Hà Nội: Chi 35 triệu đồng cho việc chặt hạ một cây xà cừ
Theo đơn giá thanh toán sản phẩm dịch vụ công ích đô thị năm 2015, để chặt hạ một cây xà cừ có đường kính trên 120 cm, ngân sách thành phố sẽ chi 25 triệu đồng tiền chặt, 10 triệu đồng tiền đào gốc.
Đơn giá thanh toán sản phẩm dịch vụ công ích đô thị năm 2015 cho lĩnh vực duy trì công viên cây xanh, được áp dụng từ ngày 1/1. Trong đó, để chặt hạ một cây xà cừ có đường kính trên 120 cm, ngân sách thành phố sẽ chi 25 triệu đồng tiền chặt, 10 triệu đồng tiền đào gốc.
Hàng trăm mét khối gỗ xà cừ bị chặt hạ trên đường Nguyễn Trãi chưa được đấu giá
Nếu chỉ cắt tỉa, không sử dụng xe nâng, cây cùng đường kính trên thì chi phí là 13,3 triệu và trường hợp giải toả cây gãy đổ là trên 10 triệu đồng.
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố có khoảng 5.000 cây xà cừ. Do đây, không phải là cây xanh đô thị, thân cây to, dễ bị gãy đổ trong mùa mưa bão nên Hà Nội có kế hoạch thay thế dần các cây xà cừ.
Xà cừ ở Hà Nội được trồng chủ yếu từ thời Pháp thuộc chủ yếu các các tuyến đường Láng, Nguyễn Trãi (trước đây), Kim Mã, Hoàng Diệu… Đến nay, có khoảng 500 cây bị chặt hạ, trong đó riêng tuyến đường Nguyễn Trãi có 95 cây.
Video đang HOT
Công ty TNHH một thành viên cây xanh Hà Nội cho biết, số gỗ xà cừ trên đường Nguyễn Trãi được tập kết tại vườn ươm của Xí nghiệp sản xuất cây xanh – cây hoa – cây cảnh ở quận Nam Từ Liêm. Hiện số gỗ này chưa được đấu giá.
Quang Phong – Tiến Nguyên
Theo Dantri
Hà Nội: Đã treo 70 biển trưng cầu ý kiến người dân về thay thế cây xanh
Thông tin từ Công ty TNHH MTV Cây xanh Hà Nội cho biết, tính đến sáng nay (20/3), đơn vị này đã gắn được 70 biển trưng cầu ý kiến người dân trên những cây xanh trên các tuyến phố dự kiến sẽ thay thế.
Sáng nay (20/3), trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Xuân Hưng - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Công viên Cây xanh Hà Nội cho biết, tính đến 10h sáng nay, đơn vị này đã gắn được 70 biển trưng cầu ý kiến người dân trên những cây xanh tại một số tuyến phố dự kiến sẽ thay thế. Tấm biển có kích thước 30x20cm, chất liệu bằng tôn, ghi rất rõ nội dung "cây dự kiến đánh chuyển, cây thay thế".
Ghi nhận của phóng viên sáng nay trên phố Trịnh Hoài Đức (Đống Đa - Hà Nội), rất nhiều tấm biển có nội dung như trên đã được gắn vào những cây dự kiến sẽ phải đánh chuyển. Theo quan sát, những tấm biển này đã gắn rất "đúng người, đúng tội", bởi có cây đã chết khô, còn lại là những cây rất xấu và cong nghiêng.
Xuất hiện nhiều biển trưng cầu ý kiến người dân về thay thế cây xanh
Cây cong này đã bị gắn biển "khai tử"
Cây cong...
Biển gắn trên cây đã chết khô
Ông Hưng cho biết thêm "Chúng tôi bắt đầu thực hiện gắn biển như vậy từ chiều hôm qua, hôm nay anh em vẫn tiếp tục rà soát và gắn biển tiếp. Thực ra việc gắn biển như này chúng tôi cũng đã thực hiện từ mấy năm trước rồi".
Cũng theo ông Hưng, sau khi treo biển một tuần, công ty sẽ tiếp nhận thông tin phản hồi của người dân qua số máy 04.39764540, trực 24/24 giờ. Nếu trường hợp không có ý kiến phản đối của người dân, cây sẽ được đánh chuyển, thay thế bằng một cây đúng chủng loại, kích thước theo quy định.
Theo kế hoạch năm 2015, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội sẽ thay thế, cắt, tỉa, chặt hạ, dự kiến 4.340 cây trên 63 tuyến phố.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Số cây xanh bị đốn hạ hàng năm ở Huế chỉ đếm trên đầu ngón tay Chia sẻ trước quyết định đốn hạ 6.700 cây xanh trong thành phố của Hà Nội, mà nay UBND TP đã tạm dừng để xem xét, nghiên cứu lại dự án này, ông Nguyễn Cẩn, Giám đốc Công viên Cây xanh thành phố Huế khẳng định, người ta hoàn toàn có thể chọn phương án khác để bảo tồn giá trị của cây...