Hà Nội: Bé trai 18 tháng tuổi bị chó nhà hàng xóm cắn nát tai
Mẹ bé N. chứng kiến con trai bị chó cắn và đã rất cố gắng để kéo con ra nhưng bé vẫn bị tổn thương nặng nề.
Bé 18 tháng bị tổn thương tai nặng nề vì chó cắn.
Ngày 28/9, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh viện vừa tạo hình tai cho cháu bé bị chó cắn.
Được biết, cháu N (18 tháng tuổi, ở Đông Anh – Hà Nội) sang nhà hàng xóm chơi bị chó cắn vào vùng hàm mặt và tai. Tuy có mẹ chứng kiến và đã rất cố gắng để kéo con ra nhưng bé vẫn bị tổn thương nặng nề.
Sau khi được sơ cứu tại cơ sở y tế, cháu N được gia đình chuyển ngay tới bệnh viện Nhi Trung ương.
Tại đây, sau khi thăm khám, Ths.Bs Đặng Hoàng Thơm – Trưởng Khoa Phẫu thuật Sọ mặt và Tạo hình nhận định, trường hợp bé N có tổn thương khá hiếm gặp do vành tai bị mất một phần lớn sụn và da của gờ luân, hõm thuyền, gờ đối luân,… phần sụn còn lại bị mất da và dập nát nhiều.
Video đang HOT
Với kinh nghiệm nhiều năm trong phẫu thuật tạo hình, bác sĩ cho biết, tạo hình vành tai ngay lần đầu là rất khó khăn vì thiếu tổ chức sụn và da, kèm theo trên nền nguy cơ nhiễm trùng do chó cắn.
Sau khi xem xét kĩ lưỡng các phương án, nhóm các bác sĩ phẫu thuật quyết định sẽ tạo hình vành tai qua 2 giai đoạn.
Giai đoạn đầu tiên là bảo tồn tối đa sụn còn lại bằng cách đặt sụn xuống tổ chức da sau tai. Giai đoạn 2, các bác sĩ sẽ tạo hình lại vành tai cho bé.
Đến nay, sau gần 3 tháng sau khi phẫu thuật lần 1, ngày 15/9 vừa qua, cháu N đã được các bác sĩ phẫu thuật lần 2 dựng lại khung sụn, dùng vạt da lấy từ sau tai để tạo hình vành tai. Rất may mắn hiện vành tai của cháu đã trở về gần như bình thường.
Từ những trường hợp trẻ bị chó cắn thương tâm, bác sĩ Thơm khuyến cáo, không nên cho trẻ nhỏ tiếp xúc với vật nuôi, chó mèo. Nếu gia đình có nuôi chó thì cố gắng cách ly với trẻ ở khoảng an toàn, đặc biệt là chó đang nuôi con, đang ăn, bị thương…; Khi thả chó ra khỏi nơi nhốt thì phải rọ mõm, tuân thủ chích ngừa chó định kỳ. Khi bé bi cho căn nên mang đên bênh viên ngay đê câp cưu kip thơi va chich ngưa.
Theo Danviet
Thương tâm bé 6 tuổi tử vong vì bị chó cắn lại đi khám thầy lang
Thầy lang thử vết chó cắn và bảo không phải chó dại, nên gia đình không đưa cháu đi tiêm. Chỉ hôm sau, cháu lên cơn dại và tử vong.
Bệnh dại tưởng chừng đơn giản, có vaccine phòng bệnh nhưng không ít người chủ quan nghe hoặc điều trị theo thầy lang, dẫn đến những cái chết thương tâm.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trao đổi với phóng viên ngày 15/9, Ths. Bs Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu cho biết, mỗi năm, bệnh viện ghi nhận khoảng hơn 10 ca bị chó dại cắn, nhưng không tiêm dự phòng vaccine mà lại tìm thầy lang để điều trị và được tư vấn là không phải bị dại.
Những ca bệnh này khi đến bệnh viện thì đã lên cơn dại và không thể cứu chữa.
Bị chó cắn có thể tử vong nếu không tiêm phòng dại. (Ảnh: Việt Linh)
"Cách đây vài ngày, ở Thái Bình, một gia đình có 2 chú cháu bị chó dại cắn. Người chú 40 tuổi thì tiêm phòng, còn đứa cháu 6 tuổi, gia đình đưa đi khám thầy lang gần nhà. Thầy lang thử vết chó cắn và bảo không phải chó dại, nên gia đình không đưa cháu đi tiêm. Chỉ hôm sau, cháu lên cơn dại và tử vong", bác sĩ Cấp chia sẻ.
Bs Cấp cũng cho biết, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, khi lên cơn dại, người bệnh sẽ tử vong. Hiện nay vaccine phòng dại rất an toàn, nếu bị chó, mèo nghi dại cắn nên tiêm vaccine dự phòng càng sớm càng tốt.
Theo BS Nguyễn Trung Cấp, số ca bệnh dại nhập viện ghi nhận ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước, trong đó thường gặp trong những năm gần đây là ở Thái Nguyên, Hòa Bình, Hưng Yên, Thái Bình...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, tính từ đầu năm đến nay, cả đã ghi nhận 56 người tử vong do bệnh dại.
"Bệnh dại tưởng chừng đơn giản, có vaccine phòng bệnh nhưng không ít người chủ quan dẫn đến những cái chết rất thương tâm. Nếu sau khi bị chó, mèo nghi dại cắn, người bệnh được tiêm vaccine thì có thể cứu sống được cả 56 người trong năm nay", Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay.
Để phòng chống bệnh dại, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần tiêm phòng đầy đủ cho chó mèo nuôi và tiêm nhắc lại hằng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
Người dân không thả rông chó mèo hoặc ra đường phải đeo rọ mõm, không đùa nghịch, trêu chọc chó mèo.
Đặc biệt, khi bị chó mèo cắn, cào, cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch. Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó mèo cắn; Tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70% hoặc povidone, iodine. Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương sau đó, đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại; Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.
Theo Danviet
Hy hữu: Miếng gạc bị bỏ quên trong bụng bệnh nhân gần 6 năm trời Đến bệnh viện điều trị, bệnh nhân được các bác sĩ phát hiện nguyên nhân tạo thành khối u ở vùng bụng dưới chính là do miếng gạc bị bác sĩ bỏ quên trong lần phẫu thuật gần 6 năm trước. Ngày 23.8, Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu (tỉnh Bến Tre) xác nhận vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhân...