Hà Nội chi 8.000 tỷ đồng xây hai nhà máy nước sạch
UBND Hà Nội vừa có quyết định về việc xây dựng hai nhà máy nước sạch sinh hoạt bên hai sông lớn là sông Hồng và sông Đuống.
Cụ thể, dự án nhà máy Nước mặt sông Hồng có công suất 300.000m3/ngày đêm với tổng mức đầu tư 3.692,3 tỷ đồng khởi công vào tháng 10/2016 và hoàn thành cấp nước giai đoạn 1 vào năm 2018. Cung cấp nước sạch cho 3 huyện phía Tây của thành phố và tối thiểu là 4 quận nội thành, trong đó có quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm.
Hà Nội đầu tư 2 nhà máy nước sạch dưới hạ lưu để cung cấp nước sinh hoạt từ năm 2018 và 2020 (ảnh minh họa)
Được biết dự án Nhà máy nước sạch sông Hồng được xây dựng tại thôn Tổ, xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng, UBND Tp Hà Nội đã yêu cầu địa phương và Công ty CP Nước mặt sông Hồng giải phóng mặt bằng nhanh để đảm bảo có hạ tầng sạch để khởi công dự án vào tháng 10 năm nay, giúp hoàn thành giai đoạn I của nhà máy vào năm 2018.
Trước đó, dựa án này đã nằm trong kế hoạch triển khai từ năm 2015. Tuy nhiên, việc triển khai dự án nhà máy này mãi đến nay mới được thực hiện do nhiều vướng mắc về cơ chế, mặt bằng và vốn của chủ đầu tư.
Video đang HOT
Nhà máy Nước mặt sông Đuống quy mô dự án kéo dài hai kỳ đầu tư từ 2016 đến năm 2020 là tổng công suất 300.000m3/ngày đêm. Kỳ I dự án sẽ được vận hành, kinh doanh 150.000 m3/ngày đêm năm 2018; Kỳ II đến năm 2020, vận hành hoàn thiện tổng công suất nhà máy 300.000m3/ngày đêm.
Được biết, trong sơ đồ phát triển tổng thể của sự án Nhà máy nước sạch sông Đuống tính đến năm 2030, dự án sẽ có công suất gia tăng lên đến 6.000 m3/ngày đêm, cung ứng nước cho Hà Nội, một phần các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương. Hiện nhà máy được xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm
Trước đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã đồng ý chủ trương triển khai dự án xây dựng Nhà máy nước mặt sông Đuống. Dự án đã được Bộ Xây dựng phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; được Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao UBND TP Hà Nội chỉ đạo Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội tiếp nhận và triển khai thực hiện. Đây là dự án thuộc danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài tới năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho phép áp dụng cơ chế đặc thù trong triển khai, thực hiện từ giải phóng mặt bằng, đầu tư và hoạt động.
Hiện để thúc đẩy nhanh việc khởi công hai nhà máy trên, UBND Hà Nội đã giao và yêu cầu các địa phương có dự án hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, di chuyển các mộ, bàn giao mặt bằng cho hai công ty: Công ty Cp nước sạch sông Hồng và Công ty Cp nước sạch sông Đuống. Sở Quy hoạch Kiến trúc hoàn thành việc thẩm định trình duyệt quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 Nhà máy nước mặt sông Đuống.
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
Địa phương than khó vì định mức 2 xe công
Phản ánh với lãnh đạo Bộ Tài chính, đại diện thành phố Hà Nội cho hay, theo quy định hiện hành, mỗi sở, ban, ngành chỉ được trang bị tối đa 2 xe ô tô công, điều này khiến các đơn vị ở Hà Nội gặp khó.
Ông Nguyễn Doãn Toản muốn nâng gấp đôi định mức xe công cho các sở ban ngành trên địa bàn
Phát biểu tại hội nghị sơ kết ngành tài chính diễn ra sáng nay (2/7/2016), ông Nguyễn Doãn Toản, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội cho biết, theo quy định hiện tại, mỗi sở, ban, ngành chỉ được trang bị tối đa 2 xe ô tô, điều này khiến các đơn vị ở Hà Nội gặp khó.
Ông Toản cho rằng, địa bàn Hà Nội rộng với khối lượng công việc lớn, các sở, ban, ngành qua đó phải đi cơ sở nhiều để xử lý công việc. Bởi vậy, việc trang bị 2 xe là tối đa cho các đơn vị theo lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội là "khó".
Ông Toản cũng kiến nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ mong có cơ chế đặc thù để mỗi sở, ban, ngành có thể được trang bị 4 xe, gấp đôi so với quy định hiện tại.
Cùng quan điểm với đại diện Hà Nội, ông Trần Đình Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng cho rằng, nếu trên địa bàn Hà Nội có nhiều taxi mà còn gặp khó với định mức xe công thì với "tỉnh lẻ" như Quảng Nam, phương tiện công vốn hạn chế thì việc điều chỉnh định mức càng cần thiết.
Liên quan đến vấn đề xe công, tại cuộc họp báo cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, hiện cơ quan này chưa có được con số cuối cùng về kết quả công tác thanh lý 264 xe công. Thẩm quyền quyết định thanh lý xe thuộc lãnh đạo của các đơn vị sử dụng xe công và hoạt động thanh lý này có quy trình chặt chẽ.
Trả lời câu hỏi của phóng viên "nếu muốn mua xe công thanh lý sẽ phải mua theo kênh nào?", đại diện Cục Quản lý công sản cho biết, những người quan tâm có thể tham khảo thông tin bán đấu giá tài sản công trên các website của các bộ, ngành, địa phương.
Bích Diệp
Theo Dantri
Thủ tướng: "Tiền không có chứ cơ chế thì tạo được" Tại buổi làm việc với UBND TPHCM vào chiều 27/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ ngành giải quyết ngay các kiến nghị của TP, tạo điều kiện về cơ chế chính sách cho TP phát triển. Ông nhấn mạnh: "Tiền thì không có chứ cơ chế thì tạo được để cho thành phố phát triển". Chiều 27/6, Thủ tướng...