Hà Nội: Cấm đặt biển quảng cáo trên đường Võ Nguyên Giáp
- UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch không cấp phép đặt biển quảng cáo, biển tấm lớn trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp.
Nhằm đảm bảo trật tự trong hoạt động quảng cáo, đồng thời đảm bảo trật tự văn minh đô thị, mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng vừa có công văn yêu cầu không cho phép đặt biển quảng cáo, biển tấm lớn tại hành lang an toàn giao thông tuyến đường hai đầu cầu Nhật Tân và đường Võ Nguyên Giáp (từ cầu Nhật Tân đến Nội Bài).
Sắp tới Hà Nội sẽ cấm đặt các biển quảng cáo, biển tấm lớn trên đường Võ Nguyên Giáp.
UBND thành phố giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông vận tải), UBND các quận, huyện có tuyến đường đi qua kiểm tra, xử lý dứt điểm và giải tỏa các trường hợp vi phạm theo quy định, hoàn thành trước ngày 15/9/2014.
Trước đó, tại kỳ họp thứ X của HĐND thành phố Hà Nội đầu tháng 7, các đại biểu đã chính thức thông qua kế hoạch đặt tên 24 tuyến đường phố mới, trong đó có đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Theo dự kiến, tuyến đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm trên địa bàn hai huyện Đông Anh, Sóc Sơn, thuộc đoạn đường từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân có chiều dài 12 km, rộng 70 – 100m.
UBND thành phố Hà Nội cho biết sẽ chính thức gắn biển tên đường sau khi tuyến đường hoàn thành.
Video đang HOT
HOÀI THU
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Cận cảnh đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Thủ đô
Đường Đại tướng Võ Nguyên Giáp có ý nghĩa đặc biệt với HN, gắn liền tổng thể khu vực phía Bắc, vai trò như trục đối ngoại của đất nước.
Tuyến đường từ cầu Nhật Tân đi Nội Bài vừa chính thức được HĐND thành phố Hà Nội chọn mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh chụp đường Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang thi công từ địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội hướng về cầu Nhật Tân.
Tuyến đường này có tổng mức đầu tư là 4.945 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước.
Đường Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi qua hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn, Hà Nội được tính từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân với chiều dài 12 km, rộng 70 - 100m, được khởi công từ tháng 8/2012.
Tuyến đường này luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ và người dân vì được xem là điểm nhấn có ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô gắn liền tổng thể khu vực phía Bắc và có vai trò như trục đối ngoại của đất nước, nối cảng hàng không Quốc tế Nội Bài với trung tâm thành phố.
Cây cầu cạn được bắc qua lòng đường Đại tướng Võ Nguyên Giáp, dành cho người đi bộ đoạn tiếp giáp cầu Nhật Tân, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Con đường đang thi công, hai bên đường đang được các công nhân khẩn trương trồng cây xanh. Lòng đường rộng phẳng.
Cây cầu uốn lượn đoạn tiếp giáp giữa huyện Đông Anh - Sóc Sơn, Hà Nội.
Thảm cỏ rộng thênh thang phân cách 2 làn đường ngược chiều.
Vỉa hè rộng rãi cũng đang được khẩn trương hoàn thiện.
Ở những đoạn đã thi công xong, buổi chiều mát người dân vẫn rủ nhau đi dạo bộ, còn trẻ em thì tụ tập vui chơi...
... và thả diều.
Theo_Kiến Thức
Đề xuất phương án đặt tên đường Võ Nguyên Giáp Sở VH-TT&DL Hà Nội vừa chính thức trình phương án đề xuất đặt tên 3 tuyến đường mang tên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội Tô Văn Động cho biết, tuyến cầu Nhật Tân đi qua Tây Hồ Tây (Bưởi) đến đường Hoàng Quốc...