Hà Nội: Cảnh báo gia tăng số trẻ em mắc bệnh ho gà
Trong tháng 1/2019, Hà Nội đã ghi nhận 16 trường hợp mắc ho gà, trong đó có 8 trường hợp mắc trong những ngày đầu năm mới Kỷ Hợi.
Theo Sở Y tế Hà Nội, cùng với bệnh sởi, bệnh ho gà cũng đang gia tăng trên địa bàn Hà Nội. Trong tháng 1/2019, Hà Nội đã ghi nhận 16 trường hợp mắc ho gà, trong đó có 8 trường hợp được ghi nhận mắc trong những ngày đầu năm mới Kỷ Hợi.
Ho gà là bệnh lây truyền cấp tính có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ em. Biểu hiện chính của bệnh là cơn ho dữ dội, thở rít vào.
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi, họng của người bệnh khi ho, hắt hơi. Khả năng lây lan của bệnh cao, nhất là đối với những trẻ sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín như trường học…
Thời gian đầu mắc bệnh ho gà, trẻ thường xuất hiện những cơn ho nhẹ, sau đó ho nhiều hơn, hắt hơi, chảy nước mũi, sốt nhẹ.
Tới giai đoạn kịch phát, trẻ có cơn ho kéo dài, xuất hiện một cách tự nhiên hay do một kích thích nhỏ. Trẻ ho rũ rượi, đỏ mặt, thở rít (khi hít thở sẽ xuất hiện tiếng rít như tiếng rít cổ ở gà), nôn nhiều đờm, đặc quánh.
Đặc biệt, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có những cơn ngừng thở ngắn. Giữa các cơn ho, thông thường trẻ cảm thấy dễ chịu và có thể sinh hoạt bình thường. Ngoài ra, trong giai đoạn này còn thấy một số dấu hiệu như chảy máu cam, xuất huyết kết mạc mắt hay bầm tím quanh mi mắt dưới.
Nếu kèm theo một trong các yếu tố sau, trẻ bị ho gà sẽ đối diện với tiên lượng nặng: Trẻ dưới 6 tháng, đặc biệt là trẻ dưới 3 tháng ăn uống kém, nôn nhiều, cơn ngừng thở kéo dài, co giật, viêm phổi.
Để phòng bệnh ho gà, tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ là biên pháp đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất, lên tới 90%.
Cùng với đó, cần giữ trẻ tránh xa những người có dấu hiệu bị ho gà. Những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh cũng không nên cho tiếp xúc với trẻ nhỏ, nhất là những trẻ chưa được tiêm phòng.
Nếu trong gia đình có người bị ho gà cần điều trị dứt điểm, các thành viên khác cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần người bệnh và có hướng điều trị, kiểm tra cho cả gia đình xem có bị lây truyền bệnh không vì bệnh rất dễ lây lan qua đường không khí.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, ho gà là căn bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, có thể khiến người bệnh tử vong nhanh. Tuy nhiên, trong số các trường hợp mắc từ đầu năm 2019 đến nay, Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong./.
Tuyết Mai/TTXVN
Video đang HOT
Theo bnews.vn
Sốt là phản ứng tốt sau tiêm vắc xin 5 trong 1 ComBE FIVE
Trước lo lắng của các bậc phụ huynh, cho rằng vắcxin ComBE FIVE đang triển khai trong tiêm chủng mở rộng (TCMR) có nhiều phản ứng cho trẻ nhỏ, đặc biệt là tình trạng sốt trên 38 độ, Tiến sỹ Dương Thị Hồng cho biết với vắc xin 5 trong 1 có thành phần ho gà toàn tế bào, tỉ lệ sốt trên 38 độ C lên tới 50% và đây là một phản ứng tốt sau tiêm vắc xin.
Hơn 90 nghìn liều đã được tiêm cho trẻ em
TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho hay, tính đến ngày hôm nay đã có hơn 90.700 trẻ đã tiêm vắcxin ComBE FIVE trên 15 tỉnh thành. Vắc xin được đưa vào hệ thống TCMR trên toàn quốc từ tháng 12 và trong tháng 1/2019, vắc xin sẽ được sử dụng ở tất cả các địa phương trên toàn quốc.
Trước thông tin cho rằng tỷ lệ trẻ phản ứng sau tiêm với vắcxin ComBE FIVE nhiều hơn so với Quinvaxem, TS Hồng cho rằng so sánh chưa hợp lý. "Bởi thực tế, Quinvaxem được dùng trong Chương trình TCMR được 8 năm, với hơn 30 triệu liều được tiêm cho hơn 10 triệu trẻ. Phản ứng sau khi tiêm chủng chiếm tỷ lệ 50%. Còn đối với vắcxin ComBE FIVE trong thời gian qua tỷ lệ phản ứng như sốt thông thường sau khi tiêm chỉ chiếm tỷ lệ 5% trong tổng số trẻ đã tiêm vắcxin này", TS Hồng nói.
"Nhất là với phản ứng đau tại chỗ, sốt trên 38 độ, các triệu chứng toàn thân thì các vắc xin có thành phần ho gà toàn tế bào đều chiếm trên 50% tỷ lệ tiêm. Với vắc xin ComBE FIVE chúng ta mới tiêm hơn 90 ngàn liều, nếu so sánh nôm na tỉ lệ mà Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo về các biểu hiện sốt, phản ứng tại chỗ sau tiêm tới 50%, thì với hơn 90 ngàn mũi tiêm thì có đến một nửa trẻ có quấy khóc, sốt nhẹ đến sốt trên 38 độ, xuất hiện các triệu chứng toàn thân...", TS Hồng giải thích thêm.
Trong khi đó, qua triển khai dại 15 tỉnh, theo báo cáo từ các địa phương, ngoài các phản ứng thông thường như: sốt nhẹ, sưng đau tại chỗ tiêm, các triệu chứng khác như khó chịu, quấy khóc là 5,5% và cũng đã ghi nhận một số trường hợp sốt cao, quấy khóc kéo dài tại một số tỉnh thành phố với tỷ lệ 0,05% và các trường hợp này đều đã ổn định.
TS Hồng cho biết thêm, theo nguyên tắc báo cáo giám sát phản ứng sau tiêm, một trẻ sau tiêm chủng có quay lại nơi tiêm, dù sốt 37,5 độ đều ghi nhận để theo dõi. Như tại Bình Định, theo ghi nhận có đến vài chục cháu có phản ứng sốt sau tiêm, trong đó có những trẻ chưa đến 38 độ nhưng hệ thống vẫn ghi nhận là phản ứng sau tiêm vì các cháu được đưa lại tái khám.
TS Hồng cũng khuyến khích các bà mẹ theo dõi con chặt chẽ sau tiêm chủng, chỉ cần trẻ xuất hiện dấu hiệu khiến cha mẹ không yên tâm là có thể đưa con đi khám để được xác định. "Tất cả các cháu tại Bình Định khi cha mẹ không yên tâm đưa con tới viện đều đã khỏe mạnh, an toàn trở về nhà", TS Hồng nói.
Còn trong tình huống xuất hiện các phản ứng nặng (rất hiếm gặp) như khó thở (là biểu hiện phù nề thanh quản, trẻ có một chút tím tái, trẻ đi tiêm về bú ít, khóc thét, sốt cao co giật, li bì, giảm trương lực cơ nên đưa trẻ tới trạm y tế gần nhất để được kịp thời xử lý.
Vắc xin tiêm cho 2 trẻ ở Nam Định đã được sử dụng hơn 22 nghìn liều
Trước 2 trường hợp trẻ tử vong sau tiêm chủng tại tỉnh Nam Định khiến người dân lo lắng, TS Hồng cho biết, 2 trường hợp tại tỉnh Nam Định gồm một trường hợp trẻ tử vong sau tiêm chủng 36 giờ đồng hồ và một trẻ tử vong sau 48 giờ đồng hồ.
Sở Y tế tỉnh Nam Định đã tiến hành điều tra và tổ chức Họp Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân hai trường hợp trên với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Hội đồng đã có kết luận hai trường hợp trẻ tử vong sau tiêm chủng trên không nghĩ đến phản vệ nặng liên quan đến vắc xin, không liên quan đến thực hành tiêm chủng, trẻ tử vong không rõ nguyên nhân.
"Lô vắc xin ComBE FIVE sử dụng tại tỉnh Nam Định có số lô 220103118C hạn dùng 8/2020 được UNICEF cung ứng về Việt Nam ngày 6/11/2018, tổng số 276.480 liều có giấy phép của Viện Kiểm định. Lô vắcxin này được sử dụng tại 3 địa phương là: Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định. Tổng số liều vắcxin đã sử dụng đến thời điểm hiện nay là 22.360 liều", TS Hồng nói.
Tính đến nay, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đã tiếp nhận tổng số 840.000 liều vắcxin ComBE FIVE.
Trước đó, đầu năm 2018, nhà sản xuất tại Hàn Quốc ngừng sản xuất vắcxin Quinvaxem nên Bộ Y tế đã có kế hoạch chuyển đổi sang sử dụng vắcxin ComBE Five có thành phần và hiệu quả phòng bệnh tương đương. Loại vắcxin này do Ấn Độ sản xuất, được lưu hành tại Ấn Độ từ năm 2010 và đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của WHO, vắcxin đã được sử dụng tại 43 quốc gia với hơn 400 triệu liều.
Ngay tại Ấn Độ, vắc xin ComBE FIVE cũng đang được sử dụng trong chương trình TCMR. Vắc xin này sử dụng tại 43 quốc gia cũng đều phải tuân thủ báo cáo từng trường hợp phản ứng sau tiêm cho WHO. Cũng đã ghi nhận các ca tử vong sau tiêm chủng nhưng sau điều tra, hầu hết các trường hợp này không liên quan tới vắc xin.
"WHO không cấp phép lưu hành một lần mà dựa trên báo cáo thực hiện hàng năm, nếu vắc xin đạt yêu cầu an toàn của WHO mới được lưu hành tiếp", TS Hồng nói.
Bà Hồng cũng khuyến cáo, không có vắc xin nào an toàn tuyệt đối vì vắc xin cũng như thuốc, thực phẩm có thể gây phản ứng dị ứng trên những cơ địa nhất định. Nhưng vắc xin là hữu hiệu nhất phòng. Nếu trẻ không tiêm, hệ lụy hậu quả nặng nề.
"Năm 2013 chúng ta có 5 tháng tạm dừng Quinvaxem về những lo ngại phản ứng sau tiêm chủng. Sau đó đã gây nên tâm lý sợ tiêm chủng đến năm 2014, số bệnh nhân ho gà tăng lên khủng khiếp, hơn 100 trường hợp tử vong do tiêm chủng. Vai trò của vắc xin với các bệnh truyền nhiễm là vô cùng quan trọng, các bậc cha mẹ không nên vì những tin đồn thất thiệt mà không cho trẻ đi tiêm.
Sau mũi tiêm bà mẹ hãy đồng hành theo dõi con mình đúng sau 1 - 2 ngày sau tiêm vắc xin, để phát hiện triệu chứng bất thường khó thở, tím thái, khóc thét, sốt cao, co giật, phát ban., li bì, chân tay lạnh để đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Còn với các phản ứng thông thường như sưng đau tại chỗ, sốt trên 38 độ, các triệu chứng toàn thân có thể gặp tới 50% và là phản ứng thông thường của vắc xin.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Tưởng con chỉ bị cảm cúm thông thường, mẹ không ngờ con mắc phải chứng bệnh thần kinh ảnh hưởng nghiêm trọng tới não bộ Ban đầu chủ quan tưởng rằng cô con gái 2 tuổi chỉ bị cảm cúm thông thường, bà mẹ hốt hoảng phát hiện con mắc phải căn bệnh thần kinh hiếm gặp. Những bệnh thần kinh khá hiếm gặp nhưng nếu không may mắc phải sẽ vô cùng nguy hiểm và tàn phá sức khỏe với tốc độ rất đáng sợ. Tuy nhiên,...