Hà Nội: Cam kết không siêu âm công bố giới tính thai nhi
Nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, ngày 12/12, tại UBND phường Ngọc Khánh, lần đầu tiên, Hà Nội đã tổ chức ký cam kết không siêu âm công bố giới tính thai nhi với các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập trên địa bàn quận Ba Đình.
Cụ thể, theo tin tức từ báo An ninh Thủ đô, các phòng khám không tuyên truyền, phổ biến, tư vấn phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn; không chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi; không vi phạm các quy định về lựa chọn giới tính thai nhi; không loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. Nếu vi phạm các quy định trên, cơ sở hoàn toàn chịu trách nhiệm và nhận các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật.
Báo VietnamPlus/TTXVN thông tin thêm, hơn 20 phòng khám sản khoa đã ký cam kết nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nghị định số 176/2013/NĐ – CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Phương Vy/TTXVN).
Nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, Hà Nội đã tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức qua đó giúp các bà mẹ không lựa chọn giới tính thai nhi, đặc biệt là tuyên truyền cho phụ nữ biết hậu quả của việc lựa chọn giới tính khi mang thai.
Video đang HOT
Mặc dù nhiều địa phương đã triển khai các biện pháp nêu trên nhưng hiện nay tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh còn cao. Theo Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, ước tính, năm 2014 tỷ số giới tính khi sinh ở thành phố Hà Nội là 114,5 bé trai/100 bé gái. Riêng tại 8/29 quận, huyện, thị xã ở mức cao hơn 120 bé trai/100 bé gái bao gồm Sóc Sơn, Sơn Tây, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Mỹ Đức.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Ba Đình Nguyễn Quang Trung cho biết sau lễ ký kết này, quận sẽ tiếp tục triển khai tới 13 phường còn lại trên địa bàn, tăng cường quản lý và tuyên truyền, vận động các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân ký cam kết và người dân nghiêm túc thực hiện không siêu âm lựa chọn giới tính thai nhi.
Theo NTD
Vì sao nhà hàng "cung điện" yên vị nhiều năm trong lòng vườn thú Thủ Lệ?
Phía quận Ba Đình cho rằng nhà hàng kinh doanh trong vườn thú là sự biến tướng, phường Ngọc Khánh nhiều lần kiến nghị cấp thẩm quyền xử lý nhưng sau nhiều năm vườn thú Thủ Lệ vẫn bị "xà xẻo".
Liên quan đến sự việc vườn thú Thủ Lệ trong nhiều năm liền tồn tại nhà hàng chiếm dụng hàng nghìn mét vuông để tiến hành kinh doanh khiến nhiều người dân bức xúc, ông Trần Đức Dũng - Trưởng phòng quản lý đô thị quận Ba Đình (Hà Nội) cho rằng đây là một sự biến tướng. Bởi lẽ, công trình này thực chất chỉ để phục vụ cho hoạt động thể thao, cụ thể là sân tennis của vườn thú.
Theo ông Dũng, trước đây, thanh tra xây dựng của quận, cùng lực lượng liên ngành đã từng xử lý vi phạm của các công trình xây dựng trong vườn thú. "Còn lại nhiều hạng mục vi phạm nhưng khi phá dỡ sẽ ảnh hưởng đến các hạng mục khác nên cho tồn tại.", ông Dũng nói.
Phía lực lượng quản lý đô thị của quận Ba Đình cũng đã nhiều lần phối hợp cùng phường Ngọc Khánh tiến hành xử lý việc đỗ xe tràn lan xuống đường do khách đến nhà hàng ăn uống đỗ, dừng.
Nhà hàng nằm trong khuôn viên công viên Thủ Lệ
Mặt khác, theo ông Đặng Gia Tùng - Chủ tịch Công ty TNHH MTV vườn thú Hà Nội: nhà hàng, quán bia hiện đang "án ngữ" trên hàng nghìn mét vuông của khuôn viên vườn thú có nguồn gốc từ 2 sân tennis được thành phố Hà Nội cho phép xây dựng.
Khoảng năm 2007, 2 sân tennis được giao cho đơn vị là Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hoàng Vinh sửa chữa lại khu nhà vệ sinh thành khu công trình phụ để phục vụ cho sân tennis, việc sửa chữa này đã được cấp phép. "Tuy nhiên, trong quá trình sửa, đơn vị này đã xây dựng cao hơn, rộng hơn so với giấy phép của Sở xây dựng", ông Tùng nói.
Hai quán bía lớn lấy khuôn viên của vườn thú để kinh doanh
Từ đó đến nay, công trình này vẫn tồn tại và hiện đang trở thành nhà hàng, quán bia, kinh doanh tấp nập chứ không đơn thuần chỉ là một "khu công trình phụ của sân tennis". Về tình trạng trên, lãnh đạo phường Ngọc Khánh cho biết: "Việc kinh doanh trong khuôn viên của công viên Thủ Lệ là có thật, cử tri có ý kiến nhiều, thành phố cũng đã có ý kiến. Các nhà hàng kinh doanh được hợp đồng với Công ty TNHH MTV vườn thú Hà Nội".
Theo lãnh đạo phường Ngọc Khánh, sở dĩ các cửa hàng kinh doanh vẫn "cố thủ" trên đất vườn thủ Thủ Lệ vì chưa kết thúc hợp đồng với Công ty TNHH MTV vườn thú Hà Nội. Phía phường Ngọc Khánh cũng cho biết, từng nhiều lần đề nghị xử lý các trường hợp vi phạm trong khuôn viên vườn thủ Thủ Lệ nhưng đến nay, các cấp có thẩm quyền vẫn chưa xử lý triệt để.
Như vậy, có thể thấy, để tồn tại tình trạng trên đang có sự buông lỏng quản lý của các cấp chính quyền. Đồng thời cũng khiến dư luận đặt ra câu hỏi về việc có hay không "lợi ích nhóm" khi "xà xẻo" vườn thú của Thủ Đô để kinh doanh nhà hàng, quán bia.
Trước đó, Báo điện tử Dân trí đã phản ánh, từ nhiều năm nay, khu vực khuôn viên của vườn thủ Thủ Lệ đoạn nằm trên đường Đào Tấn (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội) vẫn tồn tại tình trạng kinh doanh nhà hàng, quán bia, xây nhà kiên cố, chiếm dụng hàng nghìn mét vuông của vườn thú duy nhất của Thủ đô.
Lê Tú
Theo Dantri
Có hay không chuyện 'hành xác' đi đăng kiểm xe tại Hà Nội? Do nhiều lần đến trung tâm đăng kiểm không kịp lấy số thứ tự, nhiều chủ xe đã xếp hàng từ 5 giờ sáng để đăng ký kiểm định ô tô. Tình trạng quá tải tại các trung tâm đăng kiểm (TTĐK) xe cơ giới đang khiến người dân mất thời gian đi lại nhiều lần. Đi 3 trung tâm mới đăng kiểm...