Hà Nội: Bệnh nhân đầu tiên tử vong do nhiễm liên cầu lợn
Một bệnh nhân ở quận Tây Hồ, Hà Nội vừa tử vong do bị hôn mê, sốc nhiễm khuẩn vì nhiễm liên cầu lợn quá nặng. Đây là ca tử vong đầu tiên của Hà Nội do liên cầu lợn trong năm 2012.
Bệnh nhân liên cầu lợn điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đều là những ca bệnh rất nặng (Ảnh minh hoạ: H.Hải)
Trước đó, ngày 5/9, bệnh nhân H.M.T (51 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội) có dấu hiệu sốt cao, kèm theo rét run, đau đầu, nôn đã được gia đình đưa đến khám và điều trị tại bệnh viện 354. Diễn tiến của bệnh nhân tiếp tục nặng lên kèm theo nôn, xuất huyết dưới da ở ngực, tay và 2 chân.
Video đang HOT
Tại đây, sau khi điều trị 1 ngày mà tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, bệnh nhân đã được chuyển vào khoa cấp cứu bệnh viện Bạch Mai điều trị với các triệu trứng sốt cao, rét rung, đau đầu, nôn và không còn là những nốt nhỏ xuất huyết dưới ra mà hình thành các ban hoại tử ở chân và toàn thân, có dấu hiệu sốc nhiễm khuẩn. Ngay sau khi tiếp nhận, khoa cấp cứu BV Bạch Mai đã chuyển bệnh nhân sang bệnh viện Nhiệt đới Quốc gia với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn.
Theo một bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, bệnh nhân này bị nhiễm trùng huyết do liên cầu lợn gây ra với các biểu hiện đặc trưng là sốt cao đột ngột, nhanh chóng tụt huyết áp, sốc rồi gây suy đa phủ tạng và xuất hiện những nốt ban đặc trưng hoại tử trên da. Tình trạng sốc nhiễm khuẩn rất nặng nề, khiến người bệnh có nguy cơ tử vong cao.
Trải qua hai ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân vẫn rất nguy kịch, hôn mê sâu và ngày 8/9, gia đình người bệnh đã xin về và bệnh nhân tử vong ngay ngày hôm sau. Theo người nhà bệnh nhân, trước khi có biểu hiện bệnh, người này có ăn tiết canh lợn. Như vậy, đây là ca tử vong thứ hai vì liên cầu khuẩn lợn tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ đầu năm đến nay.
Bệnh liên cầu lợn là một bệnh có tỉ lệ tử vong cao. Các ca liên cầu lợn vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị đều rất nặng nề. “Cả hai thể bệnh do liên cầu khuẩn lợn gây là là thể viêm màng não mủ và nhiễm khuẩn huyết như bệnh nhân trên đều rất nặng. Với viêm não, bệnh nhân thường phải nằm viện điều trị ít nhất là 3 tuần. Còn với bệnh nhiễm khuẩn huyết có những bệnh nhân phải điều trị đến 2 tháng, với chi phí hàng trăm triệu, tùy thuộc di chứng có trầm trọng hay không trầm trọng và có những ca bệnh đã không thể qua khỏi vì quá nặng”, bác sĩ này cho biết.
Một nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ thực hiện trong năm 2010 cho thấy, đây là bệnh có tỉ lệ tử vong cao. Cụ thể trong năm 2010 miền Bắc có 55 trường hợp mắc liên cầu nặng phải nhập viện này điều trị. Trong đó có tới 7 người bị tử vong (12,73%).
Để phòng bệnh liên cầu lợn, ThS.BS. Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo, người dân cần nâng cao ý thức tự giác phòng chống bệnh lây nhiễm từ liên cầu lợn. Để phòng bệnh không được giết mổ lợn ốm, chết không mổ lợn, chế biến thịt lợn khi có vết thương ở tay, rửa tay sạch sau khi chế biến. Không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, nem chạo, tiết canh… Cần nấu chín thịt lợn và các chế phẩm từ lợn bởi khi thịt lợn được nấu chín, vi khuẩn liên cầu hoàn toàn bị tiêu diệt và không còn khả nặng gây bệnh.
Trong bất cứ trường hợp tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy thì nên có các phương tiện phòng hộ. Khi có biểu hiện sốt cao (40-41 độ C), xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử dưới da, tiêu chảy…, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị, tránh nguy cơ tử vong.
Theo Dantri
Đứt lìa chân, tay vì mâu thuẫn giữa hai ghe cào
Ngày 14-9, Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chuyển hồ sơ cho công an tỉnh tiếp tục điều tra vụ việc ông Mai Đức Hào (thuyền trưởng ghe cào BĐ 51481 TS) bị đứt lìa một chân, một tay sau khi xảy ra va chạm với một số ghe cào khác.
Ngày 5-9, ghe của ông Hào đang đánh bắt tại vùng biển Bà Rịa-Vũng Tàu thì ghe cào BV 7893 TS do ông Phạm Ngọc Bảo (ngụ huyện Xuyên Mộc) yêu cầu ông Hào đi chỗ khác nên gây gổ, đánh nhau. Ghe BV 7893 TS kéo ghe của ông Hào đi khiến dây vướng vào ông Hào làm ông bị đứt lìa một tay, một chân.
Theo TNO
Nối thành công bàn chân bị đứt rời sau hơn 10 giờ đồng hồ Ngày 4-9, BV Việt Đức cho biết vừa nối thành công bàn chân bị đứt rời cho một trẻ 3 tuổi, do tai nạn. Bệnh nhân là cháu Nguyễn Văn Dân, ở xã Hồng Tiến (Tiền Hải, Thái Bình). Ngày 5-9, bàn chân được nối của cháu Dân đã hồng ấm Do cả gia đình đều sống trên thuyền, sợ con nhỏ bị...