Hà Nội cần chọn giống cây trồng, vật nuôi vừa có giá trị cao, vừa bảo vệ môi trường
Ngày 3-7, Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm Trưởng đoàn đã thăm, kiểm tra việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các mô hình sản xuất nông nghiệp tiêu biểu trên địa bàn thị xã Sơn Tây ( Hà Nội).
Đoàn Công tác của Bộ NN&PTNT và Sở NN&PTNT Hà Nội kiểm tra gà Mía giống tại Xí nghiệp chăn nuôi gia cầm (Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội).
Theo báo cáo của Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Nguyễn Huy Khánh, thị xã có 6 xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là: Cổ Đông, Xuân Sơn, Sơn Đông, Đường Lâm, Thanh Mỹ và Kim Sơn. Đến năm 2019, thị xã Sơn Tây được Thủ tướng Chính phủ công nhận thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Trong sản xuất nông nghiệp, thị xã đặc biệt coi trọng phát triển theo hướng chuyên canh và tăng cường ứng dụng khoa học – công nghệ, mang lại giá trị kinh tế cao. Thị xã đã hình thành được mô hình liên kết chuỗi từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ gà Mía của Hội chăn nuôi và tiêu thụ gà Mía Sơn Tây; mô hình nuôi ong lấy mật của Tổ hợp tác nuôi ong lấy mật Kim Sơn. Ngoài ra, thị xã còn một số mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao như: Trồng hoa, rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại phường Viên Sơn; chăn nuôi bò sữa tại xã Kim Sơn; nuôi cá trắm đen tại xã Thanh Mỹ…
Tại buổi làm việc, Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT đã tham quan trại gà Mía giống của Xí nghiệp chăn nuôi gia cầm (Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội) và cánh đồng trồng sâm Bố Chính của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Phúc Lâm.
Gà Mía là đặc sản của xã Đường Lâm, hiện nay đang được Xí nghiệp chăn nuôi gia cầm (Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội) đặt tại xã Cổ Đông nuôi bảo tồn hàng chục ngàn con giống “bố mẹ”. Từ con giống gốc chất lượng, hằng năm, xí nghiệp đã nhân được hàng triệu con gà Mía giống, cung cấp cho các hộ nông dân, trang trại, gia trại trên địa bàn thành phố Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố khác.
Video đang HOT
Với mô hình trồng sâm Bố Chính, đây là mô hình rất mới ở Hà Nội. Để trồng sâm, Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Phúc Lâm đã thuê lại đất đồi gò, bán sơn địa của nông dân xã Thanh Mỹ diện tích 5ha và đầu tư hệ thống tưới nước tự động. Cây sâm trồng được 3 tháng đang phát triển rất tốt, đã cho thu hoa, lá, cành để sản xuất trà và mỹ phẩm… Dự kiến, sau 1 năm trồng sâm sẽ cho thu củ. Hiện tại, Hợp tác xã đang tạo việc làm cho khoảng 20-30 lao động địa phương.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đánh giá, các mô hình sản xuất nông nghiệp tại thị xã Sơn Tây bước đầu cho hiệu quả rất cao. Mô hình trồng sâm Bố Chính bước đầu kết hợp được với phát triển hợp tác xã, giải được bài toán về tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn. Những mô hình như vậy cần được chính quyền các cấp hỗ trợ từ khâu giống, quy trình sản xuất và thị trường… để phát triển hơn nữa.
Với mô hình chăn nuôi gà Mía, Bộ NN&PTNT sẽ chỉ đạo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Hà Nội nghiên cứu, chuyển giao đến các hợp tác xã khu vực miền núi phía Bắc có địa hình gần giống vùng thị xã Sơn Tây để phát triển chăn nuôi gà Mía. Đối với thành phố Hà Nội, từ hiệu quả các mô hình, cần tiếp tục xác định lợi thế của Thủ đô để chọn giống cây trồng, vật nuôi vừa có giá trị cao, vừa bảo đảm về môi trường, tạo thêm mảng xanh cho thành phố.
Huyện Thanh Oai: Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Thanh Oai đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp mang lại giá trị cao hơn hẳn so với trồng lúa truyền thống. Những mô hình này cũng là động lực giúp huyện xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Theo ông Đinh Trường Thọ, Thành Ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thanh Oai, đến nay 20/20 xã của huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 2 xã đạt nông thôn mới nâng cao; huyện cũng đã "cán đích" nông thôn mới. Kết quả này có được là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của thành phố Hà Nội; sự chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, đóng góp cả vật chất, tinh thần của các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn.
Chế biến các sản phẩm an toàn A-Z của hợp tác xã Hoàng Long
Trong những thành tích nổi bật, điểm đáng chú ý là huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều giải pháp bài bản, hiệu quả giúp nâng cao giá trị các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, từ đó nâng cao đời sống nhân dân.
Thống kê đến tháng 12/2020, huyện Thanh Oai đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được hơn 1.333 ha (Gồm: Cây rau 178,16 ha; Cây ăn quả: 435,3 ha; Lúa cá: 126,8 ha; Nuôi trồng thủy sản 424,13 ha; Trang trại tổng hợp 116,5 ha; Chăn nuôi xa khu dân cư 52,95 ha). Việc sản xuất theo mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã đem lại giá trị cao hơn hẳn so với cấy lúa truyền thống. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đã ứng dụng công nghệ cao đem lại hiệu quả kinh tế.
Trong chăn nuôi có mô hình hợp tác xã Hoàng Long nuôi 4.200 con lợn trong đó có 500 nái, 3.700 lợn thịt. Sản xuất ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn VIETGAP, sử dụng đàn nái sinh sản "Ông bà, bố mẹ" bằng giống Gen của Pháp là giống có năng suất và chất lượng cao và sử dụng thức ăn sinh học vào trong chăn nuôi, là cơ sở an toàn dịch bệnh và đã thực hiện thành công chuỗi thực phẩm an toàn A-Z; Thực hiện việc giết mổ theo công nghệ Châu Âu và sơ chế chế biến các sản phẩm an toàn. Năm 2020 đã xuất ra thị trường hàng ngàn tấn lợn hơi và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn. Hiện đơn vị này có 9 sản phẩm được thành phố Hà Nội công nhận là sản phẩm OCOP đạt 4 sao.
Mô hình trồng hoa lan hồ điệp công nghệ cao ở xã Mỹ Hưng
Chuỗi sản xuất và tiêu thụ Trứng vịt Liên Châu với 43 hộ hàng ngày xuất bán từ 50.000-60.000 quả ra thị trường. Bên cạnh đó, còn có 1 mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng với số lượng 10.000 con sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP tại xã Hồng Dương hàng ngày xuất bán 80.000 quả trứng ra thị trường.
Trong trồng trọt, hợp tác xã Tam Hưng đã hình thành vùng sản xuất 2 vụ/năm lúa Bắc thơm số 7 với diện tích là 850 ha, lúa Nếp cái hoa vàng với diện tích là 250 ha, sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP. Bên cạnh đó là 53 ha lúa hữu cơ rất thành công với nhãn hiệu tập thể "Gạo thơm Bối Khê", hàng năm xuất bán trên 1.500 tấn. Đơn vị này đã được thành phố Hà Nội công nhận 2 sản phẩm OCOP (Gạo nếp cái hoa vàng và Gạo Bắc thơm số 7) đạt 4 sao.
Mô hình sản xuất rau hữu cơ an toàn ứng dụng công nghệ cao tại Hồng Dương và xã Dân Hòa do Công ty Cổ phần nông nghiệp Công nghệ cao Hiệp Thành thực hiện, với diện tích 11,7 ha. Hợp tác xã Thanh Cao thực hiện được 17 ha trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VIETGAP. Tại xã Thanh Cao đã hình thành mô hình hoa lan nhân cấy mô với diện tích 4500m2 đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tại xã Mỹ Hưng cũng có mô hình trồng hoa Lan Hồ điệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích 2500m2.
Những mô hình nông nghiệp công nghệ cao là động lực để huyện Thanh Oai thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao
Năm 2020 huyện Thanh Oai đã được thành phố Hà Nội công nhận thêm 20 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP trong đó có 8 sản phẩm từ nông nghiệp và 12 sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đến nay huyện đã có 31 sản phẩm được chứng nhận OCOP (30 sản phẩm 4 sao, 1 sản phẩm 3 sao).
Theo lãnh đạo huyện Thanh Oai, việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn đã có đầu ra ổn định, bền vững. Trong đó, chuỗi gạo của hợp tác xã Tam Hưng và chuỗi thực phẩm an toàn của hợp tác xã Hoàng Long được đưa vào các trường mầm non và các cửa hàng tiện ích, các siêu thị, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân trên địa bàn. Việc sản xuất các mô hình ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi liên kết gắn với nhãn hiệu sản phẩm được xác định là động lực để các xã, thị trấn và huyện Thanh Oai thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Trong năm 2021, huyện Thanh Oai đặt mục tiêu tiếp tục nâng cao hiệu quả việc sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết từ sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm, đồng thời phấn đấu 2 xã (Cao Dương và Dân Hòa) "về đích" nông thôn mới nâng cao.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...