Hà Nội chấn chỉnh trật tự giao thông đô thị
Siết chặt xe quá tải; sắp xếp lại bến xe; xử lý xe dù; dẹp nạn “xẻ thịt gầm cầu”… là một loạt động thái mà Hà Nội đang khẩn trương thực hiện nhằm lập lại trật tự giao thông trên địa bàn Thành phố.
Tình trạng xe khách dừng, đỗ tùy tiện và chạy lòng vòng kiểu “rùa bò” diễn ra phổ biến quanh khu vực các bến xe của Hà Nội – ảnh: Ngọc Lân
Theo đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải, tình trạng xe ô tô chở hàng hóa vượt quá tải trọng cho phép đang có chiều hướng gia tăng. Đây là nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn giao thông, làm gia tăng tai nạn giao thông và là nguyên nhân trực tiếp gây hư hỏng các công trình giao thông. Trên thực tế, đã từng xảy ra một số vụ tai nạn giao thông do xe quá tải làm sập gẫy cầu yếu, lật đổ khi đi trên những đoạn đường cong, đèo dốc gây ùn tắc nhiều giờ.
Video đang HOT
Trước tình trạng này, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh vừa yêu cầu Sở Giao thông Vận tải, Công an Thành phố chỉ đạo các lực lượng Thanh tra Giao thông Vận tải, Cảnh sát giao thông phối hợp, tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm đối với xe ô tô chở quá tải tham gia giao thông trên đường bộ.
Cũng nhằm đảm bảo an toàn giao thông trong khu vực thuộc Thành phố, cuối tuần qua, Sở Giao thông Vận tải cũng vừa tổ chức một cuộc họp với các đơn vị khai thác bến xe trên địa bàn Thành phố. Theo nhận định của Phó Giám đốc Sở Nguyễn Hoàng Linh, trong thời gian qua, tại một số bến xe trên địa bàn Thành phố xuất hiện tình trạng ùn tắc, mất trật tự an toàn giao thông. Lực lượng Thanh tra Sở đã phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý các vi phạm, tuy nhiên, “tình trạng này có giảm nhưng không triệt để”.
Ông Linh cho biết, Sở Giao thông Vận tải hiện đã xây dựng phương án sắp xếp luồng tuyến vận tải tại bến xe Mỹ Đình, đồng thời yêu cầu các đơn vị khai thác bến xe trên địa bàn Hà Nội báo cáo thực trạng diện tích bến, bãi đỗ, số lượng tuyến, số lượng xe đang khai thác, số lượng doanh nghiệp…. và các thuận lợi, khó khăn. Căn cứ vào hiện trạng, các đơn vị sẽ chủ động đề xuất phương án tiếp nhận, di dời các phương tiện, luồng tuyến để đảm bảo yêu cầu.
Mặt khác, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải yêu cầu Phòng Quản lý vận tải xây dựng các phương án điều tiết luồng tuyến vận tải vào các bến xe một cách khoa học về nhu cầu đi lại của nhân dân để đáp ứng một cách tốt nhất theo quan điểm Bắc – Nam – Đông – Tây.
Đặc biệt, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải yêu cầu Thanh tra Sở xây dựng kế hoạch liên ngành, phối hợp với lực lượng Công an và chính quyền địa phương để giải tỏa các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự tại các khu vực bến xe khách liên tỉnh (bến có, hàng quán, bãi trông xe trái phép…), các tuyến đường thường xảy ra vi phạm của xe khách.
Ông Linh cũng đồng thời yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra, xử lý các xe dù, xe chạy sai hành trình, lộ trình, vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải gây mất trật tự an toàn giao thông, ùn tắc giao thông.
Liên quan đến các hoạt động “xẻ thịt” gầm cầu để làm bãi đỗ xe và các dịch vụ khác, cũng trong tuần qua, Ủy ban nhân dân thành phố đã yêu cầu, “thu hồi toàn bộ, giải tỏa lấn chiếm mặt bằng gầm các công trình cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, nút giao Pháp Vân và đường vành đai III để quản lý theo đúng thiết kế kỹ thuật, duy trì tốt tình trạng kỹ thuật của cầu, mặt bằng gầm cầu và các công trình ngầm liên quan”.
Như VnMedia đã phản ánh, tình trạng giao thông trên địa bàn Thành phố hiện vẫn còn nhiều vấn đề gây bức xúc trong dư luận, đặc biệt là tình trạng xe khách, xe dù chạy lòng vòng với tốc độc “rùa bò” tại các khu vực bến xe Mỹ Đình, bến xe Giáp Bát… gây nên tình trạng ùn tắc giao thông.
Cũng trong những ngày gần đây, hàng loạt vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã diễn ra, cướp đi sinh mạng của hàng chục người. Đây là một hiện tương đang đặc biệt gây bức xúc trong dư luận.
Theo vietbao
Gần 16.000 tỷ đồng đảm bảo ATGT đến 2020
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa trình Bộ GTVT kế hoạch triển khai Chiến lược đảm bảo ATGT đường bộ đến năm 2020.
Tổng kinh phí dự kiến để thực hiện là 15.864 tỷ đồng. Mục tiêu của chiến lược nhằm giảm TNGT đường bộ một cách bền vững, tiến tới xây dựng môi trường giao thông an toàn. Giảm số người chết do TNGT đường bộ từ 13 người/100.000 dân (năm 2009) xuống còn 8 người/100.000 dân (năm 2020).
Bên cạnh đó, đến 2020, nâng cấp, cải tạo 80% quốc lộ đạt tiêu chuẩn an toàn hạng 2 theo tiêu chuẩn đánh giá ATGT đường bộ quốc tế; hệ thống GTVT cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải; kiềm chế tiến tới giảm sự gia tăng TNGT và hạn chế ô nhiễm môi trường. Phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng, dành quỹ đất cho giao thông từ 16 - 26%; Đối với các thành phố lớn, phát triển mạnh hệ thống xe buýt; tỷ lệ đảm nhận hành khách công cộng đạt 35 - 45%...
Theo ANTD
Những kiểu 'đốt tiền' mồ hôi nước mắt của dân Có những cây cầu đi bộ vừa mới được đưa vào sử dụng chưa lâu, nhưng đã bị dỡ bỏ gây lãng phí tiền tỷ "mồ hôi nước mắt" của dân. Tầm nhìn kém trong quy hoạch phát triển giao thông đô thị đã gây lãng phí tiền bạc cho Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Hãy cùng điểm lại những...