Hà Nội chi hơn 2,5 tỷ đồng “đại tu” con đường gốm sứ
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt dự án sửa chữa, bảo dưỡng con đường gốm sứ ven sông Hồng với tổng mức đầu tư hơn 2,5 tỷ đồng.
Dự án bao gồm 4 gói thầu với tổng giá trị 2.572 triệu đồng, bao gồm: Toàn bộ phần xây lắp của dự án; Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp; Giám sát thi công gói thầu xây lắp; Bảo hiểm công trình.
UBND TP giao chủ đầu tư là Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về nội dung trình duyệt (bao gồm cả tính chính xác về số lượng và chất lượng) theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và các quy định có liên quan của pháp luật.
Con đường gốm sứ ven sông Hồng là công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội
Trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu các gói thầu được phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư có trách nhiệm rà soát toàn bộ các điều kiện phải tuân thủ đối với hợp đồng trọn gói, kiểm tra, xác định giá gói thầu.
Con đường gốm sứ ven sông Hồng là công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội vào năm 2010. Dự án Con đường gốm sứ dài 6 km, diện tích khoảng 6.500 m2 do nhiều nghệ nhân xây dựng mang dấu ấn của làng gốm Chu Đậu, Bát Tràng, Phù Lãng…
Video đang HOT
Các bức tranh trên con đường gốm sứ khắc họa lịch sử dân tộc; tái hiện các hoa văn đặc trưng và tiêu biểu trên thổ cẩm; tranh gốm của các em thiếu nhi Việt Nam.
Trong đó, đoạn tranh “Hoa văn Việt Nam trong dòng chảy lịch sử” dài 810 m đã được Tổ chức Guinness trao chứng nhận “Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới”.
Theo Dân Trí
Cận cảnh đê biển cao hàng mét bị sóng "thổi bay"
Sức tàn phá của cơn bão số 10 là quá khủng khiếp, khi cả doi cát dài, cao hơn ngôi nhà ở bờ biển Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh nằm ngay dưới chân Đèo Ngang bị gió quật, sóng dữ xé toác, thổi bay. Sau bão, biển đã khoét sâu vào đất liền hàng chục mét.
Đây là hiện trường bờ biển Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh 3 ngày sau cơn bão số 10 tấn công vào các tỉnh miền Trung. Những gì còn sót lại tại hiện trường là chứng tích rõ nét nhất cho những đợt sóng dữ dội đập vào đất liền mà theo người dân sống ở chân đèo này là hàng chục năm qua họ chưa từng chứng kiến.
Sóng biển dữ dội đến độ cây cối bị vặn xoắn. Doi cát dài, cao nhiều mét với nhiều cây cối đã bị đánh phăng, chỉ còn trơ trọi rễ cây. Nhiều vị trí biển đã ăn sâu vào đất liền hàng chục mét.
Nhiều gốc phi lao cổ thụ, rễ cắm sâu hơn chục mét dưới đụn cán cũng bị đánh bay, gãy đổ dưới bãi biển tan hoang.
Có thể cảm nhận được sức tàn phá khủng khiếp của sóng biển do cơn bão số 10 gây ra tại vị trí phóng viên ghi hình. Một phần rất lớn đụn cát cao hàng mét, kéo dài với nhiều cây cối đã bị cuốn trôi. Những ống thoát nước của một cơ sở nuôi tôm vốn nằm trên cao, nay bị sóng đánh lộ thiên, trơ trọi.
Không thể đo đếm được có bao nhiêu ngàn mét khối cát đã bị biển cuốn trôi ra biển. Chỉ biết rằng, rất nhiều người dân Kỳ Nam đã không thể nhận ra bờ biển xinh đẹp của họ sau khi cơn bão đi qua.
Sau nhiều giờ cầm cự, cuối cùng điểm xung yếu nhất của tuyến đê biển tự nhiên này đã bị "thúc thủ". Cát, đá, cây cối bị cuốn phăng ra biển, bị tống vào đất liền.
Tất cả đã tan hoang
Hệ thống thoát nước này của một cơ sở nuôi tôm từng là nơi nằm xa phía trong tuyến đê biển tự nhiên, nhưng sau cơn bão nó gần như nằm chỏng chơ giữa bãi biển Kỳ Nam.
Sau cơn bão số 10, biển đang từng phút từng giờ lấn sâu vào đất liền sau bão tố tại Kỳ Nam. Theo tính toán, một tuyến đê chặn đứng tốc độ biển khoét sâu vào đất liền là rất cần thiết, nhưng chắc chắn tổng mức đầu tư sẽ rất lớn và mất rất nhiều thời gian mới có thể hoàn thành.
Theo Dân Trí
2 năm nữa ô tô vào trung tâm Sài Gòn phải mất phí? Theo đê an mơi, pham vi thu phi se đươc mơ rông hơn va gia thu phi la 30.000 - 50.000 đông/lươt. Dự kiến, nếu dự án hoàn chỉnh các thủ tục đúng tiến độ và cấp thẩm quyền thông qua thì có thể triển khai vào năm 2020. Công ty CP Công nghệ Tiên Phong vừa đề xuất với Sở GTVT TPHCM...