Hà Nội chặt hạ, đánh chuyển 130 cây xanh trên đường Kim Mã
Từ nay đến hết tháng 10/2017, khoảng 130 cây xanh trên đường Kim Mã (từ hồ Thủ Lệ đến nút giao Núi Trúc) sẽ bị đánh chuyển, chặt hạ để phục vụ thi công tuyến đường sắt đô thị Ga Hà Nội – Nhổn.
Sở Xây dựng Hà Nội vừa cấp phép cho việc đánh chuyển, chặt hạ 130 cây xanh trên đường Kim Mã, đoạn từ bờ hồ Thủ Lệ đến nút giao Núi Trúc. Việc đánh chuyển, chặt hạ cây xanh đợt này nhằm phục vụ thi công dốc hạ ngầm, ga 9, giếng đứng của gói thầu CP03 thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội.
Trong 130 cây xanh kể trên có 95 cây sẽ được đánh chuyển (6 cây xà cừ đường kính 60-90 cm); 35 cây không thuộc chủng loại cây đô thị, cây cong nghiêng, sâu mục bị chặt hạ.
Tất cả các cây được đánh chuyển phục vụ thi công tuyến đường sắt Ga Hà Nội – Nhổn sẽ di chuyển về trồng tại nút giao Vĩnh Ngọc trên Đại lộ Võ Nguyên Giáp. Đơn vị thi công sẽ tuân thủ các quy trình do TP Hà Nội ban hành để đảm bảo cây xanh phát triển sau khi bị đánh chuyển.
Sáng nay (ngày 8/9), đơn vị thi công đã khảo sát từng cây trong tổng số 130 cây kể trên để đưa ra biện pháp đánh chuyển, chặt hạ cụ thể. Sau đó từ ngày 12/9, công việc chặt hạ, đánh chuyển 130 cây xanh sẽ chính thức bắt đầu. Thời gian đánh chuyển chặt hạ dự kiến xong trong tháng 10/2017.
Trước đó, để phục vụ thi công tuyến đường sắt Ga Hà Nội – Nhổn, 109 cây xanh bên hồ Thủ Lệ (đường Kim Mã) cũng đã bị đánh chuyển, chặt hạ, phần lớn trong đó là cây xà cừ.
Sở Xây dựng Hà Nội đã cấp phép cho việc chặt hạ, đánh chuyển 130 cây xanh trên đường Kim Mã
Video đang HOT
Trong 130 cây xanh, có 95 cây được đánh chuyển, 35 cây chặt hạ. Những cây được đánh chuyển đợt này được di dời trồng lại tại nút giao Vĩnh Ngọc trên Đại lộ Thăng Long.
35 cây bị chặt hạ phần lớn là cây cong nghiêng, sâu mọt và không thuộc cây đô thị
Nhiều người dân cảm thấy tiếc nuối về việc sắp mất hàng trăm cây xanh.
Hơn 1 năm trước, một làn đường trên đường Kim Mã đoạn qua công viên Thủ Lệ bị cấm đường nhường chỗ cho công trường làm đường sắt
Một phần của dự án đường sắt Ga Hà Nội – Nhổn ven hồ Thủ Lệ đang được gấp rút thi công
Quang Phong
Theo Dantri
Hà Nội chưa có kế hoạch chặt 4.000 cây xà cừ
Vì xà cừ thuộc danh mục không khuyến khích trồng nên lãnh đạo thành phố đã chọn 18 loại cây thay thế nếu có xà cừ bị chết.
Trao đổi với báo chí chiều 6/6, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết, Hà Nội chưa có kế hoạch chặt 4.000 cây xà cừ. Theo ông, do cây xà cừ vẫn nằm trong hệ thống cây xanh Hà Nội, lại hay gãy đổ khi mưa bão nên vài ngày trước đó Sở đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia để quản lý tốt hơn.
Trong quy định của Bộ Xây dựng, xà cừ không được khuyến khích trồng ở đô thị. Vì đô thị có mạch nước ngầm cao, rễ cây dễ bị ảnh hưởng khi thi công kết cấu hạ tầng dễ. Thành phố đã chọn 18 cây phù hợp với thổ nhưỡng Thủ đô để trồng thay thế khi có cây xà cừ bị chết.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục trao đổi với báo chí chiều 6/6. Ảnh: Võ Hải.
Cũng tại cuộc họp, Phó giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong thông tin thêm về việc chặt hạ hơn 1.000 cây xanh để mở rộng đường Phạm Văn Đồng. Theo lãnh đạo Sở, đây mới là đề xuất của chủ đầu tư. Đơn vị tư vấn đề xuất giữ nguyên vị trí 142 cây, dịch chuyển 158 cây và giải tỏa, chặt hạ hơn 1.000 cây trong đó đa số là xà cừ.
Thành phố đang lấy ý kiến nhân dân, các nhà khoa học theo hướng bảo tồn tối đa số cây. "Nhu cầu và số liệu dịch chuyển, giải tỏa cây xanh đến nay mới là theo đề xuất của đơn vị tư vấn và chủ đầu tư", ông Phong nói.
Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cũng khẳng định, chặt hạ không phải là phương án ưu tiên với số cây trên, thành phố sẽ dịch chuyển hoặc giữ nguyên vị trí, trường hợp bất khả kháng mới chặt hạ để thi công.
"Thành phố không quyết chặt hạ 1.000 cây. Các sở, ngành khi chặt hạ một cây thì phải xem xét hết sức kỹ càng", ông Dục nói.
Sở Xây dựng TP Hà Nội cho biết, thành phố đang lấy ý kiến nhân dân và chuyên gia đối với hơn 1.300 cây xanh ảnh hưởng đến thi công đường vành đai 3 đoạn Phạm Văn Đồng. Ảnh: Phương Sơn.
Hà Nội đang phấn đấu đến năm 2020 trồng mới một triệu cây xanh, đưa tỷ lệ cây xanh bình quân đầu người lên 10 m2 (so với hơn 7m2/người năm 2015).
Trong năm 2016 và 5 tháng đầu năm 2017, thành phố đã trồng gần 300.000 cây xanh, với trên 35.000 cây xanh đường kính lớn, cắt tỉa để đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống mưa bão được trên 50.000 cây.
Cây xanh Hà Nội được trồng trên 500 tuyến phố với hơn 100 loài, trong đó 25 loài có số lượng cá thể lớn. Tổng số cây trồng khoảng 50.000, với các loại chủ yếu như: xà cừ, muồng, bằng lăng, phượng, sấu...
Năm 2015, thành phố thực hiện đề án thay thế 6.700 cây xanh trên nhiều tuyến phố. Việc chặt hạ, thay thế cây gặp phản ứng của nhiều người dân. Lãnh đạo thành phố đã yêu cầu dừng thực hiện đề án để thanh kiểm tra. Kết quả thanh tra chỉ ra nhiều sai sót, những cá nhân, tổ chức liên quan đã bị kỷ luật.
Võ Hải
Theo VNE
Hà Nội có thể chặt hạ, thay thế toàn bộ cây xà cừ Cây xà cừ không thuộc nhóm cây trồng đô thị, giá trị kinh tế thấp, lại dễ gãy đổ trong mùa mưa nên thành phố sẽ tổ chức lấy ý kiến việc thay thế. Để có cơ sở xây dựng phương án chặt hạ, thay thế toàn bộ cây xà cừ trên địa bàn các quận, Sở Xây dựng Hà Nội vừa đề...