Hà Nội: Cháy lớn tại di tích lịch sử văn hóa trong đêm
Vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 19h30 tối 8/12, tại chính điện ngôi đình cổ tại Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngọn lửa nhanh chóng lan rộng và bao trùm ngôi đình cổ trong đêm. (Ảnh: Đạt Trương).
Theo đó, vào khoảng thời gian trên, người dân bất ngờ phát hiện ngọn lửa bốc cháy tại chính điện đình. Mặc dù người dân và các cụ từ đã cố gắng dập lửa nhưng không có kết quả, ngọn lửa nhanh chóng lan rộng thiêu trụi nhiều vật dụng trong đình.
Lực lượng chức năng và các phương tiện chữa cháy nhanh chóng có mặt tại hiện trường.
Ngay sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã điều động 3 xe chữa cháy và hàng chục chiến sĩ đến hiện trường để hỗ trợ dập lửa. Sau khoảng hơn 30 phút nỗ lực chữa cháy, ngọn lửa đã cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, trong chùa có nhiều tiếng đổ sập và khói vẫn tiếp tục bốc lên.
Đình đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa.
Bên cạnh việc chữa cháy, lực lượng chức năng cũng tiến hành phong tỏa giao thông đoạn qua khu vực cháy để tiện cho công tác cứu hỏa.
Video đang HOT
Dù ngọn lửa đã cơ bản được khống chế nhưng khói vẫn tiếp tục bốc lên.
Được biết, ngôi đình cổ xảy ra hỏa hoạn được xây dựng từ thời Triệu Việt Vương. Đình thờ tướng Triệu Chí Thành có công đánh dẹp quân Lương năm 550, đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật đã được bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch xếp hạng.
Hiện nguyên nhân vụ cháy đang tiếp tục được điều tra làm rõ.
Theo Tintuc
PTT Vương Đình Huệ: Phát triển du lịch hài hòa với xây dựng nông thôn
Đó là phát biểu của đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ tại Hội thảo toàn quốc phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng Nông thôn mới diễn ra sáng nay (6.12) tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Lai Châu.
Ông Lê Khánh Hải-Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và du lịch cho hay: Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), trước hết là phát triển du lịch nông nghiệp - loại hình du lịch dựa chủ yếu trên nền tảng của hoạt động, không gian sản xuất nông nghiệp với quan điểm phát triển bền vững về môi trường sinh thái và văn hóa.
Theo số liệu thống kê, trong tổng thu nhập của người dân nông thôn hiện nay, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 27%. Để nâng cao hơn nữa thu nhập cho người dân nông thôn, ngoài việc thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, cần phải đa dang hóa ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong đó phát triển du lịch là một hướng đi mới, góp phần phát huy lợi thế của nông nghiệp, nông thôn để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn, vừa góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người dân nông thôn.
Các đại biểu tham quan gian hàng nông sản tại Hội thảo toàn quốc phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới được tổ chức ở Lai Châu
Trong bối cảnh Việt Nam là nước nông nghiệp, với gần 65% dân số sống ở nông thôn, phát triển kinh tế thông qua du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới sẽ là xu thế tất yếu.
Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, những năm qua, nhiều địa phương trong nước đã đẩy mạnh khai thác hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn. Qua đó hình thành hệ thống sản phẩm du lịch phong phú, đặc thù trải dài từ Bắc đến Nam.
Trước khi diễn ra Hội thảo, các đại biểu đã đi tham quan một số mô hình du lịch cộng đồng tại 2 huyện: Tam Đường, Phong Thổ của tỉnh Lai Châu
Nhiều sản phẩm du lịch mang đặc trưng văn hóa sinh thái nông nghiệp vùng, miền, độc đáo, chất lượng, đã được khai thác một cách bài bản, có định hướng, đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách theo các nhóm mục tiêu khác nhau.
Theo ông Hải, bên cạnh những kết quả đạt được, phần lớn hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam thời gian qua chưa có chiều sâu, chưa chuyên nghiệp. Phần lớn sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn mới chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, ăn uống, trải nghiệm của du khách ở mức đơn giản. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phụ trợ tại nhiều điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn chưa được đầu tư hoàn chỉnh, hoặc đã được đầu tư nhưng không đảm chất lượng. Tính liên kết giữa doanh nghiệp lữ hành và các điểm đến cung cấp hoạt động du lịch còn yếu...
Chiều qua (5.12) Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã làm việc với tỉnh Lai Châu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh này trong thời gian qua
"Phát triển du lịch nông nghiệp không thể tách rời với phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao và khai thác các giá trị của nông nghiệp truyền thống. Cần rà soát, quy hoạch, định hướng, xây dựng kế hoạch và đầu tư phát triển sản phẩm du lịch theo hướng liên kết vùng, trong đó cần chú trọng quy hoạch phát triển du lịch nông nghiệp gắn với chính sách phát triển nông thôn mới" - Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao về điểm du lịch nông thôn Sin Suối Hồ (Lai Châu)
Bà Giàng Páo Mỷ - Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu, phấn khởi cho biết: Những năm qua, tỉnh Lai Châu đặc biệt quan tâm đến triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Chương trình xây dựng NTM đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi của tỉnh. Lai Châu đang phấn đấu đến hết năm 2018 sẽ công nhận thêm 6 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên 30 xã. Năm 2018, tỉnh Lai Châu đã lựa chọn thí điểm mô hình phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM tại 3 xã: Khun Há, Hồ Thầu (huyện Tam Đường), Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ).
"Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn của Trung ương, mở ra triển vọng cho các tỉnh, thành phố, trong đó có Lai Châu đối với phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều sản phẩm nông nghiệp đã trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, đáp ứng nhu cầu của du khách. Người dân ở nông thôn thực sự phát huy được tính chủ động, sáng tạo của mình, vừa là người sẩn xuất vừa là người cung ứng dịch vụ để tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống" - bà Mỷ cho hay.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, cho rằng: Hội thảo toàn quốc về phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM, được tổ chức tại Lai Châu lần này có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, cần phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ về du lịch nông thôn mới.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tham quan gian trưng bày các sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của tỉnh Lai Châu tại Hội thảo
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ, nhiều cơ quan quản lý nhà nước và các tỉnh vẫn còn lúng túng về vấn đề này. Cần làm rõ nội hàm của du lịch nông thôn hay du lịch nông nghiệp. Du lịch nông nghiệp là môi trường của sản xuất nông nghiệp và tài nguyên nông nghiệp, với chủ thể là người nông dân. Còn du lịch nông thôn thì ngoài vấn đề liên quan đến ngành sản xuất nông nghiệp, tài nguyên nông nghiệp, nó còn liên quan đến văn hóa, bản sắc dân tộc, tài nguyên thiên nhiên của vùng miền.
"Nếu chúng ta còn mơ hồ, chưa xác định được đầy đủ nội hàm của việc này thì sẽ lúng túng trong việc hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Dù là du lịch nông thôn hay du lịch nông nghiệp thì cũng phải hướng tới phát triển bền vững...", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phân tích.
"Chúng ta đang ở giai đoạn bắt đầu khai thác và chủ yếu phát triển theo chiều rộng đối với du lịch nông thôn. Trước mắt, nó chỉ được coi là công cụ chống đói nghèo và đa dạng hóa thu nhập cho cư dân nông thôn. Du lịch nông thôn được xem như là một giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, phát triển nông thôn. Bởi vì trọng tâm của phát triển nông thôn chính là đa dạng hóa sinh kế cho cư dân nông thôn. Cần phải xem xét những yếu tố chính để quyết định thành công của phát triển du lịch nông thôn. Phải chăng 3 yếu tố quan trọng, quyết định thành công của phát triển du lịch nông thôn, đó là: Tôn trọng đối với cộng đồng, bản sắc và tính xác thực; phải kết hợp lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội; sự tham gia của cộng đồng trong việc ra quyết định, nhất là yếu tố về giới..." - Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng, cần phải hài hòa mối quan hệ giữa phát triển du lịch và phát triển nông thôn nói chung. Kết hợp giữa chiến lược đưa ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất lược với chiến lược tam nông, trong đó chủ thể người nông dân trong xây dựng nông thôn mới.
Theo Danviet
Ảnh: Nét đẹp Ninh Bình - quê hương Chủ tịch nước Trần Đại Quang Chủ tịch nước Trần Đại Quang sinh ra và lớn lên ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Đây là một miền quê mang vẻ đẹp bình yên. Quê hương Kim Sơn, Ninh Bình của Chủ tịch nước Trần Đại Quang là một vùng nông thôn bình yên. Những con đường nhựa thẳng tắp, trải dài xuyên qua cánh đồng...