Hà Nội cấp phép cho gần 340 điểm trông giữ xe dưới lòng đường
Diện tích đất dành cho giao thông tĩnh và các điểm, bãi đỗ xe công cộng ở Hà Nội mới chỉ đáp ứng khoảng 8-10% nhu cầu đỗ xe của tổng số phương tiện hiện có.
Sở Giao thông Hà Nội vừa có báo cáo công tác quản lý an toàn giao thông đầu năm 2017, trong đó nêu số liệu thống kê các điểm trông giữ phương tiện trên toàn thành phố.
Hà Nội đã cấp phép cho việc trông giữ ôtô dưới lòng đường tại một số tuyến phố trung tâm. Ảnh: Ngọc Thành.
Theo Sở Giao thông, diện tích đất dành cho giao thông tĩnh và các điểm, bãi đỗ xe công cộng mới chỉ đáp ứng khoảng 8-10% nhu cầu đỗ xe của tổng số phương tiện hiện có, còn lại khoảng 90-92% số phương tiện có nhu cầu đỗ hiện nay đang đỗ tại các điểm đỗ xe của chung cư, khu đô thị, sân cơ quan, công sở, lòng đường, vỉa hè, ngõ cụt, sân trường, bệnh viện, tại các khu đất dự án…
Cụ thể, Hà Nội hiện có có 728 điểm trông giữ phương tiện trên vỉa hè, lòng đường, dải phân cách giữa, gầm cầu vượt, với tổng diện tích trên 145.000 m2. Trong đó, 74 điểm (diện tích hơn 16.500 m2) không phép hoặc hết phép. Ngoài ra, nhiều đơn vị sử dụng 174 điểm trông giữ phương tiện trong trường học.
“Sở Giao thông đã cấp phép cho gần 340 điểm trông giữ xe dưới lòng đường với tổng diện tích trên 65.000m2″, báo cáo nêu.
Video đang HOT
Hà Nội cũng đã triển khai đỗ xe theo ngày chẵn, ngày lẻ tại tuyến phố Dã Tượng, Nguyễn Gia Thiều (quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng). Sở Giao thông cho rằng, sau 3 tháng thực hiện việc này, tình hình an ninh trật tự ỏ các tuyến phố trên tốt hơn, ý thức của người dân được nâng cao. Thời gian tới, Sở phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đỗ xe theo ngày chẵn, ngày lẻ tại các tuyến phố khác đủ điều kiện, tiến tới nhân rộng trên địa bàn thành phố trong năm 2017.
Ngoài ra, Sở Giao thông cũng đã triển khai thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành đỗ xe công cộng, thu giá dịch vụ trông giữ phương tiện tự động theo thời gian (hệ thống IPARKING) trên 2 tuyến phố Trần Hưng Đạo và Lý Thường Kiệt.
Trước đó ngày 4/3, tại hội nghị an toàn giao thông thành phố, Trưởng phòng cảnh sát trật tự công an TP Hà Nội Nguyễn Xuân Đình đưa ra những con số thống kế khác. Theo ông Đình, toàn thành phố có 939 điểm trông xe ở vỉa hè, lòng đường, trong đó có 244 điểm không phép (chiếm 27%). Đặc biệt, gần 400 điểm trông xe nằm trước cửa cơ quan, trường học và đa số không phép.
“Càng cơ quan to càng không chấp hành, đỗ tràn xuống lòng đường, không có chỗ nào cho người đi bộ”, ông Đình nêu.
Tại hội nghị này, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đặt câu hỏi có ai dám cam đoan các điểm trông giữ xe không có người nhà mình? “Các bãi xe quanh bến Mỹ Đình là người nhà ai, xem có phải quê Bắc Ninh không, tôi không tiện nói ra ở đây”, ông Chung nói.
Thống kê của Sở Giao thông, TP Hà Nội hiện có trên 5 triệu xe máy, tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2010 – 2015 là hơn 7%; 546.000 ôtô các loại, tốc độ tăng trung bình gần 13%; trên một triệu xe đạp; khoảng 10.000 xe đạp điện.
Võ Hải
Theo VNE
Xe biển xanh cùng chục ôtô đậu vỉa hè bị quận 1 xử phạt
Trong đêm cuối tuần, xe biển xanh cùng nhiều ôtô khác đậu trên vỉa hè, đường cấm để ăn uống bị quận 1 lập biên bản xử phạt.
Xe biển xanh bị xử phạt trên đường Hoàng Sa. Ảnh: Tin Tin
Tối 9/4, một ôtô đeo biển số xanh phía Bắc đậu ngược chiều trên đường Hoàng Sa (phường Đa Kao, quận 1). Khi lực lượng trật tự đô thị định cẩu về trụ sở, tài xế xuất hiện, xuất trình giấy tờ nên chỉ bị lập biên bản xử phạt.
Tiếp đó, trước trung tâm thương mại trên đường Lý Tự Trọng (phường Bến Nghé), 2 xe sang đậu vỉa hè cũng bị lập biên bản. Tài xế lý giải "đậu xe đi công việc một chút" nhưng lực lượng chức năng không chấp nhận vì đối diện là bãi xe ngầm của trung tâm thương mại nhưng không lái xe vào gửi.
Ngoài ra, khoảng 10 ôtô đậu sai quy định trên vỉa hè trước rạp hát Công Nhân (phường Phạm Ngũ Lão) và trên các tuyến đường cũng bị lập biên bản xử phạt.
Tất cả trường hợp vi phạm đều do ông Đoàn Ngọc Hải - Phó chủ tịch UBND quận 1 - đi kiểm tra tình trạng lấn chiếm lòng lề đường thấy, gọi cho lãnh đạo phường đến xử lý.
Hiện đoàn liên ngành quận 1 tạm dừng ra quân để lãnh đạo 10 phường trực tiếp xử lý. Tuy nhiên, trong thời gian này, ông Hải vẫn thường xuyên xuống đường để kiểm tra.
"Quận vẫn liên tục kiểm tra tình trạng lấn chiếm vỉa hè ở trung tâm TP HCM. Các cơ quan công quyền hay hộ dân vi phạm sau thời gian nhắc nhở không thực hiện sẽ bị cưỡng chế. Khi các phường không làm nổi, lãnh đạo quận mới trực tiếp đưa lực lượng đi xử lý", ông Hải nói.
Là địa phương đầu tiên tại TP HCM khởi phát chiến dịch lập lại trật tự đô thị, quận 1 đã cưỡng chế nhiều công trình lớn, cơ quan công quyền; xử phạt hàng loạt ôtô biển xanh, biển đỏ, xe sang...
Động thái này cũng gặp phải nhiều phản ứng trái chiều của người dân nhưng quận 1 khẳng định làm đúng theo quy định. Việc lập lại trật tự vỉa hè sau đó lan tỏa khắp thành phố. Các tỉnh thành khác như Hà Nội, Đồng Nai, Đà Nẵng... cũng hưởng ứng, hành động quyết liệt.
Duy Trần
Theo VNE
Cao ốc, khách sạn 5 sao sau khi tháo dỡ phần lấn vỉa hè Những hạng mục của khách sạn New World, cà phê Starbucks, cao ốc trên phố đi bộ Nguyễn Huệ... lấn chiếm vỉa hè, bị quận 1 phá bỏ, đang được chỉnh trang. Khu vực xung quanh cà phê Starbucks thuê lại của khách sạn New World sau 17 ngày bị đoàn liên ngành quận 1 đập bồn hoa lấn vỉa hè hơn một...