Hà Nội cấm ông đồ cho chữ trên vỉa hè Văn Miếu
Sở VHTTDL Hà Nội vừa quyết định chuyển “Phố ông Đồ” vào khu vực hồ Văn của Văn Miếu vốn khá chật chội vì nghĩ hoạt động tự phát này gây ách tắc giao thông, mất mỹ quan và giá cho chữ bị chặt chém.
Muốn xin chữ phải tham quan Văn Miếu
Tờ VNE dẫn lời ông Trương Minh Tiến, Phó giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội cho rằng: “Phố ông Đồ tự phát không đảm bảo an ninh trật tự, gây ách tắc giao thông, chất lượng ông đồ không được kiểm soát, giá cả bị thương mại hóa, việc đóng đinh, căng lều bạt gây mất mỹ quan”.
Để khắc phục tình trạng trên, Sở sẽ trực tiếp tổ chức “Phố ông Đồ” cùng Câu lạc bộ Thư pháp UNESCO Việt Nam tại hồ Văn thuộc Văn miếu Quốc Tử Giám.
Các ông đồ phải có thẻ mới được hoạt động
Hơn 30 nhà khung sắt, mái vải với bàn ghế đẹp được dựng lên để các ông ngồi sáng tác thư pháp. Những người này đều được chọn lọc và cấp thẻ hoạt động. Giá bán chữ cũng được niêm yết rõ ràng, tránh tình trạng “chặt chém”, vòi vĩnh khách hàng.
Ông đồ không chịu vào Văn Miếu
Tuy nhiên, theo các ông đồ, diện tích hồ Văn khá nhỏ chỉ cho phép tối đa 70 ông đồ hoạt động, trong khi mọi năm có trên 150 người viết chữ tại đây, cho nên số còn lại không có đất hành nghề.
Là một “tay viết” không có tên ở danh sách được hoạt động tại hồ Văn, “dị nhân” Văn Thùy (quê Hưng Yên) tỏ ra khá bức xúc. “Tôi hoàn toàn không được thông tin về việc chuyển vào hồ Văn, nên không có tên trong danh sách được cấp thẻ và chỗ hoạt động”.
Video đang HOT
Hiện nay, những ông đồ này chỉ dám trải thảm, đặt chiếc bàn nhỏ, treo một, hai câu đối ngoài vỉa hè Văn Miếu để “tranh thủ kiếm chút tiền trả phòng trọ, cơm ăn” và sẵn sàng “chạy” khi có an ninh phường tuần tra.
“Dị nhân” Văn Thùy buồn và bức xúc khi không có tên trong danh sách hoạt động ở “Phố ông Đồ”
Ông Văn Thùy chia sẻ: “Tôi lên Hà Nội viết chữ đã được một tuần nhưng 3-4 lần bị an ninh phường xua đuổi. Ông đồ viết chữ cầu may mà giờ phải làm chui lủi như người phạm pháp, thật đau lòng quá”.
Bên cạnh đó, nhiều ông đồ khác cũng cho rằng, những người viết chữ luôn ngồi sát tường bao, người dân vẫn đi lại trên vỉa hè được nên không gây ách tắc giao thông. Còn chuyện “hét giá”, thì họ cho rằng đó là hiếm xảy ra bởi trước khi mua chữ khách đều hỏi giá, thuận lòng thì mới lấy chữ.
Mặc dù nhận được các ý kiến trái chiều nhưng Sở văn hóa vẫn khẳng định năm 2014 kiên quyết không cho phép ông đồ viết chữ trên vỉa hè Văn Miếu.
“Giờ đã cận Tết, việc thay đổi quyết định là không thể vì khâu bàn tính đảm bảo an ninh trật tự, giao thông, môi trường cho Phố ông Đồ khá mất thời gian, cần nhiều bên tham gia”, ông Tiến nói.
Theo quan điểm của ông Tiến thì những ai chưa có chỗ hoạt động trong Văn Miếu có thể đăng ký thêm với ban tổ chức để được cấp thẻ. Nếu số lượng quá tải, ban tổ chức có thể phân chia ngày hoạt động theo chẵn, lẻ để các ông đồ đều được tham gia viết chữ trong Tết này, nên sẽ xử lý được.
Theo Đât Viêt
Phố ông đồ: Xin đừng biến thành cái chợ
Người đưa tiền vào, người xuất chữ ra như cảnh mua bán một món hàng ở ngoài chợ. Phố ông đồ giống như cái "chợ chữ".
Tiền mua bán chữ
Phố Văn Miếu (Hà Nội) là nơi các ông đồ "tập kết" viết chữ nho dịp tết đến, xuân về. Nơi đây được người ta quen miệng gọi tên "phố ông đồ". Tết Quý Tỵ 2013 năm nay, phố ông đồ sôi nổi, trẻ trung hơn bởi sự có mặt của lớp trẻ mê thư pháp và mong kiếm tiền từ nghề bán chữ. Cùng với đó, hình ảnh ông đồ già râu tóc bạc phơ ngồi viết chữ cũng thưa dần.
Khảo sát của PV, mỗi lần cho chữ, khách hàng trả cho ông đồ tối thiểu từ 100 - 150 nghìn đồng. Nếu muốn bức thư pháp có khung, giấy đẹp, giá tiền cao hơn. Khách hàng có thể xin ông đồ tư vấn để cho chữ, cũng có thể yêu cầu ông đồ viết chữ gì mình thích. Thông thường, ông đồ già viết thư pháp chữ Hán, còn "anh đồ trẻ" viết thư pháp chữ quốc ngữ hiện đại.
Thầy đồ Nguyễn Hữu Đưởng buồn bởi cho chữ đang bị thương mại hóa
Ông Nguyễn Hữu Đưởng (80 tuổi, Mai Dịch, Hà Nội) giãi bày sự đổi thay của khu phố ông đồ. Ngày nay, đôi khi việc cho chữ đã bị thương mại hóa, làm mai một ý nghĩa cao quý và thiêng liêng. Mối quan hệ ông đồ và người xin chữ nhiều khi biến thành người bán - kẻ mua.
Theo ông Đưởng, mối quan hệ đó đúng ra phải gói gọn trong chữ "duyên". Bởi lẽ, người thầy phải có tâm, cho chữ hợp với người đi xin, tục cho chữ mới có ý nghĩa chứ "tiền vào - chữ ra" thì làm mất sự linh thiêng.
"Với tôi, vấn đề tiền bạc tùy vào khả năng mỗi người, không nhất thiết phải theo giá chung. Sợ nhất, khi người xin chữ mang về, treo lên tường rồi than vãn: Viết lách chả ra làm sao mà lấy những ngần ấy tiền. Đây là văn hóa, không thể biến thành hàng hóa", ông Đưởng nói.
Ông đồ Lê Quang Thảng (77 tuổi, đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) cũng cho rằng, cho chữ không phải là một nghề. Thầy đồ đi cho chữ dịp xuân về là mang cái tâm của mình viết thành chữ cho người ta. Sau đó, người xin chữ lì xì lại một khoản tiền "tùy tâm" cho ông đồ chi trả tiền giấy, mực, chỗ ngồi... Ông đồ cần đặt sự đam mê lên hàng đầu thay vì chạy theo đồng tiền.
Ông đồ Lê Quang Thảng đang cho chữ trên phố ông đồ
Ông Thảng chia sẻ về một vị khách đặc biệt, đến tận nhà ông để xin chữ. Ông viết tặng người này 4 chữ "Phúc lộc mãn đường" (Phúc lộc đầy nhà). Vị khách này làm ông sống lại những ký ức về tục xin chữ thuở xưa bởi ở họ có sự thành tâm khi xin chữ. Họ không giống như phần đông người xin chữ hiện nay, coi việc chơi thư pháp cho vui, nay thích thì chơi, mai không thích thì bỏ, lại càng không giống với những vị khách cậy có tiền đến trả giá mua chữ về nhà treo cho oai mà không có cái tâm.
Chữ để răn người
Ông đồ Đỗ Văn Tụ (70 tuổi, Hà Đông, Hà Nội), nhiều năm nay vẫn đến cho chữ ở Văn Miếu. Ông nhớ lại thuở nhỏ, gia đình ông được nhiều người đến xin chữ. Tục xin chữ hồi đó có ý nghĩa thiêng liêng với cả người xin chữ và người cho chữ.
Ông phải thức dậy từ 4h sáng mài mực giúp cha. Khi trời sáng, tất cả mọi thứ đã chuẩn bị xong xuôi. Người xin chữ tắm rửa sạch sẽ, khăn áo chỉnh tề, sắm một chút lễ vật có thể là chai rượu, quả cau... Thầy đồ sẽ tư vấn cho chữ theo mong muốn, hoàn cảnh người xin.
Ông đồ Đỗ Văn Tụ nhớ tục cho chữ "ngày xưa"
Thầy vừa viết chữ vừa giảng giải ý nghĩa của từng nét chữ cho người xin chữ để họ có thể hiểu được hết những ý nghĩa sâu sắc của từng chữ. Người cho chữ phải như một người thầy, am hiểu cuộc sống và có đức độ, biết hướng hành động cho người xin chữ. Người xin chữ chọn ông đồ có uy tín, đức độ để xin cái tâm, cái đức của người thầy.
Sau khi viết chữ xong, thầy đồ trao chữ, người xin đưa hai tay lên quá đầu cung kính nhận chữ mang về nhà để thờ, hoặc treo trên tường.
Ông đồ Lê Quang Thảng nhớ lại, khi lên cấp hai trường huyện, ông được bố ông (cũng là một thầy đồ) cho chữ "minh". Trước buổi lễ cho chữ, ông tắm rửa sạch sẽ, khăn áo chỉnh tề đứng nghiêm nơi thư phòng cha. Nghi lễ cho chữ diễn ra trang nghiêm, ông nhận thấy cái tâm, cái hồn của cha dồn vào từng nét chữ. Sau khi chữ viết xong, ông thắp hương làm lễ gia tiên rồi treo lên tường. Bức thư pháp ấy vẫn theo ông đến ngày nay.
"Có một anh cầu thủ bóng đá đến xin chữ. Tôi cho chữ "Tĩnh" với mong muốn và nhắc nhở anh ta luôn bình tĩnh trước đối thủ. Đó là cái duyên của anh ấy với tôi. Nếu anh ta đi xin chữ một người khác, có thể họ cho chữ "Dũng" với mong muốn anh ấy luôn dũng mãnh trước đối thủ. Do vậy, người xin được chữ nào còn tùy thuộc vào cái duyên giữa người xin chữ với thấy đồ. Cho chữ, không phải cho là hết, mà cho là được cái duyên của họ".
Theo 24h
Chuyển "phố ông đồ" vào khu vực hồ Văn Từ nhiều năm nay, tại khu vực vỉa hè bên ngoài tường rào khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, mỗi dịp Tết đến xuân về đều có nhiều người đến viết thư pháp, cho chữ, "phố ông đồ" hình thành từ đó. Tuy nhiên, việc căng bạt dựng lều, cho chữ ở đây tự phát, không chịu sự quản lý...