Hà Nội chi 15 tỷ đồng xây 14 nhà vệ sinh
14 nhà vệ sinh bằng thép sẽ được bố trí tại các khu vực công cộng, khu tập trung đông dân cư.
UBND TP Hà Nội vừa cho phép Ban quản lý Chỉnh trang đô thị Hà Nội thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng 14 nhà vệ sinh công cộng bằng thép, trong đó có 10 nhà vệ sinh 2 buồng và 4 nhà vệ sinh loại 4 buồng.
14 nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị sẽ được bố trí tại các khu vực công cộng, khu tập trung đông dân cư và khách vãng lai.
Nhà vệ sinh kết hợp phòng máy ATM ở Đà Nẵng. Ảnh: ĐN
Dự án có tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách, trong đó công tác chuẩn bị đầu tư khoảng 350 triệu đồng, được thực hiện ngay trong cuối năm nay.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội cũng yêu cầu Ban quản lý Chỉnh trang đô thị đảm bảo chất lượng và tiến độ dự án, quản lý và sử dụng kinh phí đầu tư hiệu quả, tiết kiệm.
Video đang HOT
Hiện tại 4 quận nội thành cũ của Hà Nội có 310 nhà vệ sinh công cộng do Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội quản lý, riêng khu phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm (nơi tập trung đông khách du lịch) có 16 nhà vệ sinh đang hoạt động.
Đoàn Loan
Theo VNE
Dự thảo phạt "thả rông" đột ngột bị bỏ
Dự thảo nghị định quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi mặc quần áo lót ở nơi đông người, say rượu ở quán ăn, trên xe buýt,... đột ngột bị gỡ bỏ khỏi mục lấy ý kiến nhân dân trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an.
Hôm qua (7/6), trên website http://www.mps.gov.vn - Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an - ở mục Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã không còn nội dung của 2 văn bản: Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình và Tờ trình gửi Chính phủ về sự cần thiết phải ban hành nghị định này.
Điều này gây ngạc nhiên cho rất nhiều người, bởi suốt 3 ngày qua nhiều quy định trong dự thảo nghị định này đã được dư luận lan truyền, râm ran nghi ngờ về tính bất khả thi trước những điều khoản, chế tài do Bộ Công an đưa ra.
Điển hình nhất là quy định xử phạt 100 - 200 nghìn đồng nếu "không mặc quần áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các điểm đang hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, nơi đang làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội".
Quy định này khiến có dư luận cho rằng tới đây ngành chức năng sẽ phải có một lực lượng thanh tra chuyên đi "soi" xem "nam thanh, nữ tú" nào mặc quần áo lót ở nơi vui chơi công cộng, đông người để xử phạt tiền.
Một bức ảnh của cư dân mạng tỏ ý lo ngại về việc tới đây sẽ xuất hiện cả một lực lượng đi "soi" việc có mặc quần áo lót không do hiểu lầm nội dung dự thảo nghị định
Nhiều người còn hiểu nhầm rằng không mặc quần áo lót khi ra ngoài đường, đến chỗ đông người (dù mặc quần áo bên ngoài) sẽ bị xử phạt... khiến dư luận càng "dậy sóng".
Một bức ảnh của cư dân mạng tỏ ý lo ngại về việc tới đây sẽ xuất hiện cả một lực lượng đi "soi" việc có mặc quần áo lót không do hiểu lầm nội dung dự thảo nghị định
Ngoài ra việc có lời lẽ, cử chỉ thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hóa ở nơi công cộng cũng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100-200 nghìn đồng.
Đối với hành vi say rượu bia ở công sở, nơi làm việc, trong các khách sạn, nhà hàng, quán ăn, trên phương tiện giao thông và những nơi công cộng sẽ bị xử phạt từ 100-200 nghìn đồng.
Ngoài ra, phạt tiền từ 200-600 nghìn đồng đối với hành vi xúi giục, cưỡng ép, tạo điều kiện cho trẻ em dưới 16 tuổi uống rượu, bia; chủ khách sạn, nhà hàng, quán ăn bán các loại rượu, nước uống hoặc các chất kích thích khác có nồng độ cồn từ 14 độ trở lên cho người chưa thành niên; bán rượu, bia cho trẻ em dưới 16 tuổi.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, Đại tá Trần Thế Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Công an, cho biết dự thảo nghị định trên do Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục 7) xây dựng.
Theo ông Quân, hầu hết các quy định trong dự thảo nghị định đều không mới, đã có từ lâu. Dự thảo này được xây dựng dựa trên việc gộp nội dung nhiều nghị định khác nhau lại, để phù hợp với việc thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính (thay thế Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính) có hiệu lực từ ngày 1/7 tới. Dự thảo mới nhất được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi nhân dân là dự thảo lần 3.
Theo ông Quân, do các bộ ngành đều phải xây dựng nhiều nghị định nên có những nội dung đưa ra bị trùng lắp và sẽ phải được một hội đồng chuyên môn do Bộ Tư pháp chủ trì rà soát chỉnh sửa. Ngay dự thảo nghị định trên cũng có một số nội dung đang phải tranh luận, chưa đi tới thống nhất.
Việc gỡ bỏ dự thảo nghị định (sắp trình Chính phủ xem xét phê duyệt) với nhiều quy định đang gây ra tranh cãi, hoài nghi về tính khả thi là điều rất khó hiểu.
Tại mục Danh sách dự thảo đã hết hạn lấy ý kiến đóng góp trên website của Bộ Công an cũng không có tên dự thảo nghị định này. Điều đó có nghĩa dự thảo nghị định vẫn đang trong giai đoạn lấy ý kiến.
Chiều 7/6, chúng tôi đã cố gắng liên lạc với lãnh đạo Tổng cục 7 để hỏi rõ hơn về vấn đề này nhưng không nhận được hồi âm.
Theo 24h
TPHCM: Cây cầu đầu tiên không có cột đèn Cầu vượt Lăng Cha Cả không chỉ là 1 trong những cây cầu vượt bằng thép đầu tiên của TPHCM mà còn là cây cầu đầu tiên không có cột đèn, dù cầu dài gần 250m. Một điểm mới trong xây dựng cầu vượt bằng thép được áp dụng trên cầu vượt Lăng Cha Cả là lắp đặt hệ thống đèn led 2...