Hà Nội: Chất lượng không khí trong tuần chịu ảnh hưởng lớn từ thời tiết
Trong tuần, sau đợt nghỉ Tết, hoạt động giao thông đã trở lại bình thường, thời gian đầu tuần lượng xe cộ lớn cộng với thời tiết có nhiều mây mù đã khiến chất lượng không khí (CLKK) xấu đi, tuy nhiên sau đó đã có những cơn mưa với cường độ lớn cả ban ngày và ban đêm đã khiến khói bụi và các chất ô nhiễm được rửa trôi, CLKK luôn ở mức tốt ở tất cả các trạm.
Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN&MT Hà Nội), CLKK trên địa bàn TP Hà Nội trong tuần này nhìn chung có xu hướng xấu đi so với tuần trước, đã xuất hiện một số ngày tại các trạm có AQI ở mức xấu. Chỉ số AQI1 tại các trạm quan trắc dao động từ 20 – 184.
Tại các trạm quan trắc không khí nền đô thị như Trung Yên 3, Kim Liên, Tân Mai, Mỹ Đình và Tây Mỗ, trong tuần này CLKK đã xấu hơn so với tuần trước, các trạm đều đã xuất hiện AQI ở mức xấu (trừ trạm Tân Mai) và số ngày đặt mức tốt hoặc trung bình qua đó cũng giảm đi.
Cụ thể, trong 5 trạm nền đô thị thì có 4 trạm có 2 ngày AQI ở mức xấu chiếm 28,6%, 2 trạm có AQI ở mức kém chiếm từ 28,6% đến 42,9% (trừ trạm Kim Liên và Tây Mỗ không có ngày nào có AQI ở mức kém, còn lại ở mức trung bình và tốt. Với trạm Tân Mai, có 28,6% số ngày có AQI ở mức kém, còn lại ở mức trung bình và tốt.
Tại 2 điểm quan trắc chất lượng không khí giao thông tại UBND phường Minh Khai và Phạm Văn Đồng, là 2 khu vực chịu nhiều tác động từ các phương tiện giao thông. Trong tuần này, CLKK tại 2 trạm có xu hướng giống như những trạm khác là xấu hơn. Cả 2 trạm đều có số ngày AQI ở mức xấu chiếm 28,6% và mức kém cùng chiếm 42,9%, còn lại là mức trung bình và tốt. Chỉ số chất lượng không khí cao nhất tại 2 trạm Minh Khai và Phạm Văn Đồng lần lượt là 184 và 179.
Đối với các trạm quan trắc nội đô như Hàng Đậu, Hoàn Kiếm và Thành Công, CLKK của tuần này có xu hướng tương tự, cụ thể cả 3 trạm đều có số ngày AQI ở mức kém chiếm 28,6%, số ngày AQI ở mức kém của trạm Hàng Đậu và Thành Công cùng là 42,9%, trạm Hoàn Kiếm ít hơn với 28.6%, Còn lại ở mức trung bình và tốt.
Video đang HOT
Có thể thấy, CLKK bị ảnh hưởng lớn bởi các hoạt động giao thông cũng như điều kiện thời tiết. Trong tuần vừa qua, sau đợt nghỉ Tết, hoạt động giao thông đã trở lại bình thường, thời gian đầu tuần lượng xe cộ lớn cộng với thời tiết có nhiều mây mù đã khiến CLKK xấu đi, tuy nhiên sau đó đã có những cơn mưa với cường độ lớn cả ban ngày và ban đêm đã khiến khói bụi và các chất ô nhiễm được rửa trôi, CLKK luôn ở mức tốt ở tất cả các trạm.
Để góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí, người dân cần hạn chế đốt rác, giảm thiểu đun nấu bằng than tổ ong. Rác cần được thu gom và xử lý theo quy định, người dân không tự ý đốt rác thải tại nơi mình sinh sống. Các khu vực dân ngoại thành không đốt rơm rạ. Người dân nên tham gia các phương tiện công cộng như xe bus, xe điện, hạn chế sử dụng các phương tiện cá nhân; và nên sử dụng các nhiên liệu sạch trong giao thông…
Ngoài ra, để có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của mình, người dân nên thường xuyên theo dõi và cập nhật tình hình chất lượng không khí tại các trang công bố CLKK của cơ quan nhà nước, để biết được mức độ ảnh hưởng và có các biện pháp bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Người dân có thể theo dõi Chỉ số Chất lượng Không khí AQI trong những ngày tiếp theo tại website “moitruongthudo.vn”. Đây là website chính thức của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội để thông tin tới người dân chất lượng không khí nơi mình sinh sống được cập nhật liên tục hằng ngày.
Chi cục Bảo vệ Môi trường cũng đưa ra khuyến cáo: với điều kiện CLKK ở mức trung bình (màu vàng), nhóm nhạy cảm (trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp) nên hạn chế thời gian ở ngoài. Trong điều kiện CLKK ở mức kém (màu da cam), nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở ngoài.
Theo Kinhtedothi
Chất lượng không khí Hà Nội liên tục ở mức kém do đâu?
Do điều kiện thời tiết bất lợi, sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn (từ 5-9 độ C) dẫn đến xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt bức xạ, tạo ra lớp sương mù tầng thấp khiến không khí không thoát lên được và bị giữ lại tại tầng khí quyển sát mặt đất, nên chất lượng không khí trên địa bàn Thủ đô trong tuần qua (từ ngày 15/09 đến ngày 21/09) liên tục ở mức kém.
Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), chất lượng không khí trên địa bàn thành phố trong tuần qua chủ yếu duy trì ở mức kém. Chỉ số chất lượng không khí tại các trạm quan trắc dao động từ 61-157.
Chất lượng không khí Thủ đô tuần qua liên tục ở mức kém
Cụ thể, tại hai điểm quan trắc chất lượng không khí giao thông là Minh Khai và Phạm Văn Đồng, chỉ số chất lượng không khí chủ yếu ở mức kém. Đối với các trạm quan trắc giao thông nội đô (Hàng Đậu, Hoàn Kiếm và Thành Công) thì Hoàn Kiếm là khu vực có chất lượng không khí tốt nhất trong tuần qua với mức trung bình chiếm 57.2%. Hàng Đậu và Thành Công đều chỉ có một ngày chất lượng không khí ở mức trung bình, còn lại ở mức kém.
Tại các trạm cảm biến quan trắc không khí nền đô thị như Kim Liên, Tân Mai, Mỹ Đình và Tây Mỗ, chất lượng không khí tuần qua vẫn ở mức trung bình là chủ yếu (chiếm 71.4%), còn lại ở mức kém. Trung Yên 3 là trạm cố định nền đô thị duy nhất có chất lượng không khí đạt mức kém, chiếm 71.4%.
Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, nguyên nhân chất lượng không khí trong tuần qua liên tục ở mức kém là do điều kiện thời tiết không thuận lợi, vào các ngày đầu tuần, sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn (từ 5-9 độ C) dẫn đến xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt bức xạ, tạo ra lớp sương mù tầng thấp khiến không khí không thoát lên được và bị giữ lại tại tầng khí quyển sát mặt đất nên chỉ số chất lượng không khí tăng cao.
Đến trưa và chiều, nhiệt độ tăng cao giúp tản bớt sương thì nồng độ các chất ô nhiễm giảm bớt nhưng tĩnh gió khiến chỉ số chất lượng không khí giảm không đáng kể. Đến chiều tối ngày 18/9 xuất hiện các cơn mưa rào, rào nhẹ trên toàn thành phố, nước mưa giúp rửa trôi các luồng bụi bẩn trong không khí nên chất lượng không khí dần được cải thiện. Tuy nhiên, những ngày sau đó trời không còn mưa nên chất lượng không khí có xu hướng giảm xuống.
Bên cạnh đó, đây là cũng thời điểm thu hoạch lúa nên các khu vực ngoại thành xuất hiện hiện tượng đốt rơm rạ, phát thải khí và bụi làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Ngoài ra, hiện đang là thời điểm giao mùa nên so với các tháng khác trong mùa hè thì chất lượng không khí của Thủ đô cũng giảm xuống.
Để góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí, Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội khuyến cáo người dân cần hạn chế đốt rác, giảm thiểu đun nấu bằng than tổ ong. Rác cần được thu gom và xử lý theo quy định, người dân không tự ý đốt rác thải tại nơi mình sinh sống.
Cạnh đó, người dân nên tham gia các phương tiện công cộng như xe bus, xe điện, hạn chế sử dụng các phương tiện cá nhân và nên sử dụng các nhiên liệu sạch trong giao thông... để hạn chế phát thải chất gây ô nhiễm ra môi trường.
Mạnh Quân
Theo LĐTĐ
Nguy cơ ô nhiễm thủy ngân từ tro tàn Công ty Rạng Đông Theo chuyên gia môi trường Đào Nhật Đình, kết quả quan trắc thủy ngân mới nhất do Hà Nội công bố không vênh với kết quả trước đó của Bộ TN&MT mà phù hợp với diễn tiến chất lượng không khí theo thời gian. Hiện trường ở Rạng Đông ngày 6/9 ảnh: BQP Trước đó, trong hai ngày 6-7/9, Sở TN&MT Hà Nội...