Hà Nội: Cây xanh bật gốc đè bẹp xe taxi trên phố Bùi Bằng Đoàn
Tối 25/6, trước cửa số nhà 32 phố Bùi Bằng Đoàn, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, một cây xanh lớn bất ngờ bật gốc, đổ chắn ngang đường ảnh hưởng đến giao thông qua khu vực này.
Hiện trường cây xanh bật gốc đè bẹp xe taxi trên phố Bùi Bằng Đoàn.
Tại hiện trường, cây xanh bị bật gốc có đường kính khoảng 80cm. Khi cây đổ nghiêng đã lật tung một mảng vỉa hè và đè lên tường Trường Trung cấp nghề tổng hợp Hà Nội nằm đối diện bên đường.
Đáng chú ý, một chiếc xe taxi hãng Mai Linh 4 chỗ đỗ ngay phía dưới đã bị cả thân cây đè bẹp xuống hàng ghế sau. Ngoài ra, một số ngôi nhà dân xung quanh cũng bị ảnh hưởng. Rất may thời điểm cây bị bật gốc trời đang mưa to và tối, vắng người qua lại nên không có thiệt hại về người.
Ngay khi vụ việc xảy ra, các lực lượng chức năng đã có mặt để điều tiết giao thông, đồng thời cưa cây và gỡ những chùm dây điện bị dính vào nhau, tránh nguy hiểm cho người dân quanh khu vực.
Bắc Giang đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tỉnh Bắc Giang đặt mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 80%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 27%. Giai đoạn 2021 - 2025, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), cơ sở hoạt động GDNN tuyển sinh và đào tạo nghề cho 147.500 lao động.
Trong đó, hơn 80.000 lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ. Tỷ lệ người học trình độ cao đẳng, trung cấp có việc làm sau tốt nghiệp đạt 90% trở lên.
Giáo viên Trường trung cấp Nghề miền núi Yên Thế (Bắc Giang)hướng dẫn học viên trong giờ học ngành Công nghệ kỹ thuật ô-tô. Ảnh: TRẦN GIANG
Theo đó, tỉnh tập trung thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN trên địa bàn theo hướng mở, linh hoạt, bảo đảm quy mô, cơ cấu, hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo (đa ngành nghề), vùng, miền, có phân luồng chất lượng. Tiếp tục rà soát, sắp xếp các trường cao đẳng, trung cấp công lập của tỉnh theo hướng tinh gọn bộ máy, từng bước nâng cấp trình độ đào tạo các ngành, nghề từ trung cấp lên cao đẳng, trong đó chú trọng ở nhóm ngành, nghề y, dược, chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, tỉnh nghiên cứu, xây dựng, ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ đào tạo nghề giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo. Đổi mới chương trình đào tạo của các cơ sở GDNN theo hướng nâng cao năng lực thực hiện; đẩy mạnh đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun, tín chỉ, dạy và học ngoại ngữ trong giáo dục nghề nghiệp. Triển khai đào tạo cho học sinh, sinh viên của các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế theo chương trình chuyển giao; chương trình đào tạo liên thông chất lượng cao từ trung cấp lên cao đẳng đối với đối tượng tốt nghiệp THCS.
Toàn tỉnh hiện có 44 cơ sở GDNN, cơ sở hoạt động GDNN. Tổng quy mô tuyển sinh được cấp phép gần 36.000 người/năm; trong đó, trình độ cao đẳng là 1.330 người/năm, trung cấp trên 5.000 người/năm và sơ cấp là 29.540 người/năm. Tổng số ngành, nghề được cấp phép đào tạo là 109 nghề (cao đẳng có 24 nghề, trung cấp có 59 nghề và sơ cấp có 58 nghề). Giai đoạn 2016- 2020, các cơ sở GDNN đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho hơn 155.200 người (cao đẳng hơn 5.100 người, trung cấp hơn 15.200 người, sơ cấp và đào tạo thường xuyên gần 135.000 người). Cơ cấu ngành nghề được ưu tiên cho nhóm nghề công nghiệp - xây dựng - dịch vụ (chiếm gần 87%). Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh bố trí hơn 43,8 tỷ đồng để hỗ trợ 15.386 lao động nông thôn học nghề trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên. Tỷ lệ người học sau khi tốt nghiệp có việc làm đạt cao; trình độ cao đẳng và trình độ trung cấp đạt hơn 90%; sơ cấp và đào tạo thường xuyên đạt hơn 80%.
* Tỉnh Quảng Nam phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,87% và tỷ lệ hộ cận nghèo giảm thấp hơn tỷ lệ hộ cận nghèo chung của cả nước, khu vực đồng bằng còn dưới 1,5%, khu vực miền núi còn khoảng 10%; các phường, thị trấn ở các thành phố, thị xã không còn hộ nghèo (trừ hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội); tỷ lệ nghèo của các huyện nghèo, xã nghèo giảm từ 3 - 4%/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm mỗi năm hơn 3%. Để đạt mục tiêu, tỉnh tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thực hiện giảm nghèo bền vững; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện giảm nghèo bền vững; tăng cường công tác quản lý nhà nước; hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ chế điều hành; thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, thôn nghèo, xã nghèo. Bên cạnh đó, tỉnh xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững đặc thù của tỉnh để bổ sung vào hệ thống chính sách giảm nghèo của quốc gia, đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; xây dựng, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, kết hợp giải quyết tốt các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội...
Giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 12,9% xuống còn 5,23%, bình quân mỗi năm giảm 1,53%; nhiều xã hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững và ra khỏi danh sách xã nghèo. Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và người dân trong công tác giảm nghèo được nâng lên, nhiều hộ nghèo tự nguyện đăng ký thoát nghèo bền vững.
Giao thông TPHCM hỗn loạn sau cơn mưa lúc rạng sáng Sau cơn mưa lớn lúc rạng sáng làm nhiều cây xanh bật gốc, gãy nhánh, nhiều tuyến đường bị ngập nước, kẹt xe khiến giao thông ở TPHCM hỗn loạn. Rạng sáng 16/4, khu vực TPHCM có mưa lớn kéo dài trên diện rộng khiến nhiều tuyến đường ngập nước, kẹt xe kéo dài. Ghi nhận vào thời điểm gần 9h sáng, đoạn...