Hà Nội: Bộ trưởng Y tế thị sát tiêm vắc xin 5 trong 1 tại trạm y tế
Sáng 9/1, Bộ trưởng Bộ Y tế đã thị sát công tác tiêm chủng mở rộng tại Trạm Y tế xã Phú Nghĩa, Trạm Y tế xã Ngọc Hoà (Chương Mỹ, Hà Nội).
Tại Trạm Y tế xã Phú Nghĩa, sáng 9/1 dự kiến có khoảng 41 trẻ đến tuổi tiêm vắc xin 5 trong 1 ComBE Five.
Chị Hoàng Thị Toàn (26 tuổi) đưa con gái Hoàng Thùy Chi ( 2 tháng tuổi) đi tiêm mũi vắc xin 5 trong 1 đầu tiên. Chị chia sẻ trước khi đưa con đi tiêm, chị cũng tìm hiểu một chút về vắc xin 5 trong 1 ComBE Five, biết được đây là mũi vắc xin tổng hợp phòng 5 bệnh, sau tiêm trẻ hay sốt nên chị có phần hơi lo lắng, nhất là con gái chị sinh non.
Bé Hoàng Thuỳ Chi chuẩn bị được tiêm ngừa vắc xin 5 trong 1.
“Tuy nhiên khi đưa con đến tiêm, con đã được khám loại trừ bệnh, chỉ định tiêm chủng, nhân viên y tế dặn dò kỹ theo dõi sau tiêm 30 phút tại Trạm Y tế. Sau đó về nhà cần tiếp tục theo dõi con trong 24 giờ, nếu trẻ sốt cao, quấy khóc trên 3 tiếng cần đưa con đến Trạm y tế nên tôi cũng bớt lo hơn”, chị Toàn cho biết.
Cũng mang con đến tiêm vắc xin 5 trong 1, chị Lê Thị Băng (33 tuổi) cho biết, hai con trước của chị đều được tiêm vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem tại trạm y tế xã. Trong đó, 1 bé sốt phải dùng thuốc hạ sốt, bé còn lại chỉ phải chườm.
Bé Nguyến Đăng Khoa (2 tháng tuổi) là con thứ 3 và lần đầu tiêm vắc xin ComBE Five, chị cũng lo nhất con sốt, quấy khóc sau tiêm. Vì thế, chị cũng đã nghe dặn dò kỹ của cán bộ y tế để theo dõi con sau tiêm.
Giám sát tại buổi tiêm chủng, Bộ trưởng Bộ Y tế đã theo dõi nhân viên y tế từ khâu khám loại trừ, tư vấn trước tiêm, tiêm chủng và hướng dẫn người dân theo dõi trẻ sau tiêm.
Bộ trưởng cũng kiểm tra nhân viên y tế về kiến thức xử lý khi trẻ có phản ứng nặng sau tiêm chủng. Cán bộ y tế của hai trạm y tế đều được tập huấn, biết cách xử lý tình huống nếu trẻ sốc sau tiêm chủng.
Cần đến cơ sở y tế gần nhất nếu sốt cao
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, bất cứ một vắc xin nào đều có nguy cơ, nhưng tỉ lệ rất thấp so với lợi ích mà vắc xin mang lại. Như tại Hà Nội, trong hơn 5000 trẻ được tiêm ComBE Five, chỉ ghi nhận 2 trường hợp trẻ ở Quốc Oai và Mê Linh có biểu hiện sốt, khóc kéo dài, sau khi được chuyển đến BV Xanh Pôn đã được điều trị ổn định.
Video đang HOT
Trẻ được khám trước khi chỉ định tiêm chủng.
Sau tiêm, cán bộ y tế hướng dẫn theo dõi 30 phút tại Trạm Y tế.
Sau mũi tiêm, trẻ cần được theo dõi tại Trạm Y tế 30 phút. Thường những phản ứng gây nguy hiểm sau tiêm nếu có sẽ xuất hiện trong thời gian này. Sau khi về nhà, bà mẹ hãy đồng hành theo dõi con mình đúng sau 1 – 2 ngày sau tiêm vắc xin, để phát hiện triệu chứng bất thường khó thở, tím thái, khóc thét, sốt cao, co giật, phát ban, li bì, chân tay lạnh để đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất, ngay Trạm y tế nơi mình sinh sống. Bởi các bác sĩ đều đã được tập huấn xử lý tình huống sốc sau tiêm chủng, việc được xử lý đúng, sớm sau dấu hiệu phản ứng sẽ mang lại cơ hội điều trị tốt hơn cho trẻ.
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết, trong hơn 5.000 trẻ được tiêm chủng, có 180 trẻ có phản ứng sau tiêm, trong đó có 2 trường hợp phản ứng nặng nhưng được phát hiện, xử lý kịp thời.
Như trường hợp trẻ ở Quốc Oai sau hơn 3 tiếng tiêm, trẻ bị sốt, tím tái và đã được người nhà đưa ngay đến BV huyện gần nhà. Tại thời điểm đến bệnh viện, trẻ sốt chỉ khoảng 37,8 độ nhưng thỉnh thoảng có cơn rung giật nhẹ, tím nhẹ. Sau khi được xử lý cấp cứu, bệnh nhi được chuyển sang BV Xanh Pôn, bệnh nhân thở ôxy, dùng thuốc kháng dị ứng, 4 tiếng sau cháu ổn định.
“Tối 2/1 cháu vào viện, sáng 4/1 được xuất viện và hiện khỏe mạnh, ăn uống bình thường”, ông Hạnh cho biết.
“Việc được xử lý chống sốc sớm, dù sau đó cháu có phải vào thở máy thì cơ hội điều trị vẫn tốt hơn rất nhiều so với việc trẻ lâu được tiếp cận cấp cứu. Vì thế, nếu thấy trẻ có biểu hiện bất thường, cần phải đưa con đến ngay Trạm Y tế gần nhất nơi mình sinh sống”, BS Hạnh khuyến cáo.
Bộ trưởng Y tế khuyến cáo, sau tiêm các bậc phụ huynh khi cho con tiêm xong tại cơ sở y tế xã/phường thì phải theo dõi 30 phút. Sau mũi tiêm bà mẹ hãy đồng hành theo dõi con mình đúng sau 1 – 2 ngày sau tiêm vắc xin, để phát hiện triệu chứng bất thường khó thở, tím thái, khóc thét, sốt cao, co giật, phát ban, li bì, chân tay lạnh để đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
Dưới đây là một số hình ảnh Bộ trưởng Y tế thị sát buổi tiêm chủng sáng 9/1 tại Trạm Y tế xã Phú Nghĩa, Trạm Y tế xã Ngọc Hoà (Chương Mỹ, Hà Nội):
Các phòng ngồi chờ tiêm, khám, phòng tiêm… đều được trang bị máy sưởi ấm cho trẻ.
Bài và ảnh: Hồng Hải
Theo Dân trí
Những điều cần lưu ý khi cho trẻ đi tiêm văc-xin ComBe Five
Khi cho con đi tiêm phòng, các bà mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe hiện tại của con mình như trẻ đang bị ốm, đang dùng thuốc... có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước. Theo dõi trẻ thường xuyên tại nhà trong 1- 2 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu ăn, ngủ, thở xem có gì bất thường hay không.
Thông tin từ Dự án tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết, tính đến hết ngày 6-1 trên toàn quốc đã có 19 tỉnh, TP triển khai tiêm vắc-xin ComBe Five với 101.862 trẻ được tiêm. Tỷ lệ phản ứng thông thường như sốt nhẹ, sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm, các triệu chứng khác như khó chịu, quấy khóc... được ghi nhận là 1,73%.
Theo Kế hoạch, từ tháng 1-2019 triển khai tiêm vắc-xin ComBe Five rộng rãi trên toàn quốc tại tất cả các tỉnh, TP còn lại (sau khi triển khai trên quy mô nhỏ tại 7 tỉnh, TP).
Căn cứ vào lịch tiêm chủng thường xuyên, các tỉnh, TP đã chủ động xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin ComBe Five. Tính đến ngày 6-1 vắc-xin ComBe Five đã triển khai tại 19 tỉn, TP gồm: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Giang, Hòa Bình, Hà Nội, Yên Bái, Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắc Lắc, Gia Lai, Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang, Long An, Cần Thơ, Cà Mau với 101.862 trẻ được tiêm.
Báo cáo của các địa phương cho thấy, tỷ lệ phản ứng thông thường (sốt nhẹ, sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm, các triệu chứng khác như khó chịu, quấy khóc...) được ghi nhận là 1,73%. Ngoài ra, cũng ghi nhận một số trường hợp sốt cao, quấy khóc kéo dài ở với tỷ lệ khoảng 0,05%, các trường hợp này đều đã ổn định sau khi được cán bộ y tế theo dõi, điều trị.
Vắc-xin ComBe Five có thành phần tương tự như vắc-xin Quinvaxem, theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới tỷ lệ phản ứng thông thường đối với các vắc-xin chứa thành phần ho gà toàn tế bào: Sốt từ 38-39C chiếm tới 44,5%, phản ứng sưng 38,5%, nóng đỏ tại chỗ tiêm có thể tới 56,3%, đau 25,6%, các phản ứng khác như quấy khóc kéo dài là 3,5%. Các phản ứng nặng có thể gặp như co giật, giảm trương lực cơ, sốc phản vệ (20 trường hợp trên 1 triệu liều vắc xin sử dụng), các phản ứng này cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế.
Bộ Y tế chỉ đạo các tỉnh, TP thực hiện tiêm vắc-xin ComBe Five theo kế hoạch, thực hiện đúng quy trình tiêm chủng an toàn, khám sàng lọc, theo dõi sau tiêm chủng 30 phút tại điểm tiêm chủng; tư vấn cho các bậc cha mẹ biết cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.
Sau tiêm trẻ cần được theo dõi tại điểm tiêm trong 30 phút và tiếp tục theo dõi tại nhà trong 1-2 ngày
Đồng thời, Bộ Y tế khuyến cáo các gia đình đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, thực hiện đúng các hướng dẫn của cán bộ y tế về chăm sóc, theo dõi các phản ứng sau tiêm chủng.
Các bà mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe hiện tại của con mình như trẻ đang bị ốm, đang dùng thuốc, tiền sử dị ứng đặc biệt có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, phát ban, sưng nề vùng tiêm
Sau tiêm chủng cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra. Tiếp tục theo dõi trẻ thường xuyên tại nhà trong 1- 2 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu: tinh thần; bú mẹ; ăn; ngủ; thở; nhiệt độ; phát ban; phản ứng tại chỗ tiêm... để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Nếu trẻ sốt, cần cặp nhiệt độ và theo dõi, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế.
Khi trẻ có biểu biện bất thường về sức khỏe như: Sốt cao từ 39C trở lên , co giật, phát ban, khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt lả, bú kém, bỏ bú. .. phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.
T. An
Theo phapluatxahoi
Chỉ có 3 trường hợp phản ứng nặng sau tiêm vắc xin ComBE Five Một số tỉnh đề nghị Bộ Y tế cho phép triển khai vắc xin ComBE Five để tiêm bù, tạo miễn dịch cho trẻ vì đã thiếu hụt trong thời gian dài. Tiêm chủng vắc xin tại TP.HCM. - ẢNH: DUY TÍNH Ngày 6.12, tại TP.HCM, Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia (Viện vệ sinh dịch tễ T.Ư) tổ chức hướng...