Hà Nội: Cận cảnh nhà ga trăm tuổi trước đề xuất di dời ra khỏi nội đô
Được khánh thành vào năm 1902, Ga Hà Nội nằm ngay trung tâm Thủ đô, còn có tên quen thuộc là ga Hàng Cỏ. Trước đề xuất di dời ra khỏi nội đô thời gian gần đây, ga Hà Nội hàng ngày vẫn hoạt động nhộn nhịp, các chuyến tàu liên tục xuôi ngược Bắc – Nam.
Hà Nội: Cận cảnh nhà ga trăm tuổi trước đề xuất di dời ra khỏi nội đô
Ga Hà Nội là nhà ga đường sắt chính của Hà Nội. Từ đây, hành khách có thể mua vé tàu đi tới nhiều tỉnh thành phía Bắc, đặc biệt là dọc các tỉnh thành về phía Nam đất nước. Mặt trước của ga trên phố Lê Duẩn, chuyên phục vụ các chuyến tàu Thống Nhất đi về các tỉnh thành phía Nam, tới tận TP HCM. Cửa phụ trên phố Trần Quý Cáp, chuyên phục vụ các chuyến tàu lên phía Bắc.
Bên trong sân ga nhìn từ cầu đi bộ bắc qua các đường sắt.
Mới đây, tại hội nghị về an toàn giao thông của thành phố, Thiếu tướng Phạm Xuân Bình (Phó giám đốc Công an Hà Nội) kiến nghị Chính phủ và Bộ GTVT di dời tuyến đường sắt và ga Hà Nội ra khỏi nội thành để giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.
Hiện Hà Nội có khoảng 10km đường tàu hoả đi xuyên trung tâm thành phố với nhiều đường ngang giao cắt. Hiện trạng hệ thống đường sắt và các điểm giao cắt đang gây nhiều áp lực giao thông nội đô.
Một đoàn tàu đỗ trong sân ga Hà Nội.
Theo ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, tại nạn giao thông đường sắt có dấu hiệu tăng cao, đặc biệt ở những nơi có đường sắt cắt ngang. Nhiều chỗ, đường dân sinh do người dân tự ý mở cắt ngang đường sắt, không có hệ thống cảnh báo, rất nguy hiểm.
Video đang HOT
Những năm gần đây, ga Hà Nội liên tục có sự cải tạo, nâng cấp. Như phần đường hai bên đoàn tàu đã được nâng cao bằng cửa ra vào các toa, thay vì để thấp như trước kia khiến hành khách lên xuống khá vất vả. Đề xuất di dời ga Hà Nội nhận được nhiều ý kiến tranh luận trái chiều. Cũng có ý kiến cho rằng để ga trong nội đô thuận tiện cho người dân đi lại.
Cho đến nay, việc di dời ga Hà Nội mới chỉ là một đề xuất của công an thành phố. Trong khi đó, mọi hoạt động của nhà ga vẫn diễn ra bình thường.
Một góc nhà chờ của ga. Ga Hà Nội nhộn nhịp nhất vào ban đêm, từ khoảng 3h-6h sáng, trong khi các tuyến từ miền Nam về ga nhiều vào ban ngày.
Hàng ngày, ga phục vụ hàng nghìn lượt khác, quầy bán vé luôn có đông người xếp hàng. Đặc biệt, ga thường đông đột biến vào các dịp nghỉ lễ.
Không chỉ phục vụ khách trong nước, ga Hà Nội còn phục vụ khá đông khách nước ngoài. Tàu hoả vẫn là lựa chọn thường xuyên của nhiều khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam.
Trong ga cũng đã trang bị máy bán vé tự động.
Nhà ga mới trang bị thang máy…
Cùng hệ thống cầu đi bộ trên cao để việc di chuyển của hành khách qua sân ga được thuận tiện.
Nhân viên rửa các toa tàu của một đoàn tàu đang nằm trong nhà ga, trước khi tàu bắt đầu hành trình mới.
Toàn Vũ
Theo Dantri
Ý kiến trái chiều về đề xuất di dời ga Hà Nội khỏi nội đô
Công an Hà Nội đề xuất di dời ga trung tâm ra khỏi nội đô, tuy nhiên vị trí nhà ga này đã được cố định theo quy hoạch.
Tại hội nghị về trật tự an toàn giao thông ngày 8/8, Thiếu tướng Phạm Xuân Bình - Phó giám đốc Công an TP Hà Nội nêu vấn đề, Thủ đô có khoảng 10 km đường sắt liên tỉnh đi xuyên tâm với rất nhiều đường ngang giao cắt. Tình trạng này gây ra xung đột và là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông trên đường sắt và gây mất mỹ quan đô thị.
Theo ông Bình, trên thế giới chỉ còn Hà Nội và năm thành phố khác là có đường sắt liên tỉnh trong nội thành.
Lãnh đạo Công an Hà Nội đề nghị các cơ quan chức năng Trung ương xem xét, di dời ga Hà Nội ra khỏi khu vực trung tâm thành phố nhằm xoá bỏ hẳn đường sắt liên tỉnh trong khu vực nội thành. Với biện pháp này, tướng Bình tin tưởng sẽ giúp loại bỏ xung đột giao thông, giảm tải áp lực cho khu vực trung tâm và đặc biệt là hạn chế tai nạn giao thông đường sắt trên địa bàn Thủ đô.
Ga Hà Nội được người Pháp xây dựng đã hơn 100 năm. Ảnh: Xuân Hoa.
Trước đề xuất trên, Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, các nước phát triển như Nhật, Pháp đều có hệ thống đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia, đường sắt cao tốc nằm trong nội đô; qua đó tạo thuận lợi cho người dân trong đi lại. Một số nước quy hoạch đường sắt nằm ngoài vành đai và kết nối vào nội thành.
Lãnh đạo Bộ Giao thông nói, năm 2016, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch giao thông Hà Nội đến năm 2030, xác định ga Hà Nội là ga trung tâm, đầu mối trung chuyển hành khách cho tuyến đường sắt nội đô và đường sắt liên tỉnh. Bản quy hoạch đã được tính toán kỹ lưỡng, xem xét nhiều yếu tố và lấy ý kiến của nhiều cơ quan, chuyên gia trong và ngoài nước.
Theo Thứ trưởng Đông, giải pháp để giảm ùn tắc là giảm các điểm giao cắt, làm thêm các tuyến đường sắt đô thị trên cao. Hiện các tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội là tuyến số một (Yên Viên - Ngọc Hồi), số ba (Nhổn - ga Hà Nội) đã được xác định hướng tuyến đi qua ga Hà Nội, và đều thiết kế đi ngầm hoặc trên cao để giảm xung đột giao thông; chỉ có tuyến đường sắt liên tỉnh hiện đi đồng mức với với các phương tiện.
"Nếu Công an Hà Nội có văn bản đề xuất di dời ga Hà Nội, chúng tôi sẽ họp xem xét cụ thể theo thẩm quyền. Nếu di dời ga Hà Nội thì phải điều chỉnh quy hoạch giao thông Hà Nội", Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói.
Ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty đường sắt VN nêu quan điểm, đường sắt có lợi thế lớn là an toàn, đa số các nhà ga đều nằm trong nội đô để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
"Giao cắt giữa đường sắt và đường bộ rất phổ biến ở các nước châu Âu như Áo, Đức. Thậm chí ở Áo, đường sắt đô thị có đoạn còn đi trên mặt đường song song với đường bộ", ông Minh nói.
Theo ông Minh, nếu đường sắt không ở trung tâm mà di chuyển ra bên ngoài sông Hồng hay khu vực Thường Tín như đề xuất, thì lượng phương tiện từ trung tâm vận chuyển hành khách ra ngoại thành và ngược lại còn làm tăng nhu cầu tham gia giao thông của người dân lên rất nhiều.
Đoàn Loan
Theo VNE
Chuyển đường sắt sang bên kia sông Hồng: Bất tiện nghìn khách đi lại Quy hoạch đường sắt quốc gia được Thủ tướng phê duyệt vẫn có ga trung tâm là ga Hà Nội hiện nay và chưa có gì thay đổi. Xung quanh việc Thiếu tướng Phạm Xuân Bình - Phó GĐ Công an TP Hà Nội kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT di dời tuyến đường sắt ra khỏi nội đô, VietNamNet đã có trao...