Hà Nội chi 700 tỷ đồng xây mới trụ sở Thành ủy
Trụ sở Thành ủy Hà Nội cũ nằm ở số 4 Lê Lai đã được phá dỡ để xây dựng tòa nhà mới hiện đại, cao 9 tầng và 4 tầng hầm, có tổng mức đầu tư khoảng 700 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Sỹ Bảo – Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội – cho biết, cuối năm 2017, thành phố Hà Nội đã cho phá dỡ trụ sở Thành ủy cũ để chuẩn bị các bước khởi công trụ sở mới.
Sau khi phá dỡ, đầu năm nay thành phố chính thức khởi công xây dựng trụ sở Thành ủy. Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội cho hay, sau khi hoàn thành tất cả các cơ quan của Thành ủy được tập trung về làm việc tại trụ sở nằm trên phố Lê Lai.
Hà Nội đang chuẩn bị xây mới trụ sở Thành ủy
Theo Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội, trụ sở Thành ủy mới cao 9 tầng và 4 tầng hầm với tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng. Thời gian xây dựng dự kiến đến khoảng tháng 9/2019 sẽ hoàn thành.
Hiện nay, trụ sở Thành ủy cũ ở số 4 Lê Lai (quận Hoàn Kiếm) đã được phá dỡ hoàn toàn để chuẩn bị xây dựng trụ sở mới. Các đơn vị làm việc tại Lê Lai đã được chuyển xuống trụ sở Thành ủy nằm trên địa bàn quận Hà Đông từ giữa năm 2017.
Video đang HOT
Tháng 6/2016, TP Hà Nội có báo cáo danh mục, kế hoạch vốn các dự án xây dựng cơ bản tập trung của thành phố và hỗ trợ ngành dọc khởi công trong giai đoạn 2017-2020, trong đó dự án xây dựng trụ sở cơ quan Thành ủy Hà Nội thuộc khối hành chính nhà nước (xây dựng trụ sở cơ quan thuộc TP).
Theo báo cáo trên, vào thời điểm năm 2016 dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan Thành ủy Hà Nội hơn 879 tỷ đồng. Chủ đầu tư dự án xây dựng trụ sở Thành ủy là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội.
Quang Phong
Theo Dantri
Giám đốc Sở GTVT: Bãi xe đường "đắt nhất hành tinh" không vì lợi ích cá nhân!
Ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội - khẳng định việc thu hồi đất làm bãi đỗ xe, trồng cây xanh (thuộc dự án xây dựng đường Vành đai 1) không vì lợi ích cá nhân mà chỉ góp phần đồng bộ quy hoạch hạ tầng.
Ngày 9/1, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, Sở GTVT Hà Nội và UBND quận Đống Đa cùng làm rõ những vấn đề liên quan đến việc người dân phản đối thu hồi đất làm bãi đỗ xe, trồng cây xanh thuộc Dự án xây dựng đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục.
Ông Nguyễn Sỹ Bảo - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp TP Hà Nội - cho hay, việc mở rộng đường này được quy hoạch từ năm 2000. Theo đó, phần diện tích đất mà 139 hộ đang sử dụng thuộc phần đất xen kẹt được quy hoạch là đất cây xanh.
Cũng theo ông Bảo, khi công bố mốc chỉ giới đường đỏ vào tháng 5/2017 có sự tham gia của các sở, ban, ngành, chi bộ, tổ dân phố, đại diện người dân trong khu vực và nhận được sự đồng thuận. Trên cơ sở đó mới cắm mốc giới cả tuyến đường, người dân đồng thuận. Việc phản đối của người dân là sau này mới có.
Ông Nguyễn Sỹ Bảo làm rõ những vấn đề liên quan đến Dự án xây dựng đường Vành đai 1
"Hiện có 139 hộ dân đang không đồng thuận. Nhiệm vụ của chúng tôi trong thời gian tới là cùng với Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng phối hợp với các quận Đống Đa, Ba Đình đối thoại với người dân để tạo sự đồng thuận", ông Bảo nói.
Theo ông Nguyễn Hoàng Giáp, Phó Chủ tịch quận Đống Đa, tại thời điểm năm 2000, khi xây dựng quy hoạch, pháp luật không quy định phải công khai lấy ý kiến cộng đồng. Tuy nhiên, sau khi được phê duyệt, quận đã công khai để người dân biết.
"Tại quy hoạch thì phần đất xen giữa đường Vành đai 1 và đường Đê La Thành là đất cây xanh và bãi đỗ xe", ông Giáp nói và cho rằng, nếu thực hiện đồng bộ như vậy sẽ đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Cùng vấn đề trên, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT cho hay, trong quá trình triển khai xây dựng các dự án tiến hành thu hồi đất, GPMB sẽ ảnh hưởng đến một bộ phận người dân. Thành ủy, UBND TP đang có chính sách tạo điều kiện tốt nhất cho người dân trong diện GPMB.
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cam kết trong quá trình triển khai dự án sẽ thực hiện đúng chính sách, chế độ của nhà nước. "Chúng tôi sẽ đảm bảo mục tiêu chung mà không có lợi ích cá nhân hay lợi ích gì ở đây, góp phần xây dựng đồng bộ quy hoạch Hà Nội", ông Vũ Văn Viện nói.
Ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục nhằm hoàn thiện đồng bộ tuyến đường vành đai 1 từ đê Nguyễn Khoái đến Cầu Giấy theo quy hoạch, kết nối giữa các tuyến đường đã và đang được đầu tư xây dựng, tăng diện tích đường giao thông, góp phần giải tỏa ùn tắc giao thông trên mạng lưới và trong khu vực đô thị trung tâm của TP Hà Nội.
Hà Nội dự kiến trong năm 2018 sẽ khởi công tuyến đường Hoàng Cầu - Voi Phục, hoàn thành trong năm 2020. Tuyến đường, có chiều dài 2.274 m, mặt cắt ngang rộng 50 m.
Tổng mức đầu tư dự án khoảng 7.779 tỷ đồng, trong đó tiền xây lắp chỉ 785 tỷ đồng, tiền giải phóng mặt bằng hơn 6.000 tỷ đồng. Như vậy, tổng mức đầu tư mỗi mét chiều dài tuyến đường Hoàng Cầu - Voi Phục lên đến hơn 3,4 tỷ đồng.
Tổng số hộ dân thuộc diện GPMB khoảng 2.328 hộ, trong đó, quận Đống Đa có 808 hộ; quận Ba Đình có 1.520 hộ. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2018 - 2020.
Quang Phong
Theo Dantri
Hà Nội 'thay áo mới' hàng loạt vỉa hè Tiếp theo tuyến phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn, vỉa hè các tuyến Trường Chinh, Giải Phóng, Nguyễn Trãi (Hà Nội) đang được lát đá tự nhiên. Quận Thanh Xuân (Hà Nội) đang cải tạo tuyến phố Nguyễn Trãi, trong đó hạng mục vỉa hè với chiều dài trên ba km được lát đá (màu ghi và xám) tự nhiên toàn bộ. Cuối...