh trang hệ thống cây xanh là thực sự cần thiết và sẽ được tiến hành từng bước phân vùng, khu vực.
Hà Nội sẽ chi 25 tỷ đồng trồng lại cây xanh một số tuyến phố
Theo đó, trong giai đoạn 1, quận này sẽ tiến hành cải tạo cây xanh trên một số trục chính, các nút giao thông quan trọng như: trục đường Nguyễn Văn Cừ, trục đường 40m gồm 2 tuyến: từ Ngọc Thuỵ đến Thạch Bàn, tuyến phố Trường Lâm vào khu hành chính quận Long Biên, trục Việt Hưng, nút giao cầu Vĩnh Tuy với đường 40 và nút giao Nguyễn Văn Linh với cầu Vĩnh Tuy…
Các loại cây được trồng trên các tuyến này sẽ được lựa chọn đúng chủng loại cây đô thị, phụ thuộc vào mặt bằng, thổ nhưỡng để trồng, căn cứ số liệu điều tra rà soát, chủng loại cây nào nhiều, đang sinh trưởng tốt trên tuyến phố thì được chọn làm cây chủ đạo. Mỗi tuyến phố sẽ có từ 1-2 cây chủ đạo.
Theo lãnh đạo UBND quận Long Biên, quá trình trồng lại cây xanh trên các tuyến phố trên sẽ có một số cây được giữ lại, chặt bỏ, đánh về vườn ươm…
Cây giữ nguyên là cây đúng loài chủ đạo của tuyến phố có đường kính thân từ 10cm trở lên có thân, tán phát triển tốt, vị trí phù hợp. Cây đánh về vườn ươm là cây thuộc loài cây đô thị, có đường kính dưới 10cm. Những cây không phải loại cây đô thị, hoặc cây sâu mục, gây ngang thân, không có khả năng phát triển tán, cây cong, nằm ở vị trí không vụ hợp… sẽ bị chặt hạ.
Theo lãnh đạo quận Long Biên, vị trí trồng cây sẽ được bố trí thẳng hàng, cục bộ có thể thẳng theo từng đoạn, phù hợp với hè đường tuyến phố, không trồng cây ở các vị trí án ngữ cổng ra vào cơ quan, mặt tiền văn phòng, nhà dân… Khoảng cách cây trồng trung bình là 5-10m.
Video đang HOT
Để thực hiện việc trồng mới cây xanh này, quận Long Biên cho biết đã khảo sát và thống kê số cây cần chặt bỏ, thay thế. Theo đó, tuyến phố Nguyễn Văn Cừ trong số 592 cây đang có sẽ có 410 cây được giữ lại, trồng mới 191 cây đường 40m có 747 cây đều sẽ bị chặt bỏ hoàn toàn để trồng mới lại đường Việt Hưng có 273 cây sẽ có 171 cây được giữ lại và trồng mới 86 cây…
Để việc trồng cây được thống nhất, đơn vị này cho biết, dự kiến đường Nguyễn Văn Cừ sẽ trồng cây Muồng, Phượng và xen cây Sưa trắng. Phố Trường Lâm sẽ trồng cây Sấu. phố Việt Hưng sẽ trồng cây Muồng, Móng Bò và Bằng Lăng…
Theo đại diện UBND quận Long Biên, tổng mức đầu tư của dự án khoảng hơn 25 tỷ đồng, trong đó chi phí trồng cây gần 20 tỷ đồng. Nguồn vốn để trồng lại cây này sẽ được lấy từ ngân sách của quận. Dự tính đơn vị này sẽ triển khai trồng lại cây xanh trên các tuyến phố từ đầu tháng 5 tới và kết thúc vào tháng 7 năm nay.
Theo vietbao
Ấm lòng những bát phở chờ suốt 40 năm!
"Cô ơi cháu đã đọc phóng sự "40 năm quẩn quanh thèm phở" trên Dân trí. Bọn cháu muốn về Hải Phòng nấu cho các cụ một bữa phở". Mừng quá! Vậy là đã có ngày, 96 cụ già bất hạnh ở Trung tâm bảo trợ xã hội Hải Phòng được ăn phở "đã đời"!
Tấm lòng người đến
Ngày 7/3, từ 5 giờ sáng, 96 cụ già ở Trung tâm bảo trợ xã hội Hải Phòng đã thức dậy. Họ mặc những bộ quần áo tươm tất nhất rồi ra hết hành lang háo hức chờ đoàn từ thiện của tổ chức Kết nối trái tim ở thủ đô về. 65 tình nguyện viên ở Hà Nội và 10 người hảo tâm ở Hải Phòng cùng góp mặt.
Lan Chi, một trong 5 thành viên đầu tiên của tổ chức Kết nối trái tim, cho biết, cả nhóm đã hẹn 4 giờ sáng xuất phát từ Hà Nội, 7h30 sáng có mặt ở trung tâm để kịp làm bữa phở sáng cho các cụ.
Chị Trương Tuyết Lan, trưởng ban cố vấn câu lạc bộ Kết nối trái tim, chia sẻ: "Khi đọc bài viết về cuộc đời các cụ trên báo Dân trí, tôi thực sự bị xúc động mạnh. Tôi chia sẻ đường link bài viết cho mọi người và mong muốn sẽ sớm về Hải Phòng với các cụ. Chỉ sau mấy ngày phát động, chúng tôi đã nhận được rất nhiều tình nguyện viên tham gia chuyến đi. Đặc biệt chuyến đi còn có sự tham gia của cháu bé mới 6 tuổi như cháu Vũ Quỳnh Nhi, học sinh lớp 1 trường tiểu học Kim Đồng...".
Qua trò chuyện mới biết, trong đoàn có cả những người đã gần 70 tuổi, nhiều người nhà đang xây, con mới sinh và nhiều em học sinh gác lại tiết học thêm để vượt hơn 100 km về chia sẻ khó khăn với các cụ già ở Hải Phòng.
NSƯT Ngọc Thọ không giấu được xúc động khi tận mắt chứng kiến cuộc sống cơ hàn, thiếu thốn về tinh thần và vật chất của những phận đời nơi đây. Ông tâm sự: "Sau khi đọc bài viết tôi day dứt quá. Họ bằng tuổi bậc sinh thành ra tôi. Nhưng có lẽ cuộc đời họ chưa bao giờ được ôm con vào lòng thời tuổi trẻ và sẽ chẳng bao giờ được con nấu cho bát phở để ăn. Tôi về đây muốn tự tay nhặt rau, quạt bếp để mang tặng cụ một bữa sáng mà bố mẹ tôi vẫn thường ăn nhưng lại là món ăn quá xa xỉ với các cụ. Rồi đây trong những chuyến biểu diễn tôi sẽ mang câu chuyện này kể với đồng nghiệp và bạn bè để mong ngày càng có thêm nhiều bữa sáng nữa đến với họ".
Riêng cháu Ngô Thanh Trang, học sinh lớp 4A, trường tiểu học Kim Đồng, coi chuyến đi đầy nhân đạo này như một trải nghiệm ý nghĩa về cuộc đời.
Bà và cháu cùng hát
Chị Hồ Thị Lan Hoa, người lần đầu tiên tham gia làm từ thiện. Chị Hoa ước mong: "Tôi đọc xong bài báo mà ngồi lặng lẽ khóc một mình. Giá như tôi ở gần đây, mỗi sáng tôi sẽ mang cho các cụ mỗi ngày một tô phở. Để trước khi chết tất cả họ được ăn phở dù chỉ vài lần".
Nước mắt người ở lại
Tổ chức Kết nối trái tim đã tự tay nấu 100 bát phở, tận tay bê đến mời từng cụ. Ai còn khỏe mạnh thì quây quần tại nhà ăn, ai yếu quá thì được các cháu học sinh, các bạn sinh viên và những anh chị trong đoàn bê đến tận giường ân cần bón. Những bát phở nóng sốt, thơm phức càng đậm đà hơn khi được ủ nóng bởi những tấm chân tình.
Nước mắt...
... và nụ cười
Cụ Trần Hữu Lý, cụ ông suốt 40 năm qua, mỗi đêm nằm ngủ đều mơ thấy mình được ăn phở, rạng rỡ cười, xúc động: "Đêm nay tôi có chết cũng thỏa nguyện rồi. Phở này ăn kỹ ngon hơn phở thời xưa cháu ạ!".
Còn cụ Đặng Thị Tám (94 tuổi) 13 năm ở đây chưa một lần được ra ngoài, cũng 13 năm nay không ăn sáng, nắm chặt tay tôi chia sẻ: Hôm nay được ăn phở, được ăn bún chả, những món cứ tưởng người thủ đô giàu có mới được ăn, đâu dám nghĩ đến phận mình. Không biết sau này có được ăn thêm lần nào nữa không, nhưng lần này cũng đủ để nhớ mãi!
Hào hứng ăn bữa phở đã chờ đợi suốt 40 năm
Ngoài việc nấu phở cho các cụ, những thành viên trong câu lạc bộ còn làm bún chả, bún nem đãi các cụ một bữa trưa lạ miệng. Các chương trình văn nghệ cũng được các nghệ sĩ, ca sĩ nhí của đoàn tự biểu diễn. Góc phòng nhỏ tại khu bếp ăn của trung tâm vốn âu sầu hôm ấy bỗng trở thành một sân khấu náo nhiệt. Những tiết mục sôi động của các học sinh, sinh viên trường THCS Đoàn Thị Điểm, THPT Phạm Văn Đồng, Trường THPT Chuyên Ngữ, THCS Giảng Võ, Đại học RMIT... cất lên đầy nhiệt huyết.
Những cụ già ngày thường u buồn dõi nhìn qua song cửa, nay hào hứng đứng dậy vỗ tay, đung đưa theo câu hát, nước mắt chảy tràn.
Trước khi chia tay 96 phận đời héo hắt, tổ chức Kết nối trái tim đã tặng các cụ gần 100 suất quà. Các tình nguyện viên còn gửi đến trung tâm 5 tạ gạo tám. Tổng số kinh phí lên tới gần 25 triệu đồng.
Niềm vui, tiếng cười đã lên xe về Hà Nội, 96 cụ già thẫn thờ nhìn theo, nhạt nhòa nước mắt...
Theo Dantri
Kết hôn đồng giới, không thể xử phạt "Tôi cho rằng không thể xử phạt được họ, đấy là quyền của họ. Việc xử phạt ở đây chẳng có căn cứ gì cả. Do vậy quy định xử phạt người kết hôn đồng giới là không khả thi". Đó là ý kiến của TS Nguyễn Văn Cừ, Phó Chủ nhiệm Khoa Luật Dân sự (ĐH Luật Hà Nội), khi trao đổi...