Hà Nội: Chạy xe máy không đội mũ bảo hiểm, biện minh do… nắng nóng
Hàng loạt trường hợp người đi xe mô tô, gắn máy không đội mũ bảo hiểm bị lực lượng CSGT xử lý. Nhiều người đổ do nắng nóng để biện hộ cho vi phạm của bản thân.
Tin tức mới nhận, sáng 17/6, thực hiện kế hoạch của Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (PC67 Công an TP Hà Nôi) Đôi CSGT số 2 đã tổ chức ra quân xử lý các trường hợp không đội mũ bảo hiểm, xe ba gác, thương binh giả, xe chở hàng cồng kềnh gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông khác.
Hàng loạt trường hợp điều khiểm môt tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm vi vu trên đường bị CSGT xử lý.
Ghi nhận của PV, tại chốt giao thông Kim Mã – Liễu Giai, chỉ trong hơn 1 giờ đồng hồ, Tổ công tác tại chốt giao thông này đã xử lý 20 trường hơp không đội mũ bảo hiểm, chở hàng cồng kềnh.
Có trường hợp khi bị tổ công tác ra hiệu lệnh đừng xe nhưng đã quay đầu bỏ chạy. Tuy nhiên, với những biện pháp nghiệp vụ, đối tượng này đã bị bắt giữ an toàn, đưa về chốt xử lý.
Bị cảnh sát bắt lỗi, nhiều người đưa ra lý do biện hộ là do trời nắng nóng nên không đội mũ bảo hiểm, để đầu trần cho mát.
Ông Nguyễn Hữu Lợi (Ứng Hòa, Hà Nội) bị tổ công tác dừng xe do chở hàng hóa cồng kềnh cùng lỗi không đội mũ bảo hiểm chia sẻ: “Tôi biết việc điều khiển xe máy không tham gia giao thông là vi phạm nhưng do trời nắng nóng nên tôi tháo mũ bảo hiểm ra để phía dưới xe”.
Nhiều trường hợp lấy lý do không đội mũ bảo hiểm là do thời tiết nắng nóng.
Video đang HOT
Ông Lợi cũng thừa nhận việc chở hàng hóa cồng kềnh và không đội mũ bảo hiểm là vi phạm luật giao thông.
Làm xe ôm và không đội mũ bảo hiểm, ông Nguyễn Hữu Dũng cũng biện minh cho hành vi không đội mũ bảo hiểm của mình bằng lý do trời nắng và quãng đường đi ngắn.
Trung tá Vũ Văn Ngoại – Đội phó Đội CSGT số 2 cho biết, khi bị bắt người tham gia giao thông thường đưa ra cả tá lý do khác nhau nhằm biện minh cho hành vi của mình.
Trong ít giờ ra quân CSGT đã xử lý một loạt trường hợp vi phạm về mũ bảo hiểm.
Việc ra quân xử lý theo kế hoạch chỉ đạo cũng nhằm tạo cho người dân thói quen, văn hóa giao thông khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy ra đường phải đội mũ bảo hiểm, qua đó đảm bảo an toàn tính mạng cho chính bản thân người tham gia giao thông và cũng nhằm tránh ảnh hưởng đến người và phương tiện khác.
Đối với các trường hợp không đội mũ bảo hiểm, theo luật sẽ bị xử lý phạt hành chính số tiền 150 ngàn đồng. Ngoài ra nếu không có giấy tờ đầy đủ có thể bị tạm giữ phương tiện. Đối với những trường hợp chưa đủ 16 tuổi lực lượng sẽ nhắc nhở nghiêm túc tránh tái phạm.
Nhất Nam
Theo_Người Đưa Tin
Giải cứu bé gái bị rao bán "cái ngàn vàng" giá 20 triệu
Chị Nguyễn Thị Tú (41 tuổi) trú ở xã Yên Hợp, Nghệ An đến cơ quan công an huyện trình báo về việc con gái chị bỗng nhiên mất tích.
Ngày 18/5, chị Nguyễn Thị Tú (41 tuổi) trú ở xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An đến cơ quan công an huyện trình báo về việc con gái chị là Nguyễn Thị Hương (14 tuổi) bỗng nhiên mất tích.
Nữ sinh lớp 9 đột nhiên mất tích 3 ngày
Theo chị Tú, ngày 15/5, Hương rời nhà đi học thêm nhưng tối hôm đó lại không về.
Gia đình, người thân nhanh chóng tìm kiếm khắp nơi nhưng không ai biết tung tích của Hương ở đâu. Ban đầu, gia đình nghĩ Hương đi chơi nhà bạn nên ra sức tìm kiếm. Sau 3 ngày tìm kiếm mà không thấy con gái nên chị Tú đã trình báo với cơ quan công an xã Yên Hợp và công an huyện Quỳ Hợp.
Tiếp nhận thông tin, công an huyện Quỳ Hợp nhanh chóng xuống địa bàn để rà soát thông tin. Qua làm việc với chị Tú, lực lượng công an được biết từ khi bố qua đời, Hương trở nên ít nói và sống nội tâm. Thương con gái, từ đó chị Tú ở vậy chăm sóc và nuôi con. Sợ con theo bạn bè xấu, chị Tú quản lý con rất chặt.
Hương may mắn được giải cứu kịp thời trước khi bị xâm hại.
Hàng ngày, Hương đi đâu đều xin phép mẹ. Thế nên, việc Hương mất tích tận 3 ngày là điều gia đình rất hoang mang. Trong lúc tìm kiếm thông tin của cháu Hương, gia đình bất ngờ được một người đàn ông trong xã báo lại là thấy Hương xuống xe ở ngã ba Yên Lý. Còn việc cháu đi đâu thì người đàn ông này cũng không nắm rõ.
Ngay sau đó, công an đã đến gặp người đàn ông này thì được biết, sáng ngày 15/5, khi ngồi trên xe khách Hương đã mượn điện thoại của ông để gọi cho bạn. Qua cuộc điện thoại ngắn gọn, ông nghe được Hương bảo sẽ xuống xe ở Yên Lý. Khi Hương xuống, có hai người phụ nữ đến đón cô bé đi. Khi lần theo số điện thoại mà Hương liên lạc còn lưu trên máy của người đàn ông đó, người trả lời là giọng một cô gái còn rất trẻ.
Cô gái này một mực cho rằng mình không quen biết ai tên là Hương cả. Tuy nhiên, lời nói dối của cô gái đó không qua mặt được các trinh sát. Nhận định Hương có thể là nạn nhân bị bán sang bên kia Trung Quốc hoặc đã bị đưa xuống bãi biển Diễn Thành để bán dâm, chỉ huy Công an huyện Quỳ Hợp nhanh chóng đốc thúc tổ công tác bằng mọi giá phá án nhanh để sớm đưa cháu Hương về đoàn tụ với gia đình.
Nạn nhân bị rao bán "cái ngàn vàng" 20 triệu đồng
Tổ công tác lần ra chủ nhân số điện thoại mà Hương liên lạc có tên Facebook là Quỳnh "xù". Theo dõi thông tin thì tài khoản Quỳnh "xù" thể hiện mình đang ở biển Diễn Thành. Tuy nhiên, để xác định được chủ tài khoản Quỳnh "xù" này có tên thật là gì, hiện đang làm việc ở đâu lại là một vấn đề hết sức nan giải. Trong lúc công tác xác minh đang được tiến hành thì Facbook Quỳnh "xù" lại đăng một bức ảnh với chiếc áo phông có dòng chữ khá độc đáo. Với những thông tin này, tổ công tác nhanh chóng tìm được người này đang có mặt ở ki ốt kinh doanh hàng ăn tại bãi biển Diễn Thành do bà Cao Thị Hà (47 tuổi) trú ở xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu làm chủ.
Ngay sau đó, các trinh sát vào vai khách ghé uống nước để tiếp cận ki ốt của bà Hà. Khi đã vào quán, các trinh sát được chủ quán mời chào mua dâm với giá 200.000 đồng/lượt. Riêng cô bé đang ngồi rửa cốc, bà Hà ra giá 20 triệu đồng cho "cái ngàn vàng". Dù đã có ảnh của Hương nhưng các trinh sát không dám chắc đó có phải là người mình cần tìm hay không.
Chị Tú được bí mật cho nhận diện con gái. Khi đã kiểm chứng được đó đúng là cháu Hương các trinh sát nhanh chóng yêu cầu những người liên quan về trụ sở công an huyện Diễn Châu làm việc. Lúc này, Hương mới hốt hoảng biết mình trở thành món hàng trong tay "tú bà" Hà. Khi bị công an đưa đi, bà Hà nói mình bị bệnh thần kinh rồi la hét, xô đẩy, cấu xé những người trong tổ công tác. Dù vậy, người phụ nữ này cũng phải đến trụ sở công an huyện Diễn Châu để lập biên bản sự việc.
Tại cơ quan công an, bà Hà một mực nói mình không liên quan đến Hương. Việc Hương có mặt ở quán là theo sự rủ rê của bạn bè. Thấy Hương đến chơi, biết được hoàn cảnh của cô nên Hà đã nhận vào làm việc vặt với mức lương 4 triệu đồng/tháng. Trong buổi làm việc, bà Hà nhiều lần la hét khi thì chửi bới chị Tú và cho rằng chị làm mẹ mà không lo cho con gái để con đi lung tung.
Có lúc "tú bà" này lại quay sang nói với Hương là "may cho mi đó, có thằng mô trả cao hơn thì tau bán cái ngàn vàng ấy rồi". Về phần Hương, cô bé cho biết, mình quen biết qua mạng xã hội với Lô Thị Phương trú ở xã Yên Hợp. Phương rủ xuống biển Diễn Thành chơi và Hương đã đồng ý. Sáng 15/5, Hương nhảy xe khách đi. Do Phương bận "tiếp khách" nên nhờ Quỳnh ra đón Hương. Biết có "hàng" mới, Quỳnh và Hà chạy xe máy ra điểm hẹn đón Hương về.
Khi nhìn thấy Hương, Cao Thị Hà lên kế hoạch bán "cái ngàn vàng" của cô bé với giá 20 triệu đồng. Tuy nhiên, khi đang chờ khách mua thì may mắn là Hương đã được giải cứu kịp thời.
* Tên nạn nhân và người mẹ đã được thay đổi.
Theo_Kiến Thức
Điều kiện kinh doanh trái luật vẫn tăng chóng mặt "Sau 16 năm, số giấy phép con không hề giảm mà ngược lại còn tăng chóng mặt, ước tính sơ bộ, hiện nay, có gần 4.000 điều kiện kinh doanh là trái luật", luật sư Trương Thanh Đức, thành viên Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, Chủ tịch Công ty Luật Basico, Trọng tài viên VIAC, cho...