Hà Nội “cấm” ghi âm, ghi hình khi tiếp dân: ĐBQH nói “cần thiết”
Theo đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, sau khi nghiên cứu quy định nội quy của trụ sở tiếp công dân TP. Hà Nội, thì không phải cán bộ tiếp công dân sẽ cấm hoàn toàn việc người dân quay phim, chụp ảnh, ghi âm, quy định này dành quyền chủ động cho công chức quyết định.
Phó Ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng (ảnh TL).
Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký quyết định ban hành nội quy của trụ sở tiếp công dân thành phố. Trong nội quy này có quy định rất đáng chú ý, đó là: “không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”. Đã có nhiều ý kiến xung quanh quy định này.
Trao đổi với Dân Việt, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) cho rằng, đọc quy định trên thấy không phải khi cán bộ tiếp công dân sẽ cấm hoàn toàn việc người dân quay phim, chụp ảnh, ghi âm. Quy định này dành quyền chủ động cho công chức quyết định, nghĩa là nếu cán bộ tiếp công dân đó đồng ý thì người dân cứ quay phim, ghi âm bình thường cuộc làm việc.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung tiếp công dân trong tháng 12.2018 (ảnh ktdt.com.vn)
Vẫn theo đại biểu Nhưỡng, quy định nêu trên cũng là cần thiết để tránh tình trạng có người quay phim xong đưa lên mạng với mục đích không lành mạnh làm ảnh hưởng đến công việc của nhà nước. Vấn để thứ hai, trụ sở tiếp công dân là cơ quan công quyền, tại đó phải có nội quy khi công dân đến làm việc phải tôn trọng nội quy. “Khi quay phim, chụp ảnh đối với không ít cán bộ tiếp công dân họ cảm thấy bị phân tâm, làm việc khó. Nhưng cũng có người cảm thấy bình thường. Với quy định nêu trên thì việc công dân được quay phim, chụp ảnh, ghi âm hay không phụ thuộc vào quyết định của cán bộ tiếp công dân tại đó”, Phó Ban Dân nguyện nói.
PV đặt câu hỏi: Khi tiếp công dân họ muốn quay phim, ghi âm, liệu ông có đồng ý? Phó Ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng khẳng định: Nếu tôi tiếp công dân ai đó muốn quay phim, ghi âm thì cứ thoải mái. “Bởi, thứ nhất khi công dân đã quay phim, ghi âm thì tôi càng làm việc cẩn thận hơn. Thứ hai, khi mình làm việc đúng quy định của pháp luật, động cơ trong sáng, không có gì khuất tất thì không ngại chuyện ai đó quay phim hay ghi âm”, ông Nhưỡng bày tỏ.
Ông nói thêm: Tôi nghĩ cán bộ tiếp công dân thường là những người có kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng xử, vững về chuyên môn nên không việc gì phải ngại cuộc làm việc với người dân đã bị ghi âm, ghi hình. Người dân đến làm việc cứ để họ quay phim, ghi âm, nhưng phải giữ trật tự, không lộn xộn gây ảnh hưởng đến việc tiếp công dân. Đối với người dân sau khi làm việc có đoạn ghi âm hay clip có thể làm họ yên tâm hơn, bởi đó còn là căn cứ trong quá trình giải quyết công việc.
Đồng quan điểm với ông Nhưỡng, ông Bùi Văn Xuyền, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, quy định nêu trên của UBND TP. Hà Nội cũng phù hợp. Vấn đề cấm quay phim, ghi âm khi cán bộ tiếp công dân trước đây khi xây dựng Luật tiếp công dân cũng đã đặt ra nhưng đề xuất này không phù hợp nên Luật không quy định.
“Luật đã không cấm thì các văn bản dưới Luật cũng không được cấm. Trường hợp như quy định của UBND TP. Hà Nội không phải là cấm mà là giao quyền chủ động cho cán bộ. Ở vào tình huống cụ thể, có thể cán bộ tiếp công dân đồng ý cho quay phim, có trường hợp không đồng ý. Đây là quy định có tính chất linh động.
Video đang HOT
Theo Danviet
Dự án 15.000 tỷ ở Chùa Hương: Nguy cơ văn hóa tâm linh bị "méo mó"
Theo đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, khi cho phép xã hội hóa đầu tư vào khu vực có giá trị tâm linh, vấn đề người dân lo ngại nhất là không cẩn thận khu vực tâm linh đó mất đi giá trị truyền thống, rồi rơi vào tay những đại gia.
Từ câu chuyện Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đề xuất đầu tư xây dựng Khu du lịch tâm linh có quy mô 1.000ha ở khu vực chùa Hương, huyện Mỹ Đức, Hà Nội với tổng vốn đầu tư lên đến 15.000 tỷ đồng đang gây nhiều bàn cãi, PV Dân Việt đã trao đổi với đại biểu Lưu Bình Nhưỡng- Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội..
Thưa ông, trong vấn đề xã hội hóa đầu tư hiện nay, dường như có không ít doanh nghiệp tìm cách chuyển hướng đầu tư vào văn hóa tâm linh?
- Có thể nói hiện nay trong đầu tư công chúng ta đang thiếu vốn, đây là một trong những hạn chế cần lưu tâm trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề này Quốc hội đã bàn thảo nhiều. Vì lý do thiếu vốn đầu tư, vì lý do có những việc do Nhà nước đứng ra làm nhưng có nhiều việc Nhà nước không cần đứng ra nên mới dẫn tới chủ trương xã hội hóa.
Chúng ta đã thực hiện việc xã hội hóa tương đối tốt trên nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục... Trong những năm qua nổi lên việc có những nhà đầu tư, bên cạnh việc đầu tư vào các dự án liên quan đến phát triển kinh tế, họ chuyển hướng sang đầu tư kết hợp phát triển kinh tế xã hội với văn hóa tâm linh.
Du khách đi lễ hội chùa Hương năm 2018. (Ảnh: Lê Hiếu)
Ông có thể nói rõ những lo ngại của cử tri và người dân cũng như suy nghĩ của cá nhân?
- Thứ nhất, khi cho phép đầu tư vào lĩnh vực văn hóa tâm linh người dân đặt vấn đề, có hay không có sự quy hoạch, có hay không có sự tính toán cân nhắc để gìn giữ, tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt các khu tâm linh mang tính đặc sắc của quốc gia, ví dụ như chùa Hương (Hà Nội). Việc phát triển phải trên quy hoạch tổng thể, có chủ trương, chứ không phải cứ chỗ nào "ngon ăn" thì nhà đầu tư nhảy vào.
"Phải ngăn chặn kiểu đầu tư chỉ phục vụ cho mục tiêu kiểu như chiếm hữu khu vực đó, chiếm hữu giá trị mà hàng ngàn đời biết bao nhiêu thế hệ nhân dân xây dựng nên", ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng.
Thứ hai, quá trình đầu tư đó có được định hướng, có được chỉ đạo, có được bàn thảo về mặt khoa học, có sự tham gia của các nhà văn hóa, các chuyên gia và người dân để việc đầu tư sẽ không làm lệch chuẩn các giá trị liên quan đến văn hóa tâm linh hay là đại gia nào nhiều tiền thích đầu tư gì, thích vẽ, đúc gì thì làm, mở đường kiểu gì cũng được.
Điều này làm ảnh hưởng tới cảnh quan của di tích, như công trình xuyên lõi di sản Tràng An (Ninh Bình) vừa phải tháo dỡ. Những thứ gì thiêng liêng trở thành tiềm thức của người dân cần phải xem xét, cân nhắc khi cho đầu tư.
Thứ ba, việc đầu tư đương nhiên phải có sự bù đắp trở lại, nhưng nếu biến đầu tư vào văn hóa tâm linh rồi thành kinh doanh đến mức độ làm méo mó đi hệ thống văn hóa tâm linh, hay nói cách khác là mất giá trị thì rất nguy hiểm.
Phải ngăn chặn kiểu đầu tư chỉ phục vụ cho mục tiêu kiểu như chiếm hữu khu vực đó, chiếm hữu giá trị mà hàng ngàn đời biết bao nhiêu thế hệ nhân dân xây dựng nên. Có người cho rằng, cần phải hết sức lưu ý để cân đối giữa vấn đề đầu tư. Chẳng hạn, nhà đầu tư quá tập trung vào văn hóa trong khi vấn đề về hạ tầng liên quan khác lại đẩy cho nhà nước.
Ở đây, vai trò của những nhà chính trị rất quan trọng để từ đó định hướng, điều tiết của Nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh văn hóa thế nào cho phù hợp. Những vấn đề nêu trên được cử tri, nhân dân lo ngại và bàn nhiều. Nhưng vấn đề người dân lo ngại nhất là việc cho phép đầu tư không cẩn thận khu vực có giá trị văn hóa tâm linh đó mất đi giá trị truyền thống, rồi rơi vào tay những đại gia.
Từ câu chuyện đầu tư dưới hình thức BOT với các dự án giao thông thời gian qua cần được xem là bài học khi cho phép xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực văn hóa tâm linh thưa ông?
- Vấn đề mà người dân lo ngại như tôi đã nói ở trên đòi hỏi những nhà hoạch định chính sách, nhà làm kế hoạch và những người đang làm công tác quản lý ở Trung ương và địa phương phải xem xét một cách nghiêm túc, coi đây là vấn đề chiến lược khi xác định vấn đề đầu tư.
Một số người cũng đặt vấn đề, có hay không việc đầu tư vào văn hóa tâm linh là để rửa tiền; hay có người đặt vấn đề có hay không việc quan chức đứng đằng sau lợi dụng việc đầu tư vào tâm linh để đảm bảo lợi ích lâu dài cho các cá nhân, nghĩa là lợi ích nhóm?
Như thời gian trước đây, chúng ta cho đầu tư BOT vào các dự án giao thông nhưng làm thiếu quy củ, sau mới hình thành chính sách. Khi có chính sách rồi xem xét lại việc đã thực hiện thấy có những vấn đề không được.
Rút kinh nghiệm từ vấn đề BOT để khi cho phép đầu từ vào lĩnh vực văn hóa tâm linh thì phải làm quy củ ngay từ đầu để sau này không phá dỡ, rồi những hệ lụy phức tạp phát sinh.
Trở lại với câu chuyện đại gia Xuân Trường (Ninh Bình) đề xuất đầu tư 15.000 tỷ đồng để làm "siêu dự án" ở chùa Hương khiến dư luận không khỏi xôn xao, ông có suy nghĩ gì?
- Nói đến danh thắng chùa Hương, người dân thấy khu này quá thiêng liêng, quá quen thuộc. Người ta đang cố gắng giữ vẻ hoang dã, vẻ hoang sơ của nơi đây. Tâm linh là thế, đó là thứ không hiện đại, không quá đóng "hộp", không quá bê tông, xi măng hóa. Nhưng điều lo ngại nhất của người dân là nhà đầu tư sẽ biến đó thành tài sản riêng.
DN Xuân Trường là đơn vị đề xuất và được đầu tư nhiều khu du lịch tâm linh lớn như Bái Đính, Ba Sao - Tam Chúc, Hồ Núi Cốc... giờ lại tới Hương Sơn, Mỹ Đức. Theo tôi, các khu du lịch này đều là những nơi có di sản quốc gia, vì vậy việc quản lý hết sức cẩn thận. Các thủ tục đầu tư phải đảm bảo đầy đủ quy định, công khai, minh bạch, có sự tham vấn ý kiến ý kiến từ Trung ương đến địa phương tránh tình trạng để một địa phương tự quyết định.
Xin cảm ơn ông (!)
Giáo sư Trần Lâm Biền: Đừng "trần tục" hóa cõi thiêng
"Trong xã hội ngày nay, các ngôi chùa ở đô thị đã bị cải tạo rất nhiều để người ta chú ý đến chùa núp dưới danh nghĩa tôn vinh nhưng thực sự là "hảo tự ố tăng". Bây giờ, nếu đem cái sự "hảo tự ố tăng" ấy về những chỗ thanh tao ở các vùng quê như chùa Hương, núp dưới bóng tôn vinh đạo Phật thì không đúng. Các công trình siêu tâm linh được xây dựng ở vùng lõi 1, hoặc 2 còn làm sai lệch triết học của Phật giáo. Nếu không cẩn thận sẽ không theo truyền thống mà còn phản lại thực tại và cũng không làm gương được gì cho tương lai cả. Thậm chí, còn làm trần tục hóa cõi thiêng liêng".
PGS.TS Lê Quý Đức (Viện Văn hóa và Phát triển): C ần tôn trọng nguyên trạng di sản
"Chùa Hương là một di sản văn hóa lâu đời của người Việt, gắn liền với đời sống tâm linh của nhiều thế hệ, nên việc can thiệp vào di sản phải hết sức cân nhắc, bắt buộc phải đảm bảo yếu tố hàng đầu là tôn trọng nguyên trạng của di sản. Phải đặt ra là, đầu tư chục ngàn tỷ vào đây thì đã cần thiết hay chưa? Dù là tiền của tư nhân, nhưng phát triển di sản phải đảm bảo hài hòa, theo đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước".
PGS.TS Đào Trọng Tứ - Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu: Thận trọng khi nạo vét suối Yến
"Dòng Suối Yến bao năm nay vẫn thế vậy, tại sao phải nạo vét? Anh định đưa phương tiện gì vào đây thì mới cần phải nạo vét chứ không phải cái nào cũng tác động tới dòng chảy. Phải chăng là tàu thủy? Doanh nghiệp có thể nói sẽ xây dựng các tuyến du lịch sông nước nhưng có nhất thiết du lịch trên sông thì phải nạo vét lòng sông. Nếu không cẩn thận, nạo vét sẽ làm hỏng cả thắng cảnh".
Thanh Hà (ghi)
Theo Danviet
Tổng thư ký QH nói gì vụ ĐB Lưu Bình Nhưỡng gây 'dậy sóng'? Phóng viên đặt câu hỏi về tranh luận được cho là làm "dậy sóng" ngành công an giữa đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) và đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre). Sáng 20-11, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Trả lời câu hỏi về tranh luận giữa...